Giải thưởng Lương thực Thế giới
Giải thưởng Lương thực Thế giới | |
---|---|
Tài trợ | General Foods, John Ruan và gia đình, nhiều người khác kế tục |
Địa điểm | Des Moines, Iowa, Hoa Kỳ |
Được trao bởi | Quỹ Giải thưởng Lương thực Thế giới |
Phần thưởng | Bằng khen, vật điêu khắc lưu niệm và giải thưởng trị giá 250.000 đô la Mỹ |
Lần đầu tiên | 1987 |
Trang chủ | worldfoodprize |
Giải thưởng Lương thực Thế giới (tiếng Anh: World Food Prize) là giải thưởng quốc tế ghi nhận thành quả của các cá nhân đã nâng cao sự phát triển con người thông qua việc tăng cường chất lượng, số lượng hoặc tính sẵn sàng của lương thực trên thế giới.[1] Từ ý tưởng của người nhận Giải Nobel Hòa bình Norman Borlaug được hỗ trợ từ Hiệp hội các công ty lương thực (General Foods)[2] sáng lập ra giải thưởng năm 1986, quảng bá là Giải Nobel hoặc danh hiệu cao quý nhất trong lĩnh vực lương thực và nông nghiệp.[3] Hiện Quỹ Giải thưởng Lương thực Thế giới (World Food Prize Foundation) quản lý giải thưởng này với sự hỗ trợ của nhiều nhà tài trợ.[4][5] Từ năm 1987, giải thưởng được trao hàng năm để ghi nhận những đóng góp trong bất kỳ lĩnh vực nào liên quan đến việc cung ứng lương thực thế giới, như khoa học động thực vật, nuôi trồng thủy sản, khoa học đất, bảo tồn nước, dinh dưỡng, sức khỏe, khoa học hạt giống, bệnh thực vật, bảo vệ cây trồng, công nghệ thực phẩm, an toàn thực phẩm, chính sách, nghiên cứu, cơ sở hạ tầng, cứu trợ khẩn cấp và xóa đói giảm nghèo.[6]
Những người đoạt giải được vinh danh và nhận thưởng trong lễ trao giải tại Iowa State Capitol, Des Moines, Iowa.[7] Người đoạt giải được trao giấy chứng nhận, tác phẩm điêu khắc do Saul Bass thiết kế cùng tiền thưởng 250.000 đô la Mỹ.[8][9]
Quỹ cũng nhắm tới mục tiêu "truyền cảm hứng cho thành tích đặc biệt trong việc đảm bảo lương thực và dinh dưỡng đầy đủ cho tất cả mọi người".[10] Một số sự kiện và danh hiệu liên quan bao gồm Hội thảo chuyên đề Giải thưởng Lương thực Thế giới (World Food Prize Symposium) hoặc Đối thoại Borlaug, Hội nghị thượng đỉnh Iowa về nạn đói và các chương trình giới trẻ như Thực tập quốc tế Borlaug-Ruan (Borlaug-Ruan International Internships).[11][12]
Lịch sử
[sửa | sửa mã nguồn]Norman Borlaug (1914–2009) được trao giải Nobel Hòa bình năm 1970 cho những đóng góp giúp tăng sản lượng lương thực toàn cầu. Chủ tịch Hội đồng Nobel Aase Lionæs đưa ra lý do về mối liên kết việc cung cấp lương thực thiết yếu cho thế giới là một đường lối mang lại hòa bình. Hơn nữa, việc gia tăng sản lượng lương thực giúp cho các nhà hoạch định chính sách trên toàn thế giới có thêm thời gian để tìm ra phương cách nuôi sống dân số đang ngày phát triển.[13] 12 năm sau, Borlaug tiếp cận Quỹ Nobel với đề xuất thành lập thêm giải thưởng cho lĩnh vực lương thực và nông nghiệp. Nhưng Quỹ Nobel bị di chúc của Alfred Nobel ràng buộc không được tạo ra một giải thưởng mới như vậy. Borlaug vẫn tiếp tục tìm kiếm nhà tài trợ tại nơi khác.[10]
Năm 1986, dưới sự lãnh đạo của Phó Chủ tịch A. S. Clausi, công ty General Foods đồng ý thành lập giải thưởng và trở thành nhà tài trợ sáng lập.[14] Công ty đưa ra số tiền 200.000 đô la Mỹ, tương đương với giá trị của giải Nobel thời điểm ấy.[15][16] Năm 1990, doanh nhân và nhà từ thiện John Ruan cùng gia đình đã nhận lấy việc tài trợ này. Gia đình Ruan thành lập Quỹ Giải thưởng Lương thực Thế giới với số tiền hỗ trợ phía sau là 10 triệu đô la Mỹ. Năm 2000, Kenneth M. Quinn được bổ nhiệm làm chủ tịch. Borlaug, Ruan và Quinn đều đến từ tiểu bang Iowa, Hoa Kỳ.[17] Barbara Stinson kế nhiệm Quinn làm chủ tịch thứ nhì vào năm 2019.[18][19]
Quỹ mua lại Thư viện Cũ Downtown Des Moines và gia đình Ruan chi 5 triệu đô la Mỹ để cải tạo thành trụ sở Quỹ Giải thưởng Lương thực Thế giới.[12][20] Một vài nhà tài trợ tiếp tục đóng góp hơn 20 triệu đô la Mỹ trong chiến dịch biến tòa nhà thành bảo tàng công cộng Sảnh danh dự để vinh danh Borlaug và những người nhận Giải thưởng Lương thực Thế giới. Các nhà tài trợ khác đó gồm hơn 100 quỹ từ thiện, các tập đoàn và cá nhân đã giúp duy trì giải thưởng và các sự kiện liên quan của Quỹ.[5][21] Phòng họp Nhà sáng lập tại Sảnh danh dự tưởng niệm 27 cá nhân đã góp phần quan trọng trong việc hình thành giải thưởng.[22]
