Bước tới nội dung

Ferdinando III xứ Toscana

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Ferdinando III xứ Toscana
Đại Công tước Ferdinando đang ngồi trong thư viện của ông, 1797, sau Joseph Dorffmeister
Đại công tước xứ Toscana
Tại vị22 tháng 7 năm 1790 – 3 tháng 8 năm 1801
Tiền nhiệmLeopold I
Kế nhiệmLudovico I
(Vua Etruria)
Tuyển hầu xứ Salzburg
Tại vị11 tháng 2 năm 1803 – 26 tháng 12 năm 1805
Tiền nhiệmHieronymus von Colloredo
(Tổng giám mục vương quyền xứ Salzburg)
Kế nhiệmFranz I của Áo
(Công tước xứ Salzburg)
Đại công tước xứ Würzburg
Tại vị26 tháng 12 năm 1805 – 1 tháng 5 năm 1814
Tiền nhiệmMaximilian Joseph xứ Bavaria
Kế nhiệmMaximilian Joseph xứ Bavaria
Công tước xứ Toscana
Tại vị27 tháng 4 năm 1814 – 18 tháng 6 năm 1824
Tiền nhiệmElisa Bonaparte
Kế nhiệmLeopold II
Thông tin chung
Sinh6 tháng 5 năm 1769
Florence
Mất18 tháng 6, 1824(1824-06-18) (55 tuổi)
Phối ngẫuLuisa của Napoli và Sicilia
Maria Ferdinande xứ Saxony
Hậu duệLeopoldo II di Toscana
Maria Theresa, Hoàng hậu của Sardinia
Tên đầy đủ
Ferdinando Giuseppe Giovanni Baptista
Tước hiệuHRH Đại Công tước HRH Tuyển Hầu tước HI&RH Tuyển Hầu tước HI&RH Đại Công tước
Hoàng tộcNhà Habsburg-Lothringen
Thân phụLeopold II của Thánh chế La Mã
Thân mẫuMaría Luisa của Tây Ban Nha
Tôn giáoGiáo hội Công giáo Rôma

Ferdinando III xứ Toscana (6 tháng 5 năm 1769 – 18 tháng 6 năm 1824) là Đại Công tước của xứ Toscana, (1790–1801; 1814–1824). Ông cũng là Tuyển Hầu tước và sau là Đại Công tước xứ Salzburg (1803–1806) và Đại Công tước của xứ Würzburg (1806–1814).

Ferdinando sinh ra ở Firenze, Toscana, trong Nhà Habsburg-Lothringen. Ông là con trai của Leopold, sau là Đại Công tước của Toscana, và người vợ là công chúa cả María Luisa của Tây Ban Nha.

Khi vua cha Leopold II được tấn phong làm Hoàng đế La Mã Thần thánh vào năm 1790, Ferdinando đã kế thừa chức Đại công tước xứ Toscana vốn được nhường lại bởi cha ông vào ngày 22 tháng 7 năm 1790. Ông bị người Pháp trục xuất vào năm 1799 nhưng vẫn tại vị ở Toscana cho đến năm 1801, khi Hiệp ước Aranjuez (1801) được ký kết, ông bị Napoleon buộc phải rời đến Vương quốc Etruria, như là sự bồi thường đối với Công tước xứ Parma của Nhà Bourbon, vốn bị truất quyền theo Hiệp ước Lunéville trong cùng năm.

Thay vào đó, Ferdinando được trao cho chức Công tướcTuyển hầu tước xứ Salzburg, vùng đất thế tục của Tổng giám mục xứ Salzburg. Ông cũng được trao cho chức Tuyển hầu tước của Đế quốc La Mã Thần thánh, vào ngày 26 tháng 12 năm 1802. Sau khi Đế quốc La Mã Thần thánh tan rã vào năm 1806, danh hiệu "Tuyển hầu tước" cũng không còn nữa.

