Thú nhân
Bài này không có nguồn tham khảo nào. (tháng 11/2021) |
Thú nhân (Therianthropy) hay người thú là các chủng loài hư cấu xuất hiện trong các tác phẩm văn học, trò chơi, phim ảnh thể loại kỳ ảo / khoa học viễn tưởng; thông thường, thú nhân là những giống loài mang đồng thời các đặc trưng của động vật (miệng lớn, cơ thể phủ lông, đuôi, tai động vật,...) và con người (đứng thẳng, đi bằng hai chân, cầm đồ vật bằng tay, biết nói chuyện), thậm chí có khả năng tư duy tương tự loài người.
Thú nhân trong các tác phẩm khoa học viễn tưởng / kỳ ảo có khi được đặt giả thiết là có chỉ số thông minh thấp hơn con người, nhưng lại có ưu thế nổi trội về thể chất (sức bật lớn, động tác nhanh nhẹn,...); nhưng nói chung, thú nhân trong các tác phẩm khác nhau không có thiết lập cố định, tùy theo tác giả mà có sự khác biệt.
Nguồn gốc và tính chất
[sửa | sửa mã nguồn]Trong truyền thuyết, có những câu truyện kể về việc con người bị nguyền rủa biến thành động vật, ví dụ như ma cà rồng và người sói; hay trong thần thoại Hy Lạp, Quốc vương Lycaon của Arcadia vì thử năng lực của thần Zeus, đã giết một người con của mình, nấu thành thức ăn đem tới mời Zeus. Thần Zeus phát hiện việc này, trừng phạt biến ông ta thành chó sói.
Mặt khác, trong bộ sử thi Hy Lạp Odyssey, có vị nữ phù thủy Circe sử dụng phép thuật biến con người thành động vật. Trừ người sói, các quốc gia cũng có các truyền thuyết loài người biến thành động vật khác nhau; tại Trung Quốc, tiểu thuyết Lục triều chí quái có người hổ; người Maya có truyền thuyết về báo châu Mỹ; trong truyền thuyết Hawaii, có cô gái loài người cùng thần cá mập sinh ra Nanaue; vân vân.
Trong thần thoại Trung Quốc, các loài động vật có thể thông qua tu luyện và hấp thu nhật nguyệt tinh hoa trở thành yêu quái / tinh quái. Trong Tây du ký có nhân vật Ngưu Ma Vương có bản thể là khuê ngưu; trong Bạch xà truyện có xà tinh; trong Liêu trai chí dị có hồ ly tinh. Tại Nhật Bản, có truyền thuyết Bạch hạc báo ân.
Trong các tác phẩm kỳ ảo, có thể có giả thiết con người dùng phép thuật biến thân thành động vật, loại này có thể biến trở về hình người. Trong truyền thuyết Anh The Sword in the Stone, khi Merlin cùng mụ phù thủy đánh nhau từng biến thành các loài động vật để đánh. Trong Harry Potter, các phù thủy này được gọi là "hóa thú sư". Trong một vài tác phẩm khác, Druid được miêu tả là có thể biến hóa thành các loài dã thú, như trong các trò chơi World of Warcraft, Diablo, Warcraft đều có nhân vật Druid có thể sử dụng phép thuật biến thân.
Trong một số tác phẩm khoa học viễn tưởng, khỉ, khủng long hay côn trùng sau khi trải qua thời gian dài tiến hóa trở thành sinh vật hình người gần giống loài người. Ví dụ như trong Hành tinh khỉ loài khỉ đã tiến hóa đến mức thống trị loài người.
Thú nhân tiêu biểu
[sửa | sửa mã nguồn]- Horus: thân người đầu cắt. Thần bảo hộ pharaoh Ai Cập.
- Anubis: thân người đầu chó. Thần chết Ai Cập.
- Set: thân người đầu sói. Thần sức mạnh, chiến đấu, sa mạc Ai Cập.
- Sobek: thân người đầu cá sấu. Thần cá sấu Ai Cập.
- Ganesha: thân người đầu voi. Thần trí tuệ Ấn Độ.
- Minotaur: thân người đầu bò. Quái vật Hy Lạp.
- Đầu trâu và mặt ngựa: thân người đầu trâu / ngựa. Quỷ sai Việt Nam, Trung Quốc.
- Người cá: thân người đuôi cá. Sinh vật thần thoại châu Âu, Trung Quốc, Nhật Bản.
- Lamia: thân người đuôi rắn. Quái vật Hy Lạp.
- Bigfoot: sinh vật linh trưởng. Quái vật Bắc Mỹ.
- Garuda: đầu người thân chim. Sinh vật thần thoại Ấn Độ.
- Tengu: thân người đầu chim, cánh chim. Yêu quái Nhật Bản.
- Người cú: hình người, cánh chim, tai nhọn, mắt đỏ. Sinh vật huyền bí Anh.
- Baphomet: thân người, đầu dê, cánh chim. Ác ma Ki-tô giáo.
- Furfur: thân người, đầu lộc, cánh dơi, chân lộc, đuôi rắn. Ma thần Solomon.
- Andras: thân người, đầu cú, cánh chim. Ma thần Solomon.
- Người sói: trăng tròn biến thân. Sinh vật truyền thuyết châu Âu.
Hình ảnh
[sửa | sửa mã nguồn]-
Yêu tinh mèo trong truyền thuyết Scotland và Ireland.
-
Thú nhân nam hồ ly
-
Thú nhân nữ báo