Bước tới nội dung

Hiển Cung Hoàng hậu

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Hiển Cung hoàng hậu)
Hiển Cung Hoàng hậu
顯恭皇后
Tống Huy Tông Hoàng hậu
Hoàng hậu nhà Tống
Tại vị1100 - 1108
Tiền nhiệmChiêu Hoài Lưu Hoàng hậu
Kế nhiệmHiển Túc Trịnh Hoàng hậu
Thông tin chung
Sinh1084
Mất1109
Khai Phong
An tángVĩnh Cố lăng (永固陵)
Phối ngẫuTống Huy Tông
Triệu Cát
Hậu duệ
Thụy hiệu
Tĩnh Hòa Hoàng hậu
(靜和皇后)
Hiển Cung Hoàng hậu
(顯恭皇后)
Thân phụVương Tảo

Hiển Cung Hoàng hậu (chữ Hán: 顯恭皇后; 1084 - 1109), nguyên phối và là Hoàng hậu đầu tiên của Tống Huy Tông Triệu Cát, đồng thời là sinh mẫu của Tống Khâm Tông Triệu Hoàn.

Trong lịch sử triều Tống, bà là vị Hoàng hậu thứ hai sinh ra Hoàng đế kế vị sau Tuyên Nhân Cao Hoàng hậu. Tuy nhiên khác với Cao hoàng hậu, con bà vừa sinh đã được lập làm Hoàng thái tử, do đó là bà vị Hoàng hậu đầu tiên của nhà Tống sinh hạ Trữ quân.

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Hiển Cung Hoàng hậu Vương thị, nguyên quán ở Khai Phong, là con gái của Đức châu Thứ sử Vương Tảo (王藻), sau tặng Thái sư, tước Vinh Quốc công[1]. Khoảng năm Nguyên Phù thứ 2 (1099), tháng 2, gả cho Đoan vương Triệu Cát, thụ phong Thuận Quốc phu nhân (順國夫人)[2].

Năm Nguyên Phù thứ 3 (1100), tháng giêng, Tống Triết Tông băng hà, Đoan vương được Hướng Thái hậu chọn làm Tự Hoàng đế, tức Tống Huy Tông. Cùng năm đó, tháng 2, ngày Đinh Mùi, bà được sách lập Hoàng hậu khi vừa tròn 16 tuổi[3]. Tháng 5 năm đó, bà sinh hạ Hoàng trưởng tử Triệu Hoàn, sau lập làm Hoàng thái tử chính vị Trữ quân.

Năm Sùng Ninh thứ 2 (1102), tháng 6, chính thức tiến hành đại lễ phong Hậu. Năm thứ 3 (1103), bà hạ sinh Hoàng thứ nữ, tức Vĩnh Khánh công chúa.

Hoàng hậu thất sủng

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo như Tống sử ghi lại, Vương hoàng hậu tính tình ôn cẩn, dung mạo đoan trang nhưng không được Tống Huy Tông sủng ái. Khi đó, Tống Huy Tông rất sủng ái Trịnh Quý phiVương Quý phi, nhưng bà không tỏ thái độ xa lánh, ra sức ôn hòa thân thiết, đối xử cả hai quân bình như nhau. Gặp khi có hoạn quan vọng ý gần gũi với Hoàng hậu, trông rất đáng nghi, Huy Tông phái Hình bộ Thị lang là Chu Đỉnh (周鼎) lập tức tra xét, định bỏ ngục, nhưng lại không có chứng cứ gì bèn thả ra. Khi Hoàng hậu tiếp kiến, không hề có một lời nào, Huy Tông vì thế cũng từ từ bỏ qua[4].

Năm Đại Quan thứ 2 (1109), tháng 9, ngày Quý Dậu (26), Vương hoàng hậu băng thệ, khi 25 tuổi. Tháng 11 cùng năm, Huy Tông định thụy hiệuTĩnh Hòa Hoàng hậu (靜和皇后). Sang tháng 12, ngày Nhâm Dần (27) thì làm lễ an táng ở trong Vĩnh Dụ lăng (永裕陵), lăng mộ của Tống Thần Tông. Sang năm sau, tháng giêng, đưa thần chủ lên Miếu riêng[5]. Những năm Thiệu Hưng, Tống Cao Tông kế vị, ông đã cải thụy hiệu của bà thành Hiển Cung Hoàng hậu (顯恭皇后), hợp táng cùng Huy Tông tại Vĩnh Cố lăng (永固陵) với Huy Tông, đưa thần chủ vào Miếu của Huy Tông thăng phụng[6].

Hậu duệ

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Tống Khâm Tông Triệu Hoàn [趙桓], đích trưởng tử của Tống Huy Tông.
  • Vinh Đức Đế cơ [荣德帝姬], Hoàng thứ nữ của Tống Huy Tông.
    sơ phong Vĩnh Khánh công chúa (永慶公主), sau cải Vinh Phúc công chúa (荣福公主). Khi Huy Tông áp dụng chế độ Đế cơ, công chúa được cải phong [Vinh Đức Đế cơ]. Hạ giá lấy Tả Vệ tướng quân Tào Thịnh (曹晟), cháu chắt của Đại tướng Tào Bân, một người trong tộc của Từ Thánh Quang Hiến hoàng hậu. Từ sau loạn Tĩnh Khang, Tào Thịnh bị giết, công chúa thành thiếp của Hoàn Nhan Xương. Khoảng năm Thiên Quyến thứ 2 (1139), Kim Hi Tông giết Hoàn Nhan Xương, công chúa bị đem vào cung làm cung tần của Hi Tông. Trongt hời gian ấy bà được gọi tên là Kim Nô (金奴).

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ 《宋會要輯稿*006‧第六冊‧後妃一至四》
  2. ^ 《宋史·卷二百四十三·列傳第二·后妃傳下·顯恭王皇后》: 徽宗顯恭王皇后,開封人,德州刺史藻之女也。元符二年六月,歸於端邸,封順國夫人。
  3. ^ 《宋史·卷一十九·本紀第十九·徽宗一》: 二月己亥,始聽政。尊先帝妃朱氏為聖瑞皇太妃。壬寅,以南平王李乾德為檢校太師。丁未,立順國夫人王氏為皇后。
  4. ^ 《宋史·卷二百四十三·列傳第二·后妃傳下·顯恭王皇后》: 后性恭儉,鄭、王二妃方亢寵,后待之均平。巨閹妄意迎合,誣以暗昧。帝命刑部侍郎周鼎即秘獄參驗,略無一跡,獄止。后見帝,未嘗一語輒及,帝幡然憐之。
  5. ^ 《宋史·卷二十·本紀第二十·徽宗二》: 九月辛亥,以林攄為中書侍郎,吏部尚書余深為尚書左丞。壬戌,貶向宗回為太子少保致仕。壬申,封子植為吳國公。癸酉,皇后王氏崩。削向宗回官爵。丙子,曲赦熙河蘭湟、秦鳳、永興軍路。冬十一月丁未朔,太白晝見。乙丑,上大行皇后諡曰靖和。十二月壬寅,陪葬靖和皇后于永裕陵。是歲,同州黃河清。出宮女七十有七人。于闐、夏國入貢。涪夷任應舉、楊文貴,湖南徭楊再光內附。三年春正月乙卯,祔靖和皇后神主于別廟。
  6. ^ 《宋史·卷二百四十三·列傳第二·后妃傳下·顯恭王皇后》: 紹興中,始附徽宗廟室,改上今諡云。