Bước tới nội dung

Hiếu Trinh Thuần Hoàng hậu

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Hiếu Trinh Thuần hoàng hậu)
Hiếu Trinh Thuần Hoàng hậu
孝貞純皇后
Minh Hiến Tông Hoàng hậu
Hoàng hậu nhà Minh
Tại vị1464 - 1487
Tiền nhiệmHiến Tông Ngô Phế hậu
Kế nhiệmHiếu Thành Kính Hoàng hậu
Hoàng thái hậu nhà Minh
Tại vị1487 - 1505
Tiền nhiệmThánh Từ Hoàng thái hậu
Kế nhiệmTừ Thọ Hoàng thái hậu
Thái hoàng thái hậu nhà Minh
Tại vị1505 - 1518
Tiền nhiệmThánh Từ Thái hoàng thái hậu
Kế nhiệmThái hoàng thái hậu cuối cùng
Thông tin chung
Sinh?
Thượng Nguyên, Nam Trực Lệ
Mất20 tháng 3, 1518
Tử Cấm Thành, Bắc Kinh
An tángMậu lăng (茂陵)
Phối ngẫuMinh Hiến Tông
Chu Kiến Thâm
Tôn hiệu
Từ Thánh Khang Thọ Thái hoàng thái hậu
(慈聖康壽太皇太后)
Thụy hiệu
Hiếu Trinh Trang Ý Cung Tĩnh Nhân Từ Khâm Thiên Phụ Thánh Thuần Hoàng hậu
(孝貞莊懿恭靖仁欽天輔聖純皇后)
Thân phụVương Trấn

Hiếu Trinh Thuần Hoàng hậu (chữ Hán: 孝貞純皇后; ? - 20 tháng 3, 1518), còn gọi Từ Thánh Thái hoàng thái hậu (慈聖太皇太后), là Hoàng hậu thứ hai của Minh Hiến Tông Chu Kiến Thâm.

Từ khi sách lập Hoàng hậu, trở thành Hoàng thái hậu dưới triều của Minh Hiếu TôngThái hoàng thái hậu thứ 3 của nhà Minh dưới triều của Minh Vũ Tông, bà giữ ngôi vị tôn quý nhất trong vòng 54 năm. Bà cũng là vị Thái hoàng thái hậu cuối cùng của triều đại này.

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Hiếu Trinh Thuần Hoàng hậu họ Vương (王氏), nguyên quán ở huyện Thượng Nguyên, Nam Trực Lệ, Giang Nam. Bà là con gái của Vương Trấn (王鎮), xuất thân từ gia tộc Lâu Phong Vương thị (楼峰王氏) có truyền thống làm quan. Thân phụ Vương Trấn làm quan Tả Kim ngô vệ Chỉ huy sứ, trong gia tộc phả hệ xưng Mạnh Văn Công (孟文公), có 3 con trai là Vương Nguyên (王源), Vương Thanh (王清) và Vương Tuấn (王浚), trong đó Vương thị là con gái cả[1]. Theo dã sử ở địa phương quê nhà, Vương thị có tên Vương Chung Anh (王鐘英)[2].

Dưới triều Minh Anh Tông, tức khoảng Thiên Thuận năm thứ 7 (1463), Anh Tông vì Thái tử Chu Kiến Thâm, mà lệnh tuyển 12 tú nữ được dự tuyển ngôi Thái tử phi. Khi đó, Vương thị cùng với Ngô thịBách thị tuổi trẻ nhập cung trong đợt tuyển đó. Vì lúc này vẫn chưa định là ai sẽ thành chính phối, nên cả 3 đều lưu lại trong cung, được đãi theo phận chủ tử[3].

Hoàng hậu thế mạng

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Thiên Thuận thứ 8 (1464), Anh Tông băng hà, Thái tử Chu Kiến Thâm kế vị, tức Minh Hiến Tông. Hiến Tông sau khi lên ngôi, vào tháng 7 (âm lịch) cùng năm đã cho sách lập Ngô thị lên ngôi Hoàng hậu. Sử sách không đề cập về địa vị của Vương thị trong thời gian này, bà có lẽ vẫn ở trong cung nhưng chưa kịp định danh phận.

Tuy nhiên, vào tháng 8, Ngô Hoàng hậu bị phế sau khi được sách phong chưa đầy 31 ngày. Có thông tin cho rằng, do Ngô hậu trách phạt sủng phi Vạn Quý phi bất kính khiến Hiến Tông nổi giận phế truất. Để che giấu quyết định phế Hậu đối với Ngô thị quá nhanh chóng, Hiến Tông bèn ra chỉ nói rằng Anh Tông "có ý lập Vương thị"[4]. Cũng theo lý do này, Vương thị lại trở thành Hoàng hậu theo chỉ dụ của Hiến Tông:

Thế rồi vào tháng 10 năm ấy, ngày Nhâm Thìn (12), làm lễ sách lập Vương thị làm Kế hậu[5]. Trong hoàng cung bấy giờ, quý phi Vạn thị đắc sủng kiêu ngạo, Vương Hoàng hậu chỉ lãnh đạm mà sống qua ngày[6]. Cha của bà, do là nhạc phụ của Hoàng đế, được phong Đô đốc Đồng tri[7].