Norman Borlaug là chủ tọa đầu tiên của Ủy ban tuyển chọn người nhận Giải thưởng Lương thực Thế giới. Năm 2009, Borlaug chỉ định người kế nhiệm là M. S. Swaminathan cũng chính là người nhận giải đầu tiên.[11] Hiện tại, người đoạt giải năm 2009 Gebisa Ejeta đang giữ ghế chủ tọa.[23] Chủ tọa không được quyền bỏ phiếu, các thành viên khác trong ủy ban đều được giữ kín danh tính.[24]
Người nhận Giải thưởng Lương thực Thế giới
[sửa | sửa mã nguồn]Năm | Người nhận | Quốc gia[a] | Lý do | T.k |
---|---|---|---|---|
1987 | M. S. Swaminathan | Ấn Độ | Lãnh đạo và nghiên cứu khoa học trong việc giới thiệu các giống lúa mì và lúa gạo năng suất cao đến Ấn Độ vào thập niên 1960, khởi động Cách mạng Xanh ở Ấn Độ và lãnh đạo tại Viện nghiên cứu lúa quốc tế[25] (The International Rice Research Institute - IRRI) | [26][27][2] |
1988 | Robert F. Chandler | Hoa Kỳ | Lãnh đạo thành lập IRRI và Trung tâm Rau Thế giới,[28] mở đường hình thành ra Nhóm Tổ chức Cố vấn Quốc tế về Nghiên cứu Nông nghiệp[29] (The Consultative Group on International Agricultural Research - CGIAR), và nghiên cứu khoa học dẫn đến phát triển lúa gạo năng suất cao | [30][31] |
1989 | Verghese Kurien | Ấn Độ | Lãnh đạo trong Chiến dịch Lũ lụt, giúp nông dân làm chủ hợp tác xã của mình, kéo theo Ấn Độ trở thành nhà sản xuất sữa lớn nhất | [32][33] |
1990 | John Niederhauser | Hoa Kỳ | Lãnh đạo và nghiên cứu khoa học trong sản xuất và cải thiện khả năng chống lại dịch hại của khoai tây | [34][35] |
1991 | Nevin S. Scrimshaw | Hoa Kỳ | Nghiên cứu dinh dưỡng chống lại sự thiếu hụt protein, iốt, sắt và phát triển các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng | [36][37] |
1992 | Edward F. Knipling | Hoa Kỳ | Phát triển kỹ thuật côn trùng vô trùng[38] để kiểm soát ký sinh trùng gây hại cho nguồn cung cấp lương thực | [39][40][41] |
Raymond Bushland | ||||
1993 | Hà Khang | Trung Quốc | Cải cách trên cương vị bộ trưởng Bộ Nông nghiệp, khiến Trung Quốc tự túc được sản xuất lương thực | [42][43] |
1994 | Muhammad Yunus | Bangladesh | Phổ biến chương trình tín dụng vi mô sáng tạo cho người nghèo, mang lại hàng triệu người khả năng tiếp cận nhiều lương thực hơn và dinh dưỡng tốt hơn | [44][45][46] |
1995 | Hans Rudolf Herren | Thụy Sĩ | Phát triển chương trình kiểm soát dịch bệnh rệp sáp hại sắn châu Phi | [47][48] |
1996 | Henry Beachell | Hoa Kỳ | Tạo ra những tiến bộ trong công tác gây giống dẫn đến tăng sản lượng lúa gạo đáng kể, mang lại lợi ích cho nhiều quốc gia | [49][50] |
Gurdev Khush | Ấn Độ | |||
1997 | Ray F. Smith | Hoa Kỳ | Nỗ lực cá nhân và nỗ lực chung trong việc phát triển kỹ thuật quản lý dịch hại tổng hợp (integrated pest management - IPM) bền vững | [51][52] |
Perry Adkisson | ||||
1998 | B.R. Barwale | Ấn Độ | Cải thiện khả năng tiếp cận thương mại cho hạt giống chất lượng cao trên khắp Ấn Độ | [53][54] |
1999 | Walter Plowright | Anh Quốc | Phát triển vắc xin chống lại dịch tả gia súc | [55][56] |
2000 | Evangelina Villegas | México | Nghiên cứu và lãnh đạo việc nâng cao năng suất và hàm lượng dinh dưỡng cây ngô thông qua phát triển ngô protein chất lượng cao (quality protein maize - QPM) | [57][58][59] |
Surinder Vasal | Ấn Độ | |||
2001 | Per Pinstrup-Andersen | Đan Mạch | Nỗ lực nghiên cứu dẫn đến thay đổi chính sách tại một số quốc gia liên quan đến trợ cấp lương thực | [60][61] |
2002 | Pedro A. Sanchez | Hoa Kỳ | Phát triển phương pháp phục hồi độ màu mỡ cho đất bạc màu ở châu Phi và Nam Mỹ | [62][63][64] |
2003 | Catherine Bertini | Liên Hợp Quốc | Chuyển hóa Chương trình Lương thực Thế giới thành tổ chức cứu trợ lương thực nhân đạo hiệu quả | [65][66][67] |
2004 | Viên Long Bình | Trung Quốc | Phát triển các giống lúa lai đầu tiên, gồm những công nghệ cần thiết | [68][69][70] |
Monty Jones | Sierra Leone | Phát triển các giống NERICA (New Rice for Africa - Lúa mới cho châu Phi), với tiềm năng tăng năng suất lúa ở châu Phi | [68][71][72] | |
2005 | Modadugu Vijay Gupta | Ấn Độ | Phát triển và phổ biến kỹ thuật nuôi cá nước ngọt chi phí thấp | [73][74][75] |
2006 | Edson Lobato | Brasil | Nỗ lực cá nhân trong khoa học và chính sách đã khai mở nông nghiệp tại khu vực Cerrado của Brazil | [76][77][78] |
Alysson Paolinelli | ||||
Andrew Colin McClung | Hoa Kỳ | |||
2007 | Philip E. Nelson | Hoa Kỳ | Cải thiện công nghệ bao bì vô trùng và phổ biến toàn thế giới | [79][80][75] |