Vàp ngày 25 tháng 12 năm 1805, Ferdinando bị buộc phải rời khỏi Salzburg, theo các điều khoản của Hiệp ước Pressburg nhằm sáp nhập lãnh thổ của ông vào anh trai là Hoàng đế Francis II. Thay vào đó, Ferdinand được trao cho chức Công tước xứ Würzburg, một Nhà nước mới được tạo ra cho ông từ Tổng giáo phận Würzburg. Sau khi Đế quốc La Mã Thần thánh sụp đổ vào năm 1806, ông nhận lãnh chức vụ mới là Đại công tước xứ Würzburg.

Vào ngày 30 tháng 5 năm 1814, sau khi Hoàng đế Napoléon thất trận, Ferdinand được phục chức Đại công tước xứ Toscana. Tuy nhiên vào năm 1815, Công quốc Lucca được tách ra từ một phần của xứ Toscana, như là sự bồi thường cho nhà Bourbons tại xứ Parma. (Lucca được tái sáp nhập vào năm Tuscany vào năm 1847.)

Đại Công tước Ferdinando qua đời năm 1824 ở Florence. Công tử Leopold lên nối ngôi - tức Đại Công tước Leopold II.

Gia đình và con cái

[sửa | sửa mã nguồn]

Tại Napoli vào ngày 15 tháng 8 năm 1790 theo sự uỷ nhiệm và ở Viên vào ngày 19 tháng 9 năm 1790 bằng trực tiếp, Ferdinando đã kết hôn với hai người vợ trong họ hàng là Công chúa Luisa Maria Amelia Teresa (Napoli, 27 tháng 7 năm 1773 - Viên, 19 tháng 9 năm 1802), con gái của Ferdinando I của Hai SiciliaMarie Caroline của Áo.

Các con của họ:

  1. Công chúa Áo Carolina Ferdinanda Teresa (Firenze, 2 tháng 8 năm 1793 - Viên, 5 tháng 2 năm 1802)
  2. Hoàng tử Áo Francesco Leopoldo (Firenze, 15 tháng 12 năm 1794 - Viên, 18 tháng 3 năm 1800)
  3. Leopoldo II di Toscana (1797–1870), làm Đại công tước xứ Toscana trong khoảng thời gian 1824–1859
  4. Công chúa Áo Maria Luisa Giuseppa Cristina Rosa (30 tháng 8 năm 1799 - 15 tháng 6 năm 1857)
  5. Công chúa Áo Maria Theresa (21 tháng 3 năm 1801 - 12 tháng 1, 1855) kết hôn với Charles Albert xứ Sardinia.
  6. Hoàng tử Áo không biết tên (19 tháng 9 năm 1802), ngoài ra họ còn các người con khác không được nhắc đến

Tại Florence ngày 6 tháng 5 năm 1821, Ferdinand kết hôn lần hai với Maria Ferdinanda xứ Sachsen (Dresden, 27 tháng 4 năm 1796 - Schloss Brandeis, Bohemia, 3 tháng 1, 1865), con gái của Maximilian, Thái tử Sachsen, (1759–1838) và vợ ông Caroline xứ Bourbon-Parma (1770–1804). Bà là người vợ duy nhất trong họ hàng mà ông li dị. Không có người con nào được sinh ra từ lần kết hôn thứ hai.

Tổ tiên

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Ferdinando III xứ Toscana
Nhánh thứ của Nhà Lorraine
Sinh: 6 tháng 5, 1769 Mất: 18 tháng 6, 1824
Tước hiệu
Tiền nhiệm:
Peter Leopold
Đại công tước xứ Toscana
1790–1801
Kế nhiệm:
Louis I của Etruria
Tiền nhiệm:
Hieronymus von Colloredo, Tổng giám mục xứ Salzburg
Tuyển hầu và Đại công tước xứ Salzburg
1803–1805
Kế nhiệm:
Franz II của Thánh chế La Mã
Tiền nhiệm:
một phần của Bavaria
Đại công tước xứ Würzburg
1806–1814
Kế nhiệm:
một phần của Bavaria
Tiền nhiệm:
một phần của Đệ nhất Đế chế Pháp
Đại công tước xứ Toscana
1814–1824
Kế nhiệm:
Leopold II