Bước tới nội dung

Không quân Hoàng gia Campuchia

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Không quân Campuchia)
Không quân Hoàng gia Campuchia
Kangtrop Akas Khemarak Phumin
Royales Cambodgiennes Armée de l'air
Quân hiệu
Hoạt động1953 – nay
Quốc giaCampuchia Vương quốc Campuchia
Phân loạiKhông quân
Quy mô2,500 (2010)
Bộ phận củaQuân đội Hoàng gia Campuchia
Bộ chỉ huyPhnôm Pênh
Khẩu hiệuBảo vệ Vương quốc Campuchia
Lễ kỷ niệm9 tháng 11 năm 1953
Tham chiếnNội chiến Campuchia, Chiến tranh biên giới Tây Nam
Các tư lệnh
Chỉ huy
hiện tại
Soeung Samnang

Không quân Hoàng gia Campuchia là một quân chủng của Quân đội Hoàng gia Campuchia chịu trách nhiệm điều hành tất cả các máy bay quân sự ở Campuchia, với quy mô rất khiêm tốn, năng lực tác chiến được đánh giá thấp nhất khu vực Đông Nam Á. Quân số của lực lượng vào khoảng 2.500 người, 35 máy bay các loại, các máy bay đang hoạt động chủ yếu là các loại máy bay vận tảitrực thăng. Không quân Hoàng gia đang hoạt động với vai trò cung cấp cầu vận tải đường không là chủ yếu, năng lực tấn công đường không rất hạn chế.

Tổ chức

[sửa | sửa mã nguồn]

Không quân Hoàng gia Campuchia dưới sự chỉ huy của Trung tướng Soeung Samnang cùng với bốn Phó tư lệnh dưới quyền ông. Không quân hiện thuộc thẩm quyền của Bộ Quốc phòng. Bộ Tư lệnh Không quân nằm ở sân bay quốc tế Phnôm Pênh và vẫn còn đóng quân tại căn cứ không quân Pochentong. Những chiếc máy bay hoạt động duy nhất ở căn cứ không quân Pochentong là từ các phi đội VIP. Bảo dưỡng máy bay trực thăng cũng tại Pochentong. Các trực thăng Mi-8, Mil Mi-26 HaloMi-17 từ phi đội trực thăng đều đóng tại sân bay Quốc tế Siem Reap.

Quân hàm

[sửa | sửa mã nguồn]
Sĩ quan
Cấp Tướng Cấp Tá Cấp Úy
Không quân Không có tương đương
Cấp bậc Thống tướng Đại tướng Trung tướng Thiếu tướng Chuẩn tướng Đại tá Trung tá Thiếu tá Đại úy Trung úy Thiếu úy Chuẩn úy
Hạ sĩ quan Binh sĩ
Không quân
Cấp bậc Chuẩn úy Thượng sĩ nhất Thượng sĩ Trung sĩ nhất Trung sĩ Hạ sĩ Chuẩn sĩ Binh nhất Binh nhì

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Vào đầu năm 1990, các loại trực thăng Mi-8, Mil Mi-26 Halo và Mi-17 đều phục vụ trong lực lượng không quân, cũng như máy bay vận tải Harbin Y-12BN-2 Islander. Một đơn vị vận tải VIP được thành lập vào năm 1995 sử dụng An-24RVBeech 200 Super King Air. Năm 2000 một thỏa thuận đã được thực hiện với Ngành công nghiệp Hàng không Israel để đại tu MIG 21 và chứng kiến việc chuyển giao máy bay L-39C Albatross dùng để huấn luyện bay và đưa vào phục vụ trong thời gian 1995-2000.

Trang bị

[sửa | sửa mã nguồn]

Chỉ có các loại trực thăng Mi-8, Mi-26 Halo và Mi-17 là hiện vẫn còn dùng được. Phi đội VIP gồm các trực thăng và máy bay chở khách đều nằm dưới sự kiểm soát của các cơ quan dân sự.

Máy bay cánh cố định
Máy bay
Xuất xứ
Kiểu
Hoạt động
Chú thích
MiG-21  Liên Xô
Máy bay tiêm kích
[1]2
Aero L-39 Albatros  Cộng hòa Séc
Cường kích
5[1]
Xian MA60  Trung Quốc
Máy bay vận tải 60 ghế
2[2]
Harbin Y-12  Trung Quốc
Máy bay vận tải tiện ích
2[1]
BN-2A Islander  Anh Quốc
Máy bay vận tải tiện ích
1[1]
Antonov An-24  Liên Xô
Máy bay vận tải
2[1]
Tecnam P92 Bản mẫu:Italy Máy bay huấn luyện trinh sát 5[1]
Trực thăng
Máy bay
Xuất xứ
Kiểu
Hoạt động
Chú thích
Harbin Z-9  Trung Quốc
12 trực thăng chuyên dụng, 2 tấn công
12[3]
Mil Mi-8/Mil Mi-17 Cờ Liên Xô Liên Xô/Cờ Nga Nga
Trực thăng vận tải
[1]2
Mil Mi-26 Cờ Liên Xô Liên Xô
Trực thăng vận tải
2[1]
Aérospatiale AS 355 Ecureuil  Pháp
Trực thăng chuyên dụng
1[1]
Aérospatiale SA 365 Dauphin  Pháp
Trực thăng chuyên dụng
1[1]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d e f g h i j http://www.globalsecurity.org/military/world/cambodia/air-force-equipment.htm
  2. ^ Hoyle Flight International 11–ngày 17 tháng 12 năm 2012, p. 47.
  3. ^ “Royal Cambodian Air Force receives 12 CATIC Z-9 helicopters”. ngày 26 tháng 11 năm 2013.
  • Hoyle, Craig. "World Air Forces Directory". Flight International, 11–ngày 17 tháng 12 năm 2012, Vol. 182 No. 5370. pp. 40–64. ISSN 0015-3710.
  • World Aircraft Information Files. Brightstar Publishing, London. File 337 Sheet 05