Bước tới nội dung

Nút (đơn vị)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Hải lý một giờ)

Nút (tiếng Anh: knot) là đơn vị đo tốc độ tương đương 1 hải lý/giờ, chính xác 1,852 km/h (xấp xỉ 1,151 mph hay 0,514 m/s).[1][2] Ký hiệu theo Tiêu chuẩn ISO cho nút là kn. IEEE thích dùng ký hiệu kt; ngoài ra người ta còn dùng ký hiệu NMPH (tiếng Anh: nautical mile per hour). Nút là đơn vị không thuộc hệ SI.[3] Trên thế giới, đơn vị nút được dùng trong ngành khí tượng học, hàng hảihàng không. Thuật ngữ này xuất phát từ việc đếm số nút dây trên sợi dây - nối với một tấm gỗ thả xuống biển - được thả ra trong một khoảng thời gian xác định.

Định nghĩa

[sửa | sửa mã nguồn]
1 nút quốc tế =
1 hải lý trên giờ (theo định nghĩa),
1,852 kilômét trên giờ (chính xác),[3]
0,514 mét trên giây.
1,151 dặm Anh trên giờ (xấp xỉ).
20,2537 inch trên giây (xấp xỉ).

1.852 m là chiều dài của một hải lý được quốc tế công nhận. Trước năm 1954, Hoa Kỳ vẫn dùng đơn vị cũ là hải lý Hoa Kỳ (1.853,248 m).[4] Trước năm 1970, Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland sử dụng đơn vị cũ là hải lý Hải quân Anh (tương đương 6.080 ft, tức 1.853,184 m).

Chuyển đổi giữa các đơn vị đo tốc độ thông dụng
m/s km/h mph (dặm/giờ) nút ft/s (bộ Anh/giây)
1 m/s = 1 3,6 2236936 1943844 3280840
1 km/h = 0277778 1 0621371 0539957 0911344
1 mph = 044704 1609344 1 0868976 1466667
1 nút = 0514444 1.852 1150779 1 1687810
1 ft/s = 03048 109728 0681818 0592484 1

(Giá trị đậm là giá trị chính xác.)

Cách dùng

[sửa | sửa mã nguồn]

Tốc độ di chuyển của tàu thuyền hoặc phương tiện bay trong tương quan với chất lưu thì được đo bằng đơn vị nút. Để thống nhất thì tốc độ chất lưu định hướng (dòng triều, dòng chảy của sông và tốc độ gió) cũng được đo bằng nút. Do vậy, vận tốc mặt đất của phương tiện bay và tốc độ dịch chuyển về điểm xa ("vận tốc được thực hiện" - VMG) cũng đo bằng nút.

Nguồn gốc

[sửa | sửa mã nguồn]

Đến giữa thế kỷ 19, người ta đo tốc độ tàu thuyền đi biển bằng cách dùng một tấm gỗ nhỏ gọi là miếng đệm chẻ nối với một cuộn dây. Một cạnh của tấm gỗ này được làm nặng khiến nó sẽ nổi vuông góc với mặt nước, từ đó có tác động cản đáng kể lên phần nước di chuyển xung quanh tấm gỗ. Khi bắt đầu đo, người ta ném tấm gỗ từ đuôi tàu và sợi dây nối được thả dần ra.[5] Trên sợi dây có các nút dây được buộc cách đều nhau 47 ft 3 in (14,4018 m). Thủy thủ giữ sợi dây giữa các ngón tay sẽ đếm số nút dây đi qua trong khi một thủy thủ khác dùng đồng hồ cát đo thời gian 30 giây (hiện nay là 28 giây).[6] Kết quả đo được dùng cho mục đích ước định vị tríđịnh hướng tàu. Phương pháp đo này cho kết quả 1 nút = 20,25 in/s (hoặc 1,85166 km/h). Kết quả này chỉ sai khác 0,02% so với định nghĩa hiện đại.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Wragg, David W. (1973). A Dictionary of Aviation . Osprey. tr. 173. ISBN 9780850451634.
  2. ^ Bartlett, Tim (tháng 7 năm 2008) [2003]. RYA Navigation Handbook. Southampton: Royal Yachting Association.
  3. ^ a b brochure/chapter4/table8.html “Non-SI units accepted for use with the SI, and units based on fundamental constants” Kiểm tra giá trị |url= (trợ giúp). SI brochure (ấn bản 8). International Bureau of Weights and Measures. The knot is defined as one nautical mile per hour. There is no internationally agreed symbol, but the symbol kn is commonly used.
  4. ^ Louis E. Barbow and Lewie V. Judson (1976). “Appendix 4 The international nautical mile” (PDF). Weights and Measures Standards of the United States, A brief history. NIST Physics Laboratory. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 26 tháng 9 năm 2007. Truy cập ngày 2 tháng 8 năm 2007.
  5. ^ Jacob Abbott (1858). Rollo on the Atlantic. DeWolfe, Fiske, & Co., Publishers. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2011.
  6. ^ Oxford Companion to Ships and the Sea. tr. 454.