2008 | Bob Dole | Hoa Kỳ | Lãnh đạo hướng tới khuyến khích cam kết toàn cầu dành cho bữa ăn học đường | [81][82][83] |
George McGovern | ||||
2009 | Gebisa Ejeta | Ethiopia | Phát triển giống cao lương châu Phi đầu tiên chịu hạn và cỏ phù thủy ký sinh Striga | [84][85][86] |
2010 | David Beckmann | Hoa Kỳ | Lãnh đạo tại hai tổ chức cơ sở giải quyết vấn đề nạn đói và dinh dưỡng | [87][88][89] |
Jo Luck | ||||
2011 | John Kufuor | Ghana | Thiết lập và thực hiện các chính sách của chính phủ nhằm xóa đói giảm nghèo ở đất nước mình | [90][91][92] |
Luiz Inácio Lula da Silva | Brasil | |||
2012 | Daniel Hillel | Israel | Lên ý tưởng và thực hiện tưới nhỏ giọt tại các vùng đất khô hạn | [93][94][95] |
2013 | Marc Van Montagu | Bỉ | Thành tựu cá nhân trong công nghệ sinh học nông nghiệp hiện đại hỗ trợ tính bền vững và an ninh lương thực toàn cầu (có tranh cãi[b]) | [101][102][103] |
Mary-Dell Chilton | Hoa Kỳ | |||
Robert Fraley | ||||
2014 | Sanjaya Rajaram | Ấn Độ México |
Phát triển 480 giống lúa mì kháng bệnh và tăng sản lượng toàn cầu thêm 200 triệu tấn | [104][105][106] |
2015 | Fazle Hasan Abed | Bangladesh | Xây dựng một tổ chức giảm nghèo hiệu quả ở Bangladesh và 10 quốc gia khác | [107][108][109] |
2016 | Maria Andrade | Cabo Verde | Phát triển "giải pháp tăng cường các vi chất bằng sinh học (biofortification)[110] thành công nhất" cho khoai lang ruột cam cao sản và chống chịu tốt | [111][112][113] |
Robert Mwanga | Uganda | |||
Jan Low | Hoa Kỳ | |||
Howarth Bouis | Hoa Kỳ | Thực hiện cách tiếp cận đa thể chế với giải pháp tăng cường cá vi chất bằng sinh học như là chiến lược nhân giống cây trồng toàn cầu | ||
2017 | Akinwumi Adesina | Nigeria | Lãnh đạo và đổi mới xây dựng ý chí chính trị để biến chuyển nông nghiệp châu Phi ở tất cả các cấp | [114][115][116] |
2018 | Lawrence Haddad | Anh Quốc Nam Phi |
Chú trọng đưa tình trạng suy dinh dưỡng bà mẹ và trẻ em thành vấn đề trọng tâm ở cấp quốc gia và quốc tế | [117][118] |
David Nabarro | Anh Quốc Liên Hợp Quốc | |||
2019 | Simon N. Groot | Hà Lan | Trao quyền cho nông dân sản xuất nhỏ ở hơn 60 quốc gia thông qua tăng cường sản xuất rau củ | [119][120][121] |
2020 | Rattan Lal | Ấn Độ Hoa Kỳ |
Tiếp cận lấy đất làm trọng tâm làm tăng sản lượng lương thực bền vững | [122][123][124] |
2021 | Shakuntala H. Thilsted | Trinidad và Tobago Đan Mạch |
Thành tựu tiên phong trong tiếp cận cải thiện dinh dưỡng từ cá nhỏ vào khẩu phần thực phẩm | [125][126][127] |
2022 | Cynthia E. Rosenzweig | Hoa Kỳ | Tiên phong trong việc mô hình hóa tác động của biến đổi khí hậu lên sản xuất lương thực toàn cầu. | [128][129][130] |
Sự kiện liên quan
[sửa | sửa mã nguồn]Quỹ được mở rộng ra một số sự kiện liên quan như Hội nghị Chuyên đề Quốc tế Norman E. Borlaug, hay còn gọi là Hội nghị Giải thưởng Lương thực Thế giới hoặc Đối thoại Borlaug.[11][12] Năm 1994, Học viện Thanh niên được thành lập nhằm thúc đẩy giới trẻ trong lĩnh vực nông nghiệp, lương thực, dân số và các ngành khoa học liên quan. Các học viện Thanh niên đã được thành lập ở 24 tiểu bang của Hoa Kỳ và ba quốc gia khác.[131] Dựa trên những bài luận, học sinh trung học được chọn để tham gia hoạt động của học viện. Tham gia học viện cũng là điều kiện đủ để được vào chương trình thực tập dài tám tuần.[132]
Chương trình Thực tập Quốc tế Borlaug-Ruan mang lại cho học sinh trung học cơ hội tám tuần trải nghiệm thực tế, làm việc với các nhà khoa học và nhà hoạch định chính sách nổi tiếng thế giới trong lĩnh vực thiếu đói và dinh dưỡng tại những trung tâm nghiên cứu hàng đầu trên thế giới.[133] Chương trình thực tập ra đời năm 1998 và đã tài trợ cho hơn 350 thực tập sinh Borlaug-Ruan đến 34 trung tâm nghiên cứu nông nghiệp trên khắp thế giới.[134] Từ năm 2007, trong tuần sự kiện Giải thưởng Lương thực Thế giới cũng diễn ra Hội nghị thượng đỉnh Iowa về nạn đói. Sự kiện rộng mở cho công chúng tham gia và tôn vinh vai trò người bang Iowa trong việc chống lại nạn đói và tăng cường an ninh lương thực mỗi năm.[135]
Ghi chú
[sửa | sửa mã nguồn]Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ “The World Food Prize” [Giải thưởng Lương thực Thế giới] (PDF) (bằng tiếng Anh). Iowa Legislature. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 27 tháng 4 năm 2018. Truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2022.
