Hoppang
Loại | Bánh ăn nhẹ |
---|---|
Xuất xứ | Hàn Quốc |
Nhiệt độ dùng | Nóng |
Thành phần chính | bột mì, đậu đỏ |
Thành phần sử dụng phổ biến | bơ, muối, đường |
200 kcal (837 kJ)[1] | |
Korean name | |
Hangul | 호빵 |
---|---|
Hanja | [không] Lỗi: {{Lang}}: Văn bản latn/thẻ hệ chữ viết phi latn không khớp (trợ giúp) |
Romaja quốc ngữ | hoppang |
McCune–Reischauer | hoppang |
IPA | [ho.p͈aŋ] |
Hoppang là một món ăn nhẹ ám bán khắp Triều Tiên. Đây là một loại bánh bao hình tròn có nhân là đậu đỏ.[2] Hoppang được hấp để giữ ấm và bán tại các cửa hàng nhỏ như 7-11, Buy the Way, và nhiều cửa hàng tạp hóa nhỏ trong suốt mùa đông.[3][4]
Lịch sử
[sửa | sửa mã nguồn]Hoppang là loại bánh tiện lợi giúp các gia đình dễ dàng sử dụng, trước đây thường được bán tại các quán ăn vặt. Nó được tạo ra khi người sáng lập thực phẩm Heo Chang-sung đến thăm Nhật Bản vào năm 1969. Ông đã tạo ra bánh bao hoppang như một sản phẩm được bán trên đường phố Nhật Bản và bán vào mùa đông và sau đó phát triển vào năm 1971.[5]
Trái với hoppang, jjinppang (찐빵) là một loại bánh bao hấp thường có nhân đậu đỏ nghiền với các mẩu đậu vụn và vỏ đậu trong khi hoppang là nhân đậu đỏ mịn. Jjinppang truyền thống được làm bằng bột lên men bằng cách sử dụng men trong makgeolli (rượu gạo), trong khi hoppang thường được làm mà không cần lên men.[6] Bánh jjinppang ấm và mềm hơn bánh mì do độ ẩm cao hơn, nhưng nó sẽ cứng lại khi nguội.
Từ nguyên
[sửa | sửa mã nguồn]Hoppang là tên thương hiệu của món jjinppang ăn liền được phát triển bởi Samlip vào năm 1970, kết hợp từ tượng thanh "ho" (호), ho (âm thanh để thổi trên đồ ăn lúc còn nóng - thổi phù phù) và "ppang" (빵), từ tiếng Hàn chỉ bánh làm từ bột mì. Ngoài ra nó còn có ý nghĩa là "Cả gia đình cùng ăn và cùng nhau cười vang".Tên thương hiệu nhanh chóng trở thành tên chung cho sự tiện lợi jjinppang .
Biến thể
[sửa | sửa mã nguồn]Hoppang thường được bán với nhân thịt, phô mai, rau, hoặc khoai lang Hàn Quốc.[7]
Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ 김, 성윤 (29 tháng 11 năm 2006). “호빵이 생각난다, 따뜻했던 너”. The Chosun Ilbo (bằng tiếng Hàn). Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 6 năm 2016. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2008.
- ^ “제빵업계, '600억 시장' 호빵 전쟁 시작”.
- ^ Gil Yun-hyeong (길윤형) (ngày 29 tháng 11 năm 2005). “찬바람이 싸늘하면 호빵이 그리웁구나” (bằng tiếng Hàn). The Hankyoreh. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2008. Chú thích có tham số trống không rõ:
|1=
(trợ giúp) - ^ Kim Seong-yun (김성윤) (ngày 29 tháng 11 năm 2006). “호빵이 생각난다, 따뜻했던 너” (bằng tiếng Hàn). Choson Ilbo. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 6 năm 2016. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2008. Chú thích có tham số trống không rõ:
|9=
(trợ giúp) - ^ “호빵이 생각난다, 따뜻했단나”. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 28 tháng 9 năm 2021.
- ^ “찐빵 만드난 밥”.
- ^ Kim Jisan (김지산) (ngày 5 tháng 9 năm 2007). “제빵업계, '600억 시장' 호빵 전쟁 시작” (bằng tiếng Hàn). Money Today.com. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2008. Chú thích có tham số trống không rõ:
|1=
(trợ giúp)