Bước tới nội dung

Kính thiên văn Magellan khổng lồ

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Kính thiên văn Giant Magellan)

Kính thiên văn Giant Magellan (GMT) là một kính viễn vọng cực lớn trên mặt đất đang được xây dựng, dự kiến hoàn thành vào năm 2025.[1] Nó sẽ bao gồm bảy gương chính với đường kính 8.4 m (27,6 ft),[2] và sẽ quan sát ánh sáng quang học và hồng ngoại gần (320-25000 nm[3]), với khả năng phân giải của gương chính 24.5m và khu vực thu thập tương đương với gương 22m,[4] rộng khoảng 368 mét vuông.[5] Kính thiên văn này dự kiến sẽ có sức mạnh phân giải lớn hơn 10 lần so với Kính thiên văn vũ trụ Hubble và sẽ là đài quan sát quang học lớn nhất thế giới, tại thời điểm quan sát lần đầu của nó. Tính đến tháng 12 năm 2015, bốn tấm gương đã được đúc và việc xây dựng cơ sở chính đã bắt đầu.[6][7]

Tổng cộng có bảy gương chính được lên kế hoạch, nhưng nó sẽ bắt đầu hoạt động với bốn gương.[8][9] Dự án trị giá 1 tỷ USD do Hoa Kỳ dẫn đầu hợp tác với Úc, Brazil và Hàn Quốc, với Chile là nước chủ nhà.

Địa điểm

[sửa | sửa mã nguồn]
Đài thiên văn Las Campanas

Vị trí của kính viễn vọng là Đài thiên văn Las Campanas,[10] cũng là địa điểm của Kính thiên văn Magellan, khoảng phía bắc-đông bắc của La Serena, Chile và 180 km (112 mi) phía nam Copiapó, Chile, ở độ cao 2.516 m (8.255 ft).[11][12] Địa điểm này đã được chọn làm địa điểm của công cụ mới vì có thể nquan sát thiên văn nổi bật và thời tiết trong sáng trong suốt cả năm.[13] Ngoài ra, do sự thưa thớt của các trung tâm dân số và các điều kiện địa lý thuận lợi khác, bầu trời đêm ở hầu hết khu vực sa mạc Atacama xung quanh không chỉ không bị ô nhiễm khí quyển mà còn có thể là một trong những nơi ít bị ảnh hưởng nhất bởi ô nhiễm ánh sáng. làm cho khu vực này trở thành một trong những điểm tốt nhất trên Trái đất để quan sát thiên văn lâu dài. Chuẩn bị địa điểm chính bắt đầu với vụ nổ đầu tiên để san bằng đỉnh núi vào ngày 23 tháng 3 năm 2012. Vào tháng 11 năm 2015, việc xây dựng đã được bắt đầu tại địa điểm này, với một buổi lễ động thổ.[6][7]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Amos, Jonathan (3 tháng 6 năm 2015). “Magellan super-scope gets green light for construction”. BBC News. Truy cập ngày 4 tháng 6 năm 2015.
  2. ^ “Giant Magellan Telescope Partner Institutions”. GMT Consortium. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 2 năm 2007. Truy cập ngày 3 tháng 4 năm 2007.
  3. ^ “Giant Magellan Telescope Science Requirements” (PDF). GMT Consortium. tr. 11. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 26 tháng 10 năm 2018. Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2008.
  4. ^ Maggie McKee (4 tháng 10 năm 2007). “Giant telescope in race to become world's largest”. New Scientist. Truy cập ngày 7 tháng 10 năm 2007.
  5. ^ “Chapter 6: Optics”. GMT Conceptual Design Report. GMT Consortium. tr. 6-3. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 9 tháng 6 năm 2011. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2008.
  6. ^ a b Amos, Jonathan (12 tháng 11 năm 2015). “Giant Magellan Telescope: Super-scope project breaks ground”. BBC News. Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2015.
  7. ^ a b The Giant Magellan Telescope Organization Breaks Ground in Chile
  8. ^ Harvard Magazine - Giant Magellan Milestone (2013)
  9. ^ Giant Magellan Telescope to Cast Milestone Fourth Mirror, There is special significance to the fourth mirror. It will be the central unit. Without it, the other mirrors would be much more difficult to bring together to function as a single telescope. Also, our baseline plan starts the operations of the GMT with just these four mirrors, which will all have been cast once this one is complete.
  10. ^ “Giant Magellan telescope site selected”. Carnegie Institution. Truy cập ngày 5 tháng 10 năm 2007.
  11. ^ José Terán U.; Daniel H. Neff; Matt Johns (29 tháng 5 năm 2006). Conceptual design study of the GMT enclosure (PDF). SPIE 6267: Symposium on Astronomical Telescopes and Instrumentation. Orlando, Florida: SPIE. tr. 2. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 9 tháng 8 năm 2017. Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2008.
  12. ^ Joanna Thomas-Osip (20 tháng 3 năm 2007), “The Seeing and Turbulence Profile at Las Campanas Observatory: GMT Site Testing Progress Report”, Syposium on Seeing, Kona, Hawaii: AAS, tr. 3, Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 13 tháng 10 năm 2020, truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2019
  13. ^ Robinson, Travis (3 tháng 4 năm 2007). “Eye on the sky”. The Battalion. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 9 năm 2007. Truy cập ngày 3 tháng 4 năm 2007.