- ^ a b Norman Borlaug 1914 – 2009 (PDF), ISAAA, tr. 3, lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 27 tháng 2 năm 2021, truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2022
- ^ Hesser (2006), tr. 138, 140.
- ^ Quinn, Kenneth M. (ngày 11 tháng 9 năm 2012). “A Nobel Prize for Food and Agriculture” [Giải Nobel cho Lương thực và Nông nghiệp]. obamawhitehouse.archives.gov (bằng tiếng Anh). The White House. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2022.
- ^ a b World Food Prize, Sponsors.
- ^ World Food Prize, World Food Prize Nomination Criteria.
- ^ World Food Prize, Laureate Award Ceremony.
- ^ World Food Prize, About the Foundation.
- ^ World Food Prize, Laureate Luncheon Keynote Address. Introduction..
- ^ a b Hesser (2006), tr. 136.
- ^ a b c Quinn (2015), tr. 423.
- ^ a b c Hesser (2006), tr. 138.
- ^ Hesser (2006), tr. 132.
- ^ Clausi, A.S. (ngày 1 tháng 10 năm 2009). “Letters” [Thư tín]. Institute of Food Technologists (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 6 tháng 4 năm 2022.
- ^ Hesser (2006), tr. 137.
- ^ World Food Prize, Biography: Dr Mankombu Sambasivan Swaminathan.
- ^ Hesser (2006), tr. 137-138.
- ^ Jeremiah (ngày 13 tháng 11 năm 2019). “World Food Prize Foundation Names Barbara Stinson President” [Quỹ Giải thưởng Lương thực Thế giới có Barbara Stinson làm chủ tịch]. Leadership (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 6 tháng 4 năm 2022.
- ^ “Stinson to succeed Quinn as World Food Prize Foundation president” [Stinson kế nhiệm Quinn làm chủ tịch Quỹ Giải thưởng Lương thực Thế giới] (bằng tiếng Anh). Institute of Food Technologists. ngày 13 tháng 11 năm 2019. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 6 tháng 4 năm 2022.
- ^ Elbert, David (ngày 9 tháng 10 năm 2011). “Ruan family's vision realized with Hall of Laureates opening” [Tầm nhìn của gia đình Ruan được hiện thực hóa với việc khai trương Đại sảnh trao giải]. The Des Moines Register (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 2 năm 2013.
- ^ World Food Prize, World Food Prize Receives $5 Million Pledge.
- ^ “Founders Boardroom” [Phòng họp Nhà sáng lập]. Hall of Laureates (bằng tiếng Anh). The World Food Prize Foundation. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 6 tháng 4 năm 2022.
- ^ Ambrose, Emma Ea (ngày 2 tháng 7 năm 2018). “Gebisa Ejeta appointed chair of the World Food Prize Laureate Selection Committee” [Gebisa Ejeta được chỉ định làm chủ tọa Ủy ban tuyển chọn người nhận Giải thưởng Lương thực Thế giới] (bằng tiếng Anh). Purdue University. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 6 tháng 4 năm 2022.
- ^ Hesser (2006), tr. 143.
- ^ Thanh Trà (ngày 27 tháng 11 năm 2014), “Thành lập Văn phòng quốc gia của Viện nghiên cứu lúa quốc tế tại Việt Nam”, Nhân Dân, truy cập ngày 23 tháng 3 năm 2022
- ^ World Food Prize, 1987: Swaminathan.
- ^ Hesser (2006), tr. 140.
- ^ Thanh Hà (ngày 5 tháng 4 năm 2019), “Khám phá bên trong ngân hàng lưu giữ hạt giống rau lớn nhất thế giới”, Lao Động, lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 4 năm 2019, truy cập ngày 23 tháng 3 năm 2022
- ^ “Bằng cách nào chúng tôi có thể giúp các bạn?” (PDF), CGIAR, lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 10 tháng 5 năm 2012, truy cập ngày 23 tháng 3 năm 2022
- ^ World Food Prize, 1988: Chandler.
- ^ “Robert F. (Robert Flint) Chandler”, Rockefeller Archive Center, Rockefeller Foundation, lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 12 năm 2021, truy cập ngày 23 tháng 3 năm 2022
- ^ World Food Prize, 1989: Kurien.
- ^ World Food Prize, Dairy Distribution Pioneer Named 1989 World Food Prize Winner.
- ^ World Food Prize, 1990: Niederhauser.
