Bước tới nội dung

Hồ Đankia – Suối Vàng

12°00′41″B 108°23′01″Đ / 12,011299°B 108,383727°Đ / 12.011299; 108.383727
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Hồ Dankia - Suối Vàng)
Hồ Đankia trên bản đồ Việt Nam
Hồ Đankia
Hồ Đankia
Hồ Đankia (Việt Nam)
Hồ Suối Vàng nhìn từ núi Lang Biang

Hồ Đankia – Suối Vàng là cụm hồ ở vùng đất thôn Đan Kia, thị trấn Lạc Dương, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng.[1][2] Nó nằm cách thành phố Đà Lạt 20 km về phía Bắc [2].

Hồ Đankia – Suối Vàng gồm có hai hồ là hồ Đankia ở phía trên và hồ Suối Vàng ở dưới. Hai hồ con này được tạo bởi hai đập cùng tên Ankroet chắn sông Đa Dâng, con sông bắt nguồn từ núi Langbiang. Cạnh hồ là một thác nước cũng mang tên thác Ankroet cao 15 thước.[3] thác này đã được Toàn quyền Pháp Decoux chọn làm nơi xây dựng nhà máy thủy điện đầu tiên của Đà Lạt vào năm 1942 mang tên Nhà máy thủy điện Ankroet 11°59′55″B 108°21′36″Đ / 11,998591°B 108,359896°Đ / 11.998591; 108.359896 (Ankroet) với công suất 3 MW.[4]

Nguồn nước uống

[sửa | sửa mã nguồn]

Hồ có diện tích lưu vực khoảng 13.000ha, độ sâu trung bình 6m, phần lớn thuộc huyện Lạc Dương, còn lại thuộc TP Đà Lạt. Hồ cung cấp nước cho Nhà máy thủy điện Ankroet, mỗi ngày cung cấp 74.000m3 nước sinh hoạt cho TP Đà Lạt và huyện Lạc Dương. Đây cũng là nguồn nước tưới cho khu vực xung quanh hồ. [5]

Môi trường

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày nay phần lớn lòng hồ cạn khô, nứt nẻ, xe máy, ôtô có thể chạy băng qua. Phần lớn hồ Đankia - Suối Vàng không còn nước, lượng nước còn lại dồn về phía thung lũng Vàng. [5]

Nguyên nhân

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Lâm Đồng, hiện nay các nhà máy cấp nước sinh hoạt cho thành phố Đà Lạt và huyện Lạc Dương “đã sử dụng lượng nước vượt quá kế hoạch cấp nước” của hồ. Điều này khiến hồ càng mau chóng rơi vào tình trạng cạn kiệt nước mặt.” Quanh hồ trước kia là vùng trồng cây lâu năm, nay đã thành vùng nhà kính trồng hoa, cây ngắn ngày. Việc thay đổi này cần nhiều nước, làm giảm lượng nước ngầm. Ước tính mỗi năm, cây ngắn ngày đã tiêu tốn hơn 30 triệu m3 nước từ hồ này. Theo đánh giá của Viện Khoa học thủy lợi Miền Nam, ngoài việc thất thoát nước, lòng hồ có 8 triệu m3 chất rắn sau nhiều năm không được nạo vét. [5]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Tập bản đồ hành chính Việt Nam. Nhà xuất bản Tài nguyên – Môi trường và Bản đồ Việt Nam. Hà Nội, 2013.
  2. ^ a b Bản đồ tỷ lệ 1:50.000 tờ D-49-85-D & C-49-1-B. Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam, 2004.
  3. ^ Phan Xuân Hòa. Việt Nam gấm vóc. Paris: Institut de l'Asie du Sud-Est, 1960. tr 144
  4. ^ Nguyen Ngoc Bich, et al. An Annotated Atlas of the Republic of Viet-Nam. Washington, DC: Embassy of Viet-Nam, 1972. tr 51
  5. ^ a b c “Rốn nước Đà Lạt Đankia - Suối Vàng đang chết”. tuoitre. Truy cập 26 tháng 4 năm 2021.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]