Bước tới nội dung

Petya (lớp khinh hạm)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Lớp tàu hộ tống Petya)
HQ-15, một khinh hạm lớp Petya của Hải quân Nhân dân Việt Nam năm 2017
Khái quát lớp tàu
Tên gọi Lớp Petya (Dự án 159)
Bên khai thác

list error: mixed text and list (help)
 Hải quân Liên Xô (lịch sử)

Lớp trước Lớp Riga
Lớp sau Lớp Mirka
Lớp con Lớp tàu corvette Arnala
Hoàn thành 54
Đang hoạt động 8
Nghỉ hưu 46
Đặc điểm khái quát
Kiểu tàu Tàu frigate
Trọng tải choán nước
  • 950 tấn (tiêu chuẩn)
  • 1.150 tấn (đầy tải)
Chiều dài 81,8 m (268 ft 4 in)[chuyển đổi: số không hợp lệ]
Sườn ngang 9,2 m (30 ft 2 in)[chuyển đổi: số không hợp lệ]
Mớn nước 2,9 m (9 ft 6 in)[chuyển đổi: số không hợp lệ]
Động cơ đẩy
Tốc độ 30 hải lý trên giờ (56 km/h; 35 mph)
Tầm xa
  • 4.870 hải lý (9.020 km; 5.600 mi) ở 10 hải lý trên giờ (19 km/h; 12 mph)
  • 450 hải lý (830 km; 520 mi) ở 30 hải lý trên giờ (56 km/h; 35 mph)
Thủy thủ đoàn tối đa 90
Hệ thống cảm biến và xử lý
  • Ra đa Don-2
  • Lưới Mỏng ("Slim Net")
  • Diều Hâu ("Hawk Screech")
  • Sonar - Vỏ tàu Herkules được gắn và nhúng sonar
Vũ khí
  • 4 súng 76 mm (3 in) (2x2)
  • 4 bệ phóng tên lửa chống ngầm RBU-6000 (2 trong một số tàu)
  • 5 ống phóng ngư lôi chống tàu ngầm 406 mm (16 in) (10 ống ở một số tàu)
  • Phiên bản xuất khẩu có ống phóng ngư lôi 1x3 533 mm (21 in)

Lớp Petyatên ký hiệu của NATO cho một lớp tàu frigate hạng nhẹ được chế tạo cho Hải quân Liên Xô trong thập niên 1960. Tên định danh Liên Xô là Storozhevoi Korabl (Сторожевой Корабль) Dự án 159.

Thiết kế

[sửa | sửa mã nguồn]

Đây là những con tàu đầu tiên chạy bằng động cơ tuốc bin khí của Hải quân Liên Xô. Vai trò của những tàu này là chống tàu ngầm tại các vùng nước nông và chúng tương tự như các tàu thuộc Lớp tàu hộ tống Mirka. Chi tiết kỹ thuật (TTZ trong tiếng Nga) được công bố năm 1955 và thiết kế được thông qua năm 1956. Một kiểu bố trí ba trục được lựa chọn với chân vịt giữa dùng động cơ Diesel để tăng tính kinh tế khi tuần tra thông thường và hai trục chân vịt bên sử dụng động cơ tuốc bin khí để có tốc độ cao. Trang bị súng là hai tháp súng đôi 76 mm ở vị trí A và Y, được điểu khiển bởi một rđa giám sát duy nhất. Vũ khí chống tàu ngầm gồm các bệ phóng rocket RBU-6000 chống tàu ngầm và một bệ phóng thủy lôi chống tàu ngầm 400 mm. Một số tàu được thiết kế cho xuất khẩu thay thế các ống phóng thủy lôi 400mm bằng ống phóng thủy lôi chống tàu 533mm. Một bộ thiết bị sonar đầy đủ gồm cả VDS cũng được trang bị.

Có tổng cộng 54 tàu được đóng tại hai xưởng đóng tàu: Xưởng tàu Kaliningrad Yantar đóng 22 tàu bao gồm cả hàng xuất khẩu và xưởng Khabarovsk đóng 32 tàu bao gồm cả những chiếc xuất khẩu. Tất cả các tàu của Liên Xô đã ngừng hoạt động từ năm 1989-1992 nhưng một số vẫn đang phục vụ các khách hàng xuất khẩu.

Xuất khẩu

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Azerbaijan Hải quân Azerbaijan - 1 tàu[1]
  • Ai Cập Hải quân Ai Cập - 4 chiếc được mua từ năm 1965 đến năm 1971, 1 chiếc bị chìm trong chiến đấu năm 1973, 1 chiếc vẫn đang hoạt động.
  • Ethiopia Hải quân Ethiopia - 4 tàu - bán phế liệu ở Djibouti sau khi Eritrea độc lập.
  • Ấn Độ Hải quân Ấn Độ - 11 chiếc thuộc lớp tàu corvette Arnala (tất cả đều đã loại khỏi biên chế). Được phân loại là tàu corvette do kích thước và vai trò của tàu nhỏ hơn.
  • Syria Hải quân Ả Rập Syria - 2 tàu đang hoạt động trong tình trạng vô chủ tại cảng Tartus.[2] Có thể sẽ nghỉ hưu vào năm 2017 hoặc 2018. 1 khinh hạm Syria đã ngừng hoạt động bị không quân Nga đánh chìm (Có thể là do Su-34 với tên lửa phóng từ không trung Kh-35) làm mục tiêu huấn luyện vào ngày 15 tháng 4 năm 2018 ngoài khơi Syria.[3]
  • Ukraina Hải quân Ukraine - 1 tàu. Thủy thủ đoàn thân Ukraine của tàu khu trục nhỏ SKR-112 đã thực hiện quá trình chuyển đổi độc lập khỏi Hạm đội Biển Đen do Moscow kiểm soát vào ngày 21 tháng 7 năm 1992. Con tàu này thuộc biên chế của Ukraine cho đến khi ngừng hoạt động vào năm 1997.
  • Việt Nam Hải quân Nhân dân Việt Nam - 5 tàu (vẫn đang hoạt động)

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Defense & Security Intelligence & Analysis: IHS Jane's | IHS”. Articles.janes.com. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 4 năm 2012. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2013.
  2. ^ http://spioenkop.blogspot.com/2016/08/photo-report-syrian-arab-navy.html
  3. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 7 năm 2018. Truy cập ngày 12 tháng 8 năm 2021.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]

Bản mẫu:ColdwarSovietShips