- ^ Ridinger 2014, tr. 71.
- ^ World Food Prize, 1991: Scrimshaw.
- ^ Chandler, David L. (ngày 11 tháng 2 năm 2013), “Nevin S. Scrimshaw, pioneer in nutrition research, dies at 95” [Nhà tiên phong nghiên cứu dinh dưỡng Nevin S. Scrimshaw qua đời ở tuổi 95], MIT News (bằng tiếng Anh), Massachusetts Institute of Technology, lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 12 năm 2021, truy cập ngày 23 tháng 3 năm 2022
- ^ “IAEA tiến hành thử nghiệm thành công máy bay không người lái trong cuộc chiến chống muỗi truyền bệnh”, Cục An toàn bức xạ và hạt nhân, ngày 23 tháng 4 năm 2018
- ^ World Food Prize, 1992: Knipling and Bushland.
- ^ Walters, Donna K. H. (ngày 13 tháng 10 năm 1992), “Scientists Honored for 'Biological' Pest Control Work : Agricultural: Two Americans receive World Food Prize for method now used to fight the Medfly and others.” [Các nhà khoa học được vinh danh cho Công việc Kiểm soát Dịch hại 'Sinh học': Nông nghiệp: Hai người Mỹ nhận Giải thưởng Lương thực Thế giới cho phương pháp hiện được dùng để chống lại ruồi vàng đục quả và những loài khác], Los Angeles Times (bằng tiếng Anh), lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 12 năm 2021, truy cập ngày 23 tháng 3 năm 2022
- ^ “Edward Knipling and Raymond Bushland Win Award for the Sterile Insect Technique” [Edward Knipling và Raymond Bushland thắng giải cho Kỹ thuật côn trùng vô trùng], Entomology Today (bằng tiếng Anh), Entomological Society of America, ngày 22 tháng 6 năm 2016, lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 12 năm 2021, truy cập ngày 23 tháng 3 năm 2022
- ^ World Food Prize, 1993: He.
- ^ Chinese official given prize for food production [Quan chức Trung Quốc được trao giải về sản xuất lương thực] (bằng tiếng Anh), United Press International, ngày 14 tháng 10 năm 1993, lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 12 năm 2021, truy cập ngày 23 tháng 3 năm 2022
- ^ World Food Prize, 1994: Yunus.
- ^ World Food Prize, Muhammad Yunus. 1994 Laureate.
- ^ Trần Kiên; Hoài Linh (ngày 13 tháng 10 năm 2006), “Chân dung chủ nhân giải Nobel hòa bình 2006”, VietnamNet, Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 11 năm 2006
- ^ World Food Prize, 1995: Herren.
- ^ Leybold-Johnson, Isobel (ngày 11 tháng 7 năm 2011), “How a Swiss scientist saved 20 million people” [Cách mà nhà khoa học Thụy Sĩ cứu giúp 20 triệu người], Swissinfo (bằng tiếng Anh), lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 12 năm 2021, truy cập ngày 23 tháng 3 năm 2022
- ^ World Food Prize, 1996: Beachell and Khush.
- ^ Hill, Steve (ngày 19 tháng 10 năm 1996), “Beachell Wins World Food Prize” [Beachell thắng Giải Lương thực Thế giới], AgriLife Today (bằng tiếng Anh), Texas A&M University, lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 12 năm 2021, truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2022
- ^ World Food Prize, 1997: Adkisson and Smith.
- ^ “Dr. Perry Adkisson Inducted into Heritage Hall of Honor” [Tiến sĩ Perry Adkisson được vinh danh vào Đại sảnh Di sản], AgriLife Today (bằng tiếng Anh), Texas A&M University, ngày 6 tháng 10 năm 1998, lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 12 năm 2021, truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2022
- ^ World Food Prize, 1998: Barwale.
- ^ “Barwale, Indian seed-specialist, gets World Food Prize” [Chuyên gia hạt giống Ấn Độ Barwale nhận Giải Lương thực Thế giới], Rediff (bằng tiếng Anh), ngày 14 tháng 10 năm 1998, lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 12 năm 2021, truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2022
- ^ World Food Prize, 1999: Plowright.
- ^ “Food prize for cattle saviour” [Giải thưởng Lương thực dành cho vị cứu tinh gia súc] (bằng tiếng Anh). BBC News. ngày 22 tháng 9 năm 1999. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2022.
- ^ World Food Prize, 2000: Vasal & Villegas.
- ^ Listman, Mike (ngày 7 tháng 6 năm 2017). “CIMMYT renames lab to honor Evangelina Villegas, World Food Prize laureate” [CIMMYT đổi tên phòng thí nghiệm để vinh danh Evangelina Villegas, người đoạt Giải thưởng Lương thực Thế giới] (bằng tiếng Anh). International Maize and Wheat Improvement Center. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2022.
- ^ Nguyễn Bích Lan, tr. 200.
- ^ World Food Prize, 2001: Pinstrup-Andersen.
- ^ Giese, James H. (ngày 1 tháng 12 năm 2001). “Danish Economist Wins 2001 World Food Prize” [Nhà kinh tế học Đan Mạch thắng Giải thưởng Lương thực Thế giới 2001] (bằng tiếng Anh). Institute of Food Technologists. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2022.
- ^ World Food Prize, 2002: Sanchez.
- ^ “Pedro Sanchez Wins World Food Prize”. University of California, Berkeley. ngày 12 tháng 8 năm 2002. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2022.
- ^ “Tiến sĩ nông học Cuba và Giải thưởng lương thực thế giới”, Tin tức, ngày 11 tháng 8 năm 2014, lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 6 năm 2017, truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2022
- ^ World Food Prize, 2003: Bertini.