Thái hoàng cuối cùng

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Thành Hóa thứ 23 (1487), sau khi Vạn quý phi mất do bệnh gan, Minh Hiến Tông cũng vì thương nhớ quá mà sinh bệnh rồi qua đời, an táng tại Mậu lăng. Hoàng thái tử Chu Hựu Đường kế vị, tức Minh Hiếu Tông. Ông tôn phong đích mẫu Vương hoàng hậu lên ngôi Hoàng thái hậu. Cha bà được truy phong Phụ Quốc công (阜國公), còn các em trai bà lần lượt đảm nhiệm Chỉ huy của Cẩm y vệ, lại gia phong tước Bá rồi tước Hầu, đây là theo lệ bình thường của ngoại thích triều Minh.

Năm Hoằng Trị thứ 18 (1505), Minh Hiếu Tông băng hà. Thái tử Chu Hậu Chiếu nối ngôi, tức Minh Vũ Tông. Vũ Tông tôn Thánh tổ mẫu Hoàng thái hậu Vương thị lên ngôi Thái hoàng thái hậu. Đến năm Chính Đức thứ 5 (1510), dâng biểu tôn phong hiệu là Từ Thánh Khang Thọ Thái hoàng thái hậu (慈聖康壽太皇太后). Năm thứ 13 (1518), ngày 10 tháng 2 (âm lịch), Từ Thánh Khang Thọ Thái hoàng thái hậu Vương thị lâm bệnh băng thệ, thọ khoảng hơn 60 tuổi. Đầu năm sau (1519), Minh Vũ Tông dâng thụy hiệu cho Thái hoàng thái hậu là Hiếu Trinh Trang Ý Cung Tĩnh Nhân Từ Khâm Thiên Phụ Thánh Thuần Hoàng hậu (孝貞莊懿恭靖仁慈欽天輔聖純皇后), hợp táng Mậu lăng, phụ thờ Thái miếu. Theo lệ nhà Minh, Đế thụy (ở đây là "Thuần") chỉ dùng cho Nguyên phối Hoàng hậu, Kế hậu hay Đế mẫu (Hoàng hậu truy phong) đều không có tư cách được tôn Đế thụy. Nhưng do nguyên phối của Hiến Tông là Ngô thị đã bị phế, Vương thị tuy chỉ là Kế hậu đã có tư cách có Đế thụy.

Sự việc qua đời của bà có liên hệ đến sự vô pháp của Minh Vũ Tông mà đời sau chỉ trích, chủ yếu quan tiến gián ngôn của đại thần Thư Phần (舒芬). Khi ấy Vũ Tông gặp tang Thái hoàng thái hậu, vẫn thích tuần du, Thư Phần khuyên can mãi ông vẫn không nghe. Khi cho nhập táng Thái hoàng thái hậu, đưa thần chủ qua Trường An môn (長安門), Thư Phần cho là vô lễ, bèn nói: ["Hiếu Trinh Thuần Hoàng hậu tác phối với Hiến Tông, chưa nghe tiếng thất đức. Tổ tông chi chế, khi đưa thần chủ nên qua Chính môn"; 孝貞皇后作配茂陵,未聞失德。祖宗之制,既葬迎主,必入正門。]. Vũ Tông không nghe, nên Thư Phần quyết từ chức mà về quê[8].

