Bước tới nội dung

Phanxicô Xaviê

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Francis Xavier)
Thánh
Phanxicô Xaviê, SJ
ALT
Tranh vẽ Thánh Phanxicô Xaviê, trưng bày tại Bảo tàng Thành phố Kobe, Nhật Bản
Nhà sáng lập dòng
Sinh(1506-04-07)7 tháng 4, 1506
Javier, Navarra
Mất3 tháng 12, 1552(1552-12-03) (46 tuổi)
đảo Thượng Xuyên, Tân Ninh, Quảng Đông, Đại Minh
Tôn kính
Chân phước25 tháng 10 năm 1619, Rôma, Lãnh địa Giáo hoàng bởi Giáo hoàng Phaolô V
Tuyên thánh12 tháng 3 năm 1622, Rôma, Lãnh địa Giáo hoàng bởi Giáo hoàng Grêgôriô XV
Lễ kính3 tháng 12
Biểu trưngáo chùng thâm, áo surplice, dây stola, áo choàng ferraiolo, cây khổ hình
Quan thầy củacác xứ truyền giáo
Cách xưng hô với
Phanxicô Xaviê
Danh hiệuLinh mục
Trang trọngCha
Sau khi qua đờiThánh

Thánh Phanxicô Xaviê (tên khai sinh là Francisco de Jasso y Azpilicueta; tiếng Latinh: Franciscus Xaverius; tiếng Basque: Frantzisko Xabierkoa; tiếng Pháp: François Xavier; tiếng Tây Ban Nha: Francisco Javier; tiếng Bồ Đào Nha: Francisco Xavier; 7 tháng 4 năm 1506 – 3 tháng 12 năm 1552) là nhà truyền giáo Công giáo người Tây Ban Nha và là một trong những người sáng lập ra Dòng Tên. Ngài là người đã nhân danh Đế quốc Bồ Đào Nha thực hiện sứ mạng truyền giáo tiên khởi tại Nhật Bản.

Sinh ra tại thị trấn Javier, Tây Ban Nha, ngài từng là đồng bạn của cha Inhaxiô Loyola và là một trong bảy thầy Dòng Tên tuyên khấn khó nghèo cùng khiết tịnh tại Montmartre, Paris vào năm 1534.[3] Ngài lãnh đọa một sứ mạng truyền giáo rộng khắp châu Á, mà chủ yếu là trên lãnh thổ Đế quốc Bồ Đào Nha ở phía Đông, và là người rất có tầm ảnh hưởng trong công cuộc rao giảng Tin Mừng, mà điển hình là tại nước Ấn Độ thời kỳ cận đại. Ngài có đóng góp rất nhiều vào sứ vụ truyền giáo tại nước Ấn Độ thuộc Bồ Đào Nha. Năm 1546, ngài đã đề xuất với vua Bồ Đào Nha là Đức João III trong một bức thư về việc thành lập Tòa án dị giáo Goa.[4][5][6][7] Tuy có một số nguồn cho rằng ngài từng đề nghị thành lập một thừa tác vụ đặc biệt để truyền bá đạo Kitô vào sâu trong lãnh địa Goa,[8] một số nguồn khác thì lại bác bỏ ý kiến này.[9] Với cương vị sứ giả của vua Bồ Đào Nha, ngài cũng là nhà truyền giáo lớn tiên phong rao giảng Tin Mừng tại đảo Borneo, quần đảo Maluku, Nhật Bản, cùng một số vùng đất khác. Tại đó, ngài đạt được ít thành tựu trong sứ vụ của mình hơn so với khi ngài còn ở Ấn Độ vì sự khó khăn trong quá trình học tiếng địa phương. Cha Phanxicô có dự định đi truyền giáo tại nước Đại Minh, tuy nhiên ngài đã mất trên đảo Thượng Xuyên trước khi thực hiện được dự định này.

Cha Phanxicô Xaviê đã được Đức Giáo hoàng Phaolô V phong chân phước vào ngày 25 tháng 12 năm 1619 và được Đức Giáo hoàng Grêgôriô XV tôn phong hiển thánh vào ngày 12 tháng 3 năm 1622. Đến năm 1624, ngài được phong làm thánh bổn mạng của nước Navarra. Ngài là một trong những nhà truyền giáo vĩ đại nhất từ sau khi Thánh Phaolô Tông đồ mất và được biết đến với nhiều danh hiệu như "Tông đồ vùng Đông Ấn", "Tông đồ vùng Viễn Đông", "Tông đồ Trung Hoa" và "Tông đồ Nhật Bản".[10] Năm 1927, Đức Giáo hoàng Piô XI đã ban hành sắc lệnh "Apostolicorum in Missionibus", phong Thánh Phanxicô Xaviê cùng Thánh Têrêxa thành Lisieux làm bổn mạng các xứ truyền giáo.[11] Hiện nay ngài là thánh bổn mạng của vùng tự trị Navarra cùng với Thánh Firminô. Ngày truyền thống Vùng tự trị Navarra đánh dấu ngày mất của thánh Phanxicô Xaviê, tức vào ngày 3 tháng 12 hàng năm.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Holy Men and Holy Women” (PDF). Churchofengland.org. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 7 tháng 9 năm 2012.
  2. ^ “Notable Lutheran Saints”. Resurrectionpeople.org. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 5 năm 2019. Truy cập ngày 16 tháng 7 năm 2019.
  3. ^ Attwater 1965, tr. 141.
  4. ^ Neill 2004, tr. 160: "By another route I have written to your highness of the great need there is in India for preachers... The second necessity which obtains in India, if those who live there are to be good Christians, is that your highness should institute the holy Inquisition; for there are many who live according to the law of Moses or the law of Muhammad without any fear of God or shame before men".
  5. ^ Rao 1963, tr. 43.
  6. ^ “How did St. Francis Xavier shape Catholicism? | Britannica”. www.britannica.com (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2022. However, his actions in India were not without controversy, as he was involved with the establishment of the Goa Inquisition, which punished converts accused of continuing to practice Hinduism or other religions.
  7. ^ “Goa Inquisition”. The New Indian Express. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 11 năm 2015. Truy cập ngày 26 tháng 6 năm 2017.
  8. ^ Coleridge 1872, tr. 268.
  9. ^ Neill 2004, tr. 160–161: [Let the king warn the governor that] "should he fail to take active steps for the great increase of our faith, you are determined to punish him, and inform him with a solemn oath that, on his return to Portugal, all his property will be forfeited for the benefit of the Santa Misericordia, and beyond this tell him that you will keep him in irons for a number of years... There is no better way of ensuring that all in India become Christians than that your highness should inflict severe punishment on a governor".
  10. ^ De Rosa 2006, tr. 90.
  11. ^ Đức Giáo hoàng Piô XI (14 tháng 12 năm 1927). “Apostolicorum in Missionibus”. Papal Encyclicals Online (bằng tiếng La-tinh). Truy cập ngày 1 tháng 11 năm 2014.


=== ===

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]