Bước tới nội dung

Lớp Thủy phỉ

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Isoetopsida)
Lớp Thủy phỉ
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
Ngành (divisio)Lycopodiophyta
Lớp (class)Isoetopsida
Rolle, 1885[1]
Các bộ
Danh pháp đồng nghĩa

Glossopsida

Selaginellopsida

Lớp Thủy phỉ (danh pháp khoa học: Isoetopsida) là một lớp trong ngành Lycopodiophyta. Tất cả các loài còn sinh tồn trong lớp này khi hiểu theo nghĩa rộng nhất thuộc về chi Selaginella của bộ Selaginellales hoặc thuộc về chi Isoetes của bộ Isoetales. Tuy nhiên, khi hiểu ngành Lycopodiophyta chỉ chứa 1 lớp duy nhất thì chúng được xếp trong lớp Lycopodiopsida. Ngược lại, khi hiểu ngành Lycopodiophyta là chứa 3 lớp khác nhau thì chúng được xếp tương ứng trong lớp Selaginellopsida và lớp Isoetopsida (nghĩa hẹp). Có khoảng 700 loài Selaginella và 140-150 loài Isoetes, với sự phân bố toàn cầu, nhưng nói chung hiếm thấy và khó tìm. Một số nhà thực vật học tách 2 loài ở Nam Mỹ của chi Isoetes ra thành chi riêng gọi là Stylites.[2]

Một số tác giả lựa chọn danh pháp Selaginellopsida A.B. Frank, 1877 làm danh pháp cho lớp này khi hiểu theo nghĩa rộng, do nó có độ ưu tiên cao hơn danh pháp "Isoetopsida" chỉ được công bố năm 1885. Tuy nhiên, quy tắc độ ưu tiên không áp dụng cho các đơn vị phân loại cao hơn cấp họ. Các bài báo gần đây ưa thích tên gọi "Isoetopsida" là do "Selaginellopsida" đôi khi được sử dụng khá mơ hồ: nó có thể là để nói đến cùng một các thành viên như Isoetopsida như được định nghĩa tại đây hoặc nó có thể chỉ bao gồm mỗi bộ Selaginellales.

Phát sinh chủng loài

[sửa | sửa mã nguồn]
Lycopodiophyta
Lycopodiopsida

Lycopodiales

Drepanophycales †

Isoetopsida

Selaginellales

Lepidodendrales †

Pleuromeia †

Isoetales

Khuôn ngoài của Lepidodendron có niên đại từ cuối kỷ Than đáOhio.

Nhóm nổi tiếng nhất trong Isoetopsida là "cây vảy" (bộ Lepidodendrales), bao gồm chi Lepidodendron. Các loài cây thân gỗ to lớn này đã từng thịnh vượng trong các đầm lầy trong kỷ Than đá. Thủy phỉ được một số tác giả coi là tàn tích cuối cùng của lài cây thân gỗ hóa thạch này. Giữa chúng có một số đặc trưng chung bất thường như sự phát triển của cả gỗ và vỏ, hệ thống rễ bị biến đổi có vai trò như rễ, sự phát triển lưỡng cực và tư thế đứng thẳng.[3]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Rolle, Friedrich (1885). “Kryptogamen”. Trong Förster, W. (biên tập). Encyklopaedie der Naturwissenschaften. 12. tr. 211–277.
  2. ^ Jones, David L. (1987). Encyclopaedia of Ferns. Portland, Oregon: Timber Press. tr. 52–55. ISBN 0-88192-054-1.
  3. ^ Stewart, Wilson N.; Gar W. Rothwell (1993). Paleobotany and the Evolution of Plants (ấn bản thứ 2). Cambridge University Press. tr. 150–153. ISBN 0-521-38294-7.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]