Harold Alexander
Bá tước Alexander của Tunis | |
---|---|
Chức vụ | |
Toàn quyền Canada thứ 17 | |
Nhiệm kỳ | 12 tháng 4, 1946 – 28 tháng 1, 1952 |
Tiền nhiệm | Alexander Cambridge, Bá tước Athlone đệ nhất |
Kế nhiệm | Vincent Massey |
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Anh | |
Nhiệm kỳ | 1 tháng 3, 1952 – 18 tháng 10, 1954 |
Tiền nhiệm | Winston Churchill |
Kế nhiệm | Harold Macmillan |
Lord Lieutenant của Hạt Luân Đôn | |
Nhiệm kỳ | 25 tháng 4, 1957 – 1 tháng 4, 1965 |
Tiền nhiệm | Tử tước Alan Brooke |
Kế nhiệm | Bản thân ông, khi là Lord Lieutenant của Đại Luân Đôn |
Nhiệm kỳ | 1 tháng 4, 1965 – 28 tháng 12, 1966 |
Tiền nhiệm | Chính ông, với tư cách Lord-Lieutenant của Hạt Luân Đôn |
Kế nhiệm | Gerald Templer |
Nhiệm kỳ | 1 tháng 3, 1946 – 16 tháng 6, 1969 Hereditary Peerage |
Tiền nhiệm | Danh xưng quý tộc này được tạo mới |
Kế nhiệm | Shane Alexander, Bá tước Alexander đệ nhị của Tunis |
Thông tin cá nhân | |
Sinh | Luân Đôn, Anh Quốc | 10 tháng 12 năm 1891
Mất | 16 tháng 6 năm 1969 Slough, Buckinghamshire, Anh Quốc | (77 tuổi)
Con cái | {{plainlist|
|
Alma mater | |
Chữ ký | |
Binh nghiệp | |
Thuộc | nước Anh |
Phục vụ | Lục quân Anh |
Năm tại ngũ | 1911–1946[1] |
Cấp bậc | Thống chế |
Đơn vị | Irish Guards |
Chỉ huy |
|
Tham chiến |
|
Thống chế Harold Rupert Leofric George Alexander, Bá tước Alexander đệ nhất của Tunis, KG, GCB, OM, GCMG, CSI, DSO, MC, CD, PC (Can), PC (10 tháng 12, 1891 – 16 tháng 6, 1969)[2] là một sĩ quan cao cấp của Lục quân Anh, từng tham chiến trong cả Chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ hai, sau đó ông trở thành Toàn quyền Canada và Lord Lieutenant đầu tiên của Đại Luân Đôn vào năm 1965.
Alexander chào đời ở Luân Đôn trong một gia đình quý tộc và theo học tại trường Harrow trước khi được huấn luyện ở Trường Quân sự Hoàng gia ở Sandhurst (Royal Military College, Sandhurst) để trở thành một sĩ quan của Irish Guards. Con đường binh nghiệp của ông thăng tiến khi ông phục vụ trong Thế chiến thứ nhất, được trao tặng nhiều huân huy chương và danh hiệu, và tiếp tục nghiệp nhà binh của mình qua nhiều chiến dịch của quân đội Anh ở châu Âu và châu Á. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Alexander đã chứng kiến những thời khắc cuối cùng khi quân Đồng minh di tản khỏi Dunkirk và sau đó nắm giữ những chức vụ chỉ huy cấp cao ở mặt trận Miến Điện, Bắc Phi và Italy, trong đó ông từng là Tổng Tư lệnh chiến trường Trung Đông và Tư lệnh Cụm Tập đoàn quân 18 ở Tunisia. Sau đó ông chỉ huy Cụm Tập đoàn quân 15 chiếm Sicilia và tiếp tục chiếm Italy trước khi ông được trao chiếc gậy Thống chế và trở thành Tư lệnh Tối cao quân Đồng minh ở Địa Trung Hải.
Năm 1946, ông được vua George VI chỉ định làm Toàn quyền Canada theo đề xuất của Thủ tướng Canada William Lyon Mackenzie King, để thay thế Alexander Cambridge (Đệ nhất Bá tước của Athlone) làm phó vương. Ông giữ chức vụ này cho đến khi Vincent Massey kế nhiệm năm 1952. Alexander cho thấy lòng nhiệt thành với sự hoang vu của Canada và ông cũng được người Canada yêu mến. Ông là vị toàn quyền cuối cùng không sinh ra ở Canada cho đến khi Adrienne Clarkson làm toàn quyền từ 2000 - 2005 (bà này sinh ở Hongkong năm 1939), ông cũng là vị toàn quyền cuối cùng xuất thân quý tộc Anh.
Sau khi kết thúc thời gian làm phó vương, Alexander trở thành thành viên Viện cơ mật Canada và đồng thời phục vụ trong Nội các của Thủ tướng Winston Churchill với chức danh Bộ trưởng Quốc phòng, do đó ông cũng là thành viên Cơ mật viện Vương quốc Liên hiệp Anh.[3] Alexander nghỉ hưu năm 1954 và qua đời năm 1969.
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Lỗi chú thích: Thẻ
<ref>
sai; không có nội dung trong thẻ ref có tênHouterman
- ^ Hunt, David. “Alexander, Harold Rupert Leofric George, first Earl Alexander of Tunis”. Oxford Dictionary of National Biography . Oxford University Press. doi:10.1093/ref:odnb/30371. (yêu cầu Đăng ký hoặc có quyền thành viên của thư viện công cộng Anh.)
- ^ Privy Council Office (30 tháng 10 năm 2008). “Historical Alphabetical List since 1867 of Members of the Queen's Privy Council for Canada”. Queen's Printer for Canada. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 1 năm 2012. Truy cập ngày 20 tháng 3 năm 2009.