Bước tới nội dung

Hệ thống Hội nhập Trung Mỹ

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Hệ thống Hội nhập Trung Mỹ
Tên bản ngữ
Quốc kỳ
Quốc kỳ
Logo
Logo

Tiêu ngữ"God, Union and Liberty"

Quốc caLa Granadera
The Song of the Grenadier
Các quốc gia trong Hệ thống Hội nhập Trung Mỹ.
Các quốc gia trong Hệ thống Hội nhập Trung Mỹ.
Tổng quan
Thủ phủEl Salvador San Salvador, El Salvador
Ngôn ngữ chính thứcTiếng Tây Ban Nha
KiểuTổ chức khu vực
Chính trị
Lãnh đạo
• Chủ tịch pro tempore
Carlos Alvarado Quesada
• Tổng Thư ký
Vinicio Cerezo
Lập phápQuốc hội Trung Mỹ
Lịch sử
Thành lập
20 tháng 12 năm 1907
• ODECA
14 tháng 10 năm 1951
• CACM
13 tháng 12 năm 1960
• SICA
13 tháng 12 năm 1991
Thành viên8 quốc gia thành viên
11 quan sát viên khu vực
21 quan sát viên ngoài khu vực
Địa lý
Diện tích  
• Tổng cộng
572.510 km2
221.047 mi2
Dân số 
• Ước lượng 2009
51,152,936
89.34/km2
231,4/mi2
Kinh tế
GDP  (PPP)Ước lượng 2010
• Tổng số
$506.258 tỉ
$9,898.17
GDP  (danh nghĩa)Ước lượng 2010
• Tổng số
$266.213 tỉ
• Bình quân đầu người
$5,205.45
Thông tin khác
Trang web
sica.int

Hệ thống hội nhập Trung Mỹ (tiếng Anh:Central American Integration System, tiếng Tây Ban Nha: Sistema de la Integración Centroamericana, hay SICA) là tổ chức kinh tế và chính trị của các quốc gia Trung Mỹ kể từ ngày 1 tháng 2 năm 1993. Ngày 13 tháng 12 năm 1991, các nước ODECA (tiếng Tây Ban Nha: Organisation de Estados Centroamericanos) đã ký Nghị định thư Tegucigalpa, mở rộng hợp tác trước đó vì hòa bình, tự do chính trị, dân chủphát triển kinh tế trong khu vực. Tổng thư ký của SICA có trụ sở ở El Salvador.

Năm 1991, khung thể chế của SICA bao gồm Guatemala, El Salvador, Honduras, Nicaragua, Costa RicaPanama. Belize gia nhập vào năm 1998 với tư cách là thành viên chính thức, trong khi Cộng hòa Dominica trở thành một quốc gia liên kết vào năm 2004 và là thành viên chính thức vào năm 2013. Mexico, ChileBrazil trở thành một phần của tổ chức với tư cách là quan sát viên khu vực, và Trung Hoa Dân Quốc, Tây Ban Nha, ĐứcNhật Bản trở thành quan sát viên ngoài khu vực. SICA được mời thường trực tham gia với tư cách quan sát viên trong các phiên họp của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc,[1] và duy trì các văn phòng tại Trụ sở Liên Hợp Quốc.[2]

Bốn quốc gia khác (Guatemala, El Salvador, HondurasNicaragua) trải qua quá trình hội nhập chính trị, văn hóa và di cư đã thành lập một nhóm, Central America Four hay CA-4, đã đưa ra biên giới nội bộ chung và cùng một loại hộ chiếu. Belize, Costa Rica, Panama và Cộng hòa Dominica sau đó đã tham gia CA-4 để hội nhập kinh tế.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “United Nations list of observing international organizations”. un.org. Truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2018.
  2. ^ “El Sistema De La Integracion Centroamericana - New York”. www.sgsica-ny.org. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 8 năm 2011. Truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2018.