- ^ Pack, Darrin (ngày 3 tháng 11 năm 2016). “World Food Prize laureate Catherine Bertini speaks at Purdue” [Người nhận Giải thưởng Lương thực Thế giới Catherine Bertini phát biểu tại Purdue] (bằng tiếng Anh). Purdue University. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2022.
- ^ “Người được giải WFP ủng hộ cho công nghệ chống hạn của AG” (PDF), Bản tin cây trồng công nghệ sinh học, ISAAA, tr. 8, tháng 8 năm 2012
- ^ a b World Food Prize, 2004: Jones and Yuan.
- ^ Krishnankutty, Pia (ngày 24 tháng 5 năm 2021). “Yuan Longping, the poor farmer's son who created hybrid rice & saved millions from famine” [Viên Long Bình, con trai nông dân nghèo tạo ra lúa lai và cứu hàng triệu người khỏi nạn đói]. ThePrint (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2022.
- ^ Bùi Bá Bổng (ngày 3 tháng 6 năm 2021), “Câu chuyện lúa lai: Một góc nhìn toàn cảnh”, Nông nghiệp Việt Nam, truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2022
- ^ “Scientist wins prize for new African rice” [Nhà khoa học thắng giải nhờ giống lúa châu Phi mới]. Africa Renewal (bằng tiếng Anh). United Nations. tháng 1 năm 2005. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2022.
- ^ Minh Sơn (ngày 30 tháng 3 năm 2004), “Công bố Giải thưởng Lương thực thế giới 2004”, VietNamNet, Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 12 năm 2004
- ^ World Food Prize, 2005: Gupta.
- ^ “Indian scientist bags World Food Prize worth $250,000” [Nhà khoa học Ấn Độ bỏ túi Giải Lương thực Thế giới trị giá 250.000 đô la]. The Financial Express (bằng tiếng Anh). ngày 13 tháng 6 năm 2005. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2022.
- ^ a b “Nền Nông nghiệp của Thế kỷ 21”, Tạp chí điện tử của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, Đại sứ quán Hợp chúng quốc Hoa Kỳ - Hà Nội, Việt Nam, tháng 3 năm 2010, Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 4 năm 2016
- ^ World Food Prize, 2006: Lobato, McClung, Paolinelli.
- ^ Connor, Loomis & Cassman 2011, tr. 479.
- ^ “Giải thưởng "Lương thực thế giới năm 2006"”, Quân đội nhân dân, ngày 26 tháng 10 năm 2006, truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2022
- ^ World Food Prize, 2007: Nelson.
- ^ Howard, Dave (ngày 17 tháng 12 năm 2012). “Interview with Dr Philip Nelson, 2007 World Food Prize Winner” [Phỏng vấn tiến sĩ Philip Nelson, người thắng Giải Lương thực Thế giới 2007] (bằng tiếng Anh). IFIS Publishing. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2021.
- ^ World Food Prize, 2008: Dole and McGovern.
- ^ “Robert Dole, George McGovern Awarded 2008 World Food Prize” [Robert Dole, George McGovern được trao Giải Lương thực Thế giới 2008] (bằng tiếng Anh). Environment News Service. NBC News. ngày 13 tháng 6 năm 2008. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2022.Quản lý CS1: khác (liên kết)
- ^ “Giải lương thực thế giới năm 2008 thuộc về hai nghị sỹ Mỹ” (PDF), Bản tin cây trồng công nghệ sinh học, ISAAA, tr. 2, ngày 4 tháng 7 năm 2008
- ^ World Food Prize, 2009: Ejeta.
- ^ “Ethiopian scientist wins World Food Prize” [Nhà khoa học Ethiopia thắng Giải Lương thực Thế giới]. CTV News (bằng tiếng Anh). Associated Press. ngày 12 tháng 6 năm 2009. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2022.Quản lý CS1: khác (liên kết)
- ^ “Khoa học gia Ejeta nhận giải thưởng World Food Prize”, VOA Tiếng Việt, ngày 15 tháng 1 năm 2010, Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 5 năm 2021, truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2022
- ^ World Food Prize, 2010: Beckmann and Luck.
- ^ Kelley, Matt (ngày 16 tháng 6 năm 2010). “World Food Prize winners come from nonprofit organizations” [Những người thắng Giải thưởng Lương thực Thế giới đến từ các tổ chức phi lợi nhuận]. Radio Iowa (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2022.
- ^ Jerilyn Watson (ngày 22 tháng 6 năm 2010), “Ông David Beckmann, bà Jo Luck được trao giải Lương Thực Thế Giới”, VOA Tiếng Việt, Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 1 năm 2021, truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2022
- ^ World Food Prize, 2011: Kufuor and Lula.
- ^ Deshpande, Vivek (4 tháng 11 năm 2011). “Lead to feed is prize message” [Thông điệp giải thưởng là lãnh đạo để xóa đói nghèo]. The Indian Express (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2022.
- ^ Steve Baragona (ngày 14 tháng 10 năm 2011), “Cựu Tổng thống Brazil và Ghana được Giải thưởng Lương thực Thế giới”, VOA Tiếng Việt, truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2022
- ^ World Food Prize, 2012: Hillel.
- ^ Krajick, Kevin (ngày 12 tháng 6 năm 2012). “Daniel Hillel, Originator of High-Efficiency Irrigation, to Receive World Food Prize” [Daniel Hillel, người khởi xướng hệ thống tưới tiêu hiệu quả cao, nhận Giải thưởng Lương thực Thế giới]. State of the Planet (bằng tiếng Anh). Columbia Climate School. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2022.