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ 《明史/卷300》: 源,字宗本,后弟也。
  2. ^ 明代中期,在衢州楼峰村(今衢江区 全旺镇楼山后村),有一个女孩,叫做王钟英。其父王谓,字克安,《楼峰王氏宗谱》称孟文公;继娶丰氏,即王钟英之生母。孟文公曾在上元(今江苏省南京市)担任“镇抚”之军职。王钟英生于景泰元年(1450年)。她在童年时期,一直受到嫂子的虐待,被逼迫着去山边田野放鹅,常常被雨水淋湿,结果长了一头瘌痢。嫂子为了让她好好放鹅,就说:“鹅长大了,给你吃鹅头。”钟英在放鹅时,就常常对鹅说:“鹅啊鹅啊,你吃了草,把头长得大一些吧。”后来,她放的鹅,果然头长得特别大。嫂子不守信用,鹅头不给钟英吃。嫂子又对钟英说:“鹅长大了,给你吃脚掌。”钟英在放鹅时,又对鹅说:“鹅啊鹅啊,你吃了草,把脚掌长得大一些吧!”结果,她放的鹅脚掌又长得很大,但是嫂子依然不给她吃。嫂子把钟英当做眼中钉,逼迫她去采摘悬挂在池塘水面上的天罗(丝瓜),目的是想让钟英淹死。钟英眼看着嫂子逼得紧,不摘不行,没办法,就采了两片天罗叶子放在水面上,双脚踩上去,竟像踩着两只小船,驶向水面上的天罗,一个个天罗被她采回来,嫂子看了,目瞪口呆,半天回不过神来!
  3. ^ 《明史/卷113》: 憲宗在東宮,英宗為擇配,得十二人,選后及吳氏、柏氏留宮中。
  4. ^ 《大明憲宗純皇帝實錄卷之九》: ○戊寅 敕諭禮部臣曰朕之婚禮 先帝在時已選定王氏育於別宮以待期矣不意太監牛玉偏徇己私朦朧奏請將選退吳氏複選為皇后朕既察知其非請命 皇太后廢黜吳氏明正牛玉之罪將以正家誠有不得已者朕方自省前誤心尚未寧而文武群臣再三陳請謂中宮正位不可久虛義正辭切朕難固拒今勉從所請仍遵 先帝成命冊立王氏為皇后所有合行禮儀爾禮部會同翰林院斟酌舉行仍先擇日以聞
  5. ^ 《大明憲宗純皇帝實錄卷之十》: ○壬辰立王氏為 皇后是日早遣太保會昌侯孫繼宗告 天地撫寧伯朱永告 宗廟 上躬告 英宗幾筵出御奉天殿命太保會昌侯孫繼宗為止使少保吏部尚書兼華蓋殿大學士李賢為副使以金冊金寶冊王氏為 皇后冊曰朕惟帝王致治之道必先於正家人君敦化之端尤資於得配故慎選六宮之表率實圖為萬國之母儀義重綱常訓昭典冊此有國之儀範其來尚矣朕恭膺大寶景仰宏<娛訃>詎意蔽於偏回臨婚誤於倒置尚賴 先帝之遺言未泯因知中宮之妙選已成爾王氏天賦柔順躬履純和生長良家言動無違於禮度比倫懿德幽閒允協於群情雖久育於別宮而清稱益著用超登於正位而光複惟宜今以金冊金寶立爾為皇后於戲配我宸嚴輔茲化理以承 九廟之祀以奉 兩宮之慈以端表率之原以重母儀之托惟誠惟敬為百行之先惟儉惟慈為萬福之本善翼予治同享天休汝其欽哉○禮科都給事中張寧等奏釋道之教三代所無至漢唐而盛歷代英君誼闢非不深惡而痛革之特以化導愚昧存之以備治外之一術耳非謂其能扶世立教延永國祚而為之崇奉也 皇上即位之初不許增例寺觀乞請額名固可傳法將來今禮部尚書姚夔等因 皇太后誕日建設齊醮乃會百官炷香赴壇行禮則是儒者自失其守矣夫臣之於君願其福也當勸以修德善願其壽也當勸以去逸欲今乃不能盡所當為以瓣香尺楮列名其上宣揚於木偶之前相率而拜曰為朝廷祈福祝壽通朝之人靡然相從既不能闢而排之又不能以正自處天下後世謂何 英廟初複位屬有足疾其時一二大臣不察古人行禱之意故嘗舉行此事蓋出於一時臣子迫切之情非 祖宗之舊典先帝之本心因循至今尚沿故習夫臣之於君猶子之於父一指一發皆其長餋使齋醮可以助國殺身亦所不辭但以無益事情徒傷大體其於聖孝不無貝少私損乞敕禮部凡遇齋醮不許百官於寺觀炷香行禮其僧道坐食無所效勞自願焚修以為盡心者聽如此庶可以扶名教全治體而與三代之時並隆矣 上曰爾等所言有理今後僧道齋醮不許百官行香
  6. ^ 《明史/卷113》: 萬貴妃寵冠後宮,后處之淡如。
  7. ^ 《明史/卷300》: 王鎮,字克安,上元人,憲宗純皇后父也。成化初,授金吾左衛指揮使。未幾,後將正位中宮,拜中軍都督同知。四年進右都督。鎮為人厚重清謹,雖榮寵,不改其素,有長者稱。十年六月卒。弘治六年追封阜國公,謚康穆。子三人:源,清,浚。
  8. ^ 《明史·列傳第六十七》: 舒芬,字國裳,進賢人。年十二,獻《馴雁賦》於知府祝瀚,遂知名。正德十二年舉進士第一,授修撰。時武宗數微行,畋遊無度。其明年,孝貞皇后崩甫逾月,欲幸宣府。托言往視山陵,罷沿道兵衛。芬上言:「陛下三年之內當深居不出,雖釋服之後,固儼然煢疚也。且自古萬乘之重,非奔竄逃匿,未有不嚴侍衛者。又等威莫大於車服,以天子之尊下同庶人,舍大輅袞冕而羸車褻服是禦,非所以辨上下、定禮儀。」不聽。孝貞山陵畢,迎主祔廟,自長安門入。芬又言:「孝貞皇后作配茂陵,未聞失德。祖宗之制,既葬迎主,必入正門。昨孝貞之主,顧從陛下駕由旁門入,他日史臣書之曰「六月己丑,車駕至自山陵,迎孝貞純皇后主入長安門」,將使孝貞有不得正終之嫌,其何以解於天下後世?昨祔廟之夕,疾風迅雷甚雨,意者聖祖列宗及孝貞皇后之靈,儆告陛下也。陛下宜即明詔中外,以示改過。」不報。遂乞歸養,不許。