Bước tới nội dung

Lê Hiểm

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Lê Kiệm)
Lê Hiểm
黎獫
Thông tin cá nhân
Sinh
Ngày sinh
1392
Nơi sinh
Thanh Hóa
Mất1436
Giới tínhnam
Quốc tịchĐại Việt
Thời kỳnhà Lê sơ

Lê Hiểm (chữ Nho: 黎獫; 1392 – 1436) hay Lê Kiệm[1] (chữ Nho: 黎儉) là tướng lĩnh, khai quốc công thần nhà Hậu Lê trong lịch sử Việt Nam.

Thân thế

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo các lệnh chỉ ban cấp ruộng đất vào thế kỷ 17, 18, Lê Hiểm cùng con trai là Lê Hưu (Lê Hiêu) là đại quan lang ở thôn Ngọc Châu, hương Lam Sơn, huyện Nga Lặc, trấn Thanh Hóa (nay là xã Kiên Thọ, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa).[2] Sang thời Lê sơ, đất Ngọc Châu thuộc phủ Thiệu Thiên.[3][4][5][6]

Cuộc đời

[sửa | sửa mã nguồn]

Mùa đông, năm Bính Thân (1416), theo một số dị bản thì Lê Hiểm là một trong những người tham gia hội thề Lũng Nhai.[7][8][9]

Năm Mậu Tuất (1418), Lê Lợi khởi nghĩa chống quân Minh.[10] Theo tư liệu địa phương, Lê Hiểm ban đầu tham gia phụ trách hậu cần, đến cuối cuộc khởi nghĩa mới gia nhập lực lượng chiến đấu. Tháng 9 (âl) năm Đinh Mùi (1427), Lê Hiểm là tướng dưới quyền Lê Sát, Lê Nhân Chú, Lê Lãnh, Lê Liệt, Lê Thụ tham gia trận Chi Lăng. Tháng 10 (âl), Lê Hiểm theo các tướng mai phục ở Phố Cát, tiêu diệt nhiều quân Minh, bức tử Thượng thư Lý Khánh.[3][4][11]

Tháng 4 (âl) năm Mậu Thân (1428), Lê Lợi lên ngôi vua, tức Lê Thái Tổ, lập ra nhà Hậu Lê.[12] Lê Hiểm được ghi công trong Ngự danh, phong tước Hùng Sơn hầu.[4] Ngày 3 tháng 5 (âl) năm 1429, Lê Hiểm (Kiệm) là một trong 14 công thần được ban tước Đình thượng hầu, gồm: Lê Chích, Lê Văn An, Lê Liệt, Lê Thố, Lê Lễ, Lê Chiến, Lê Khôi, Lê Đính, Lê Chuyết, Lê Lỗi, Lê Nhữ Lãm, Lê Sao, Lê Kiệm, Lê Lật.[13] Một số nguồn chép rằng ông từng mang hàm Thái bảo, tước Hồng quốc công.[11]

Theo một số nguồn, Lê Hiểm mất năm 1436.[11] Ông được truy thụy Trung Định, an táng ở Lam Kinh, phong Thượng đẳng phúc thần Đại vương. Gia tộc được hưởng bổng lộc 100 mẫu ruộng tại xã Phục Đội (nay là xã Tân Phúc, huyện Nông Cống).[3][4]

Thờ phụng

[sửa | sửa mã nguồn]

Xã Tân Phúc, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa có đền thờ Lê Hiểm.[14][15][16] Đền được xây dựng từ năm 1554. Tại đây có lưu giữ được 23 cuốn sắc phong cổ.[3][11] Năm 1994, Đền thờ Lê Hiểm, Lê Hiêu được Nhà nước Việt Nam công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa cấp Quốc gia.[4][17]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Ngô Sĩ Liên, Đại Việt sử ký toàn thư, Bản kỷ, quyển 10, Lê hoàng triều kỷ
  2. ^ Phan Huy Lê, Phan Đại Doãn (1977), tr. 138
  3. ^ a b c d Tuấn Minh (27 tháng 5 năm 2017). “Một dòng họ lưu giữ 23 cuốn sắc phong cổ quý hiếm”. Báo Người Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 2 năm 2016. Truy cập ngày 13 tháng 7 năm 2021.
  4. ^ a b c d e Phạm Hoàng Mạnh Hà (6 tháng 5 năm 2020). “Gia tộc Lê Hiểm với khởi nghĩa Lam Sơn và vương triều Hậu Lê”. Bảo tàng Lịch sử Quốc gia. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 6 năm 2018. Truy cập ngày 13 tháng 7 năm 2021.
  5. ^ Phan Hữu Dật; Lâm Bá Nam (24 tháng 3 năm 2005). “Chính sách dân tộc của các Vương triều phong kiến Việt Nam”. Tạp chí điện tử Văn hoá Nghệ thuật. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 9 năm 2020. Truy cập ngày 13 tháng 7 năm 2021.
  6. ^ Lê Văn Lan (8 tháng 1 năm 2018). “600 năm cuộc tụ nghĩa mùa xuân ở Lam Sơn”. Nguyệt san Sự kiện và Nhân chứng. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 1 năm 2018. Truy cập ngày 13 tháng 7 năm 2021.
  7. ^ Phan Huy Lê, Phan Đại Doãn (1977), tr. 133–134
  8. ^ Phan Huy Lê (2014), tr. 209–212
  9. ^ Ngọc Minh (9 tháng 1 năm 2020). “Đi tìm dấu tích Hội thề Lũng Nhai”. Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 13 tháng 7 năm 2021.
  10. ^ Hoàng Văn Lâu (1998), tr. 240
  11. ^ a b c d Trung Lê (15 tháng 6 năm 2021). “Về nơi có 2 đền thờ được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa Quốc gia”. Văn hóa và đời sống - Chuyên trang của Báo Thanh Hóa. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 13 tháng 7 năm 2021.
  12. ^ Hoàng Văn Lâu (1998), tr. 293
  13. ^ Hoàng Văn Lâu (1998), tr. 300
  14. ^ Ban Biên tập. “Di tích thắng cảnh xứ Thanh”. Cổng thông tin điện tử tỉnh Thanh Hóa. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 13 tháng 7 năm 2021.
  15. ^ Hà Đình Hùng (16 tháng 8 năm 2017). “Di tích phụng thờ các nhân vật lịch sử của khởi nghĩa Lam Sơn”. Tạp chí điện tử Văn hoá Nghệ thuật. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 3 năm 2018. Truy cập ngày 13 tháng 7 năm 2021.
  16. ^ “Thăm Bàn Bù nghe chuyện người xưa!”. Trang thông tin điện tử huyện Ngọc Lặc. 29 tháng 9 năm 2016. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 13 tháng 7 năm 2021.
  17. ^ Nguyễn Thùy; Duy Tuyên (12 tháng 12 năm 2011). “Di tích quốc gia gần 500 năm tuổi "kêu cứu". Báo điện tử Dân trí. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 13 tháng 7 năm 2021.