- ^ “Israel hướng tới RIO+20”, Đại sứ quán Israel tại Việt Nam, ngày 18 tháng 6 năm 2012, truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2022
- ^ Lappé, Frances Moore (ngày 26 tháng 6 năm 2013). “Choice of Monsanto Betrays World Food Prize Purpose, Say Global Leaders” [Lãnh đạo toàn cầu phát biểu: Chọn Mosanto là phản bội mục đích Giải thưởng Lương thực Thế giới]. Huffington Post (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 9 năm 2016. Truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2022.
- ^ Dan Charles (ngày 19 tháng 6 năm 2013). “And The Winner Of The World Food Prize Is ... The Man From Monsanto” [Và người thắng Giải thưởng Lương thực Thế giới đến từ... Monsanto]. NPR (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 2 năm 2014. Truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2022.
- ^ “World Food Prize event in Iowa confronts divisive issues of biotech crops and global warming” [Sự kiện Giải thưởng Lương thực Thế giới ở Iowa đối mặt với các vấn đề tranh cãi về cây trồng dùng công nghệ sinh học và sự nóng lên toàn cầu]. The Washington Post (bằng tiếng Anh). ngày 17 tháng 10 năm 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 10 năm 2013.
- ^ “World Food Prize Laureate Dr Robert Fraley to Donate Award to Support Advancement in Plant Science” (bằng tiếng Anh). News Source: Sara Miller; News Writer: LeAnn Ormsby. University of Illinois Foundation. ngày 16 tháng 10 năm 2013. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2022.Quản lý CS1: khác (liên kết)
- ^ Jackson, Sharyn (ngày 16 tháng 10 năm 2014). “3 arrested protesting World Food Prize” [Ba người bị bắt chống lại Giải thưởng Lương thực Thế giới]. The Des Moines Register (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2022.
- ^ World Food Prize, 2013: Van Montagu, Chilton, Fraley.
- ^ “2013 World Food Prize Honors Biotech Pioneers” [Giải thưởng Lương thực Thế giới 2013 vinh danh nhà tiền phong công nghệ sinh học]. GlobeNewswire (bằng tiếng Anh). ngày 19 tháng 6 năm 2013. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2022.
- ^ “Giải Lương Thực Thế Giới Trao Cho Hãng Monsato, Bị Chống”. Việt Báo. ngày 20 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2022.
- ^ World Food Prize, 2014: Rajaram.
- ^ “India-born scientist Sanjaya Rajaram named winner of 2014 World Food Prize” [Nhà khoa học gốc Ấn Sanjaya Rajaram được xướng tên người chiến thắng Giải thưởng Lương thực Thế giới 2014]. The Economic Times (bằng tiếng Anh). ngày 19 tháng 6 năm 2014. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2022.
- ^ V.Đ (ngày 16 tháng 10 năm 2014), “Giải thưởng Lương thực Thế giới 2014 tôn vinh những cải tiến trong nông nghiệp”, Tin tức, truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2022
- ^ World Food Prize, 2015: Abed.
- ^ Jones, Sam (ngày 2 tháng 7 năm 2015). “Brac's Sir Fazle Hasan Abed wins 2015 World Food prize for reducing poverty” [Ngài Fazle Hasan Abed của Brac thắng Giải thưởng Lương Thực Thế giới 2015 cho thành quả làm giảm nghèo đói]. The Guardian (bằng tiếng Anh). Phát triển toàn cầu được BMFG hỗ trợ. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2022.
- ^ “Người sáng lập BRAC được trao giải World Food Prize 2015” (PDF), Bản tin cây trồng công nghệ sinh học, ISAAA, tr. 2, tháng 7 năm 2015
- ^ Dương Hoa Xô (ngày 3 tháng 2 năm 2005), “Tạo giống lúa biến đổi gen giàu vi chất dinh dưỡng”, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thành phố Hồ Chí Minh, lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 7 năm 2016, truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2022
- ^ World Food Prize, 2016: Andrade, Bouis, Low and Mwanga.
- ^ “World Food Prize puts focus on biofortification”. MS Swaminathan Research Foundation. ngày 29 tháng 7 năm 2016. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2022.
- ^ “Giải thưởng Lương thực Thế giới 2016 được trao cho những thành tựu tiên phong của giải pháp tăng cường vi chất bằng sinh học (biofortification)”, Viện Di Truyền Nông Nghiệp, ngày 1 tháng 8 năm 2016, truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2022
- ^ World Food Prize, 2017: Adesina.
- ^ “IFPRI Congratulates Akinwumi Adesina on 2017 World Food Prize” [IFPRI chúc mừng Akinwumi Adesina nhận Giải thưởng Lương thực Thế giới 2017] (bằng tiếng Anh). International Food Policy Research Institute. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2022.
- ^ Hồng Anh (ngày 11 tháng 7 năm 2017), theo BBC, “Người châu Phi đầu tiên giành Giải thưởng Lương thực Thế giới”, Bảo vệ Rừng và Môi trường, lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 1 năm 2021, truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2022
- ^ World Food Prize, 2018: Haddad and Nabarro.
- ^ “Lawrence Haddad and David Nabarro, 2018 World Food Prize Laureates” [Lawrence Haddad và David Nabarro nhận Giải thưởng Lương thực Thế giới 2018]. Scaling Up Nutrition (bằng tiếng Anh). SUN. ngày 19 tháng 10 năm 2018. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2022.
- ^ World Food Prize, 2019: Groot.
- ^ Doody, Alison (ngày 16 tháng 10 năm 2019). “2019 World Food Prize recognizes the impact of bringing improved seeds to Africa, Asia and Latin America” [Giải thưởng Lương thực Thế giới 2019 ghi nhận ảnh hưởng khi mang hạt giống cải tiến đến châu Phi, châu Á và châu Mỹ Latinh] (bằng tiếng Anh). International Maize and Wheat Improvement Center. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2022.
- ^ Phú Lộc (ngày 11 tháng 7 năm 2019), “Giải thưởng 'Nobel' thực phẩm thế giới 2019”, Nông nghiệp Việt Nam, lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 3 năm 2021, truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2022
- ^ World Food Prize, 2020 Lal.
- ^ “Indian-American soil scientist Rattan Lal wins prestigious World Food Prize” [Nhà khoa học đất người Mỹ gốc Ấn Rattan Lal thắng Giải thưởng Lương thực Thế giới danh giá]. Livemint (bằng tiếng Anh). Press Trust of India. ngày 12 tháng 6 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2022.
- ^ Hoàng Thảo (ngày 5 tháng 12 năm 2020), theo The Guardian, “FAO: Lớp đất bề mặt trên toàn cầu đang bị suy thoái”, Nhân Dân, truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2022
- ^ World Food Prize, 2021 Thilsted.
- ^ Pitt, David (ngày 11 tháng 5 năm 2021). “World Food Prize goes to nutrition expert for fish research” [Giải thưởng Lương thực Thế giới thuộc về chuyên gia dinh dưỡng nghiên cứu về cá]. Associated Press (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2022.
- ^ Ben Belton (ngày 25 tháng 5 năm 2021), Anh Thư biên dịch, bài gốc The 2021 World Food Prize recognizes that fish are key for reducing hunger and malnutrition trên The Conversation, “Giải thưởng Lương thực Thế giới 2021: Ghi nhận vai trò cải thiện dinh dưỡng của cá nhỏ”, Khoa học & Phát triển, truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2022
- ^ World Food Prize, 2022 Rosenzweig.
- ^ “Nasa climate research scientist awarded World Food prize” [Nhà nghiên cứu khí hậu học NASA được trao giải thưởng Lương thuc Thế giới]. The Guardian (bằng tiếng Anh). ngày 5 tháng 5 năm 2021.
- ^ Cao Lực (ngày 7 tháng 5 năm 2022), “Vinh danh mô hình nông nghiệp thích ứng biến đổi khí hậu”, Người Lao Động
- ^ World Food Prize, Youth Institutes.
- ^ Hesser (2006), tr. 144–145.
- ^ Jedrzejewski, Kelly (ngày 12 tháng 11 năm 2019). “First-year student awarded study abroad funding as Borlaug-Ruan intern” [Sinh viên năm nhất được tài trợ du học với tư cách là thực tập sinh Borlaug-Ruan] (bằng tiếng Anh). Pennsylvania State University. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 6 tháng 4 năm 2022.
- ^ World Food Prize, World Food Prize Foundation Announces the 2020 Borlaug-Ruan International Internship Award Recipients.
- ^ Crumb, Michael (ngày 27 tháng 10 năm 2020). “World Food Prize, Iowa Hunger Summit: What you need to know” [Giải thưởng Lương thực Thế giới, Hội nghị thượng đỉnh Iowa về nạn đói: những điều cần biết]. BusinessRecord (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 12 năm 2021.
Thư mục
[sửa | sửa mã nguồn]- Connor, David J.; Loomis, Robert S.; Cassman, Kenneth G. (2011), Crop Ecology : Productivity and Management in Agricultural Systems [Hệ sinh thái cây trồng: Năng suất và quản lý trong các hệ thống nông nghiệp] (bằng tiếng Anh), Cambridge University Press, ISBN 978-1-139-50032-6
- Hesser, Leon F. (2006), The Man Who Fed the World: Nobel Peace Prize Laureate Norman Borlaug and His Battle to End World Hunger [Người nuôi dưỡng thế giới: Người đoạt Giải Nobel hòa bình Norman Borlaug và trận chiến chấm dứt nạn đói thế giới] (bằng tiếng Anh), Durban House Publishing Company, ISBN 978-1-930754-90-4, LCCN 2006902414
- Quinn, Kenneth M. (ngày 10 tháng 8 năm 2015). “M. S. Swaminathan-Scientist, Hunger Fighter, World Food Prize Laureate” [M. S. Swaminathan-nhà khoa học, chiến binh chống nạn đói, người nhận Giải thưởng Lương thực Thế giới] (PDF). Current Science (bằng tiếng Anh). 109 (3): 417–429.
- Ridinger, Robert B. (2014). “Review of John S. Niederhauser: Recollections of A Life in Science and Agriculture”. Journal of Agricultural & Food Information (bằng tiếng Anh). 15 (1). doi:10.1080/10496505.2014.863120. ISSN 1049-6505. S2CID 62166219 – qua Taylor & Francis.
- Nguyễn Bích Lan, Những người phụ nữ làm thay đổi thế giới, Nhà xuất bản Phụ nữ
- Trang web
- The World Food Prize - Improving the Quality, Quantity and Availability of Food in the World [Trang chủ Giải thưởng Lương thực Thế giới] (bằng tiếng Anh), World Food Prize Foundation, lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 4 năm 2022, truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2022
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]- Tư liệu liên quan tới World Food Prize tại Wikimedia Commons
- Iowa Hunger Summit official website (tiếng Anh)
- Hall of Laureates official website (tiếng Anh)