Liên minh Hiệp hội Kỳ học Quốc tế
Liên minh Hiệp hội Kỳ học Quốc tế | |
---|---|
International Federation of Vexillological Associations | |
Thành lập | 7 tháng 9 năm 1969 |
Loại | hiệp hội quốc tế |
Trụ sở chính | Houston, Texas, Hoa Kỳ. London, Anh quốc, Vương quốc Anh |
Thành viên | 51 hiệp hội và tổ chức |
Ngôn ngữ chính | tiếng Anh, tiếng Pháp, Tiếng Đức, tiếng Tây Ban Nha |
Željko Heimer | |
Trang web | FIAV |
Liên minh Hiệp hội Kỳ học Quốc tế (tiếng Pháp: Fédération internationale des associations vexillologiques; tiếng Anh: International Federation of Vexillological Associations), viết tắt là FIAV, là một liên đoàn quốc tế bao gồm các hiệp hội và học viện[1] trên 53 vùng, quốc gia, và vùng lãnh thổ trên khắp thế giới với mục đích nghiên cứu kỳ học, FIAV xác định mục đích của mình là việc tạo ra và phát triển một khối kiến thức về các loại cờ, hình thức và chức năng của chúng, cũng như các lý thuyết và nguyên tắc khoa học dựa trên kiến thức đó.
Lịch sử
[sửa | sửa mã nguồn]Ngành nghiên cứu về cờ, hay Kỳ học, đượci Whitney Smith chính thức lập ra năm 1957.[2] Sau đó ông đã tổ chức nhiều hội nghị và hiệp hội về cờ, trong đó bao gồm Đại hội Quốc tế Kỳ học lần thứ Nhất[2] vào năm 1965[3] và Liên minh Hiệp hội Kỳ học Quốc tế.[2]
FIAV được thành lập lâm thời vào ngày 3 tháng 9 năm 1967, tại Đại hội Quốc tế Kỳ học lần thứ Hai tổ chức tại Rüschlikon, Switzerland, và thành lập chính thức vào ngày 7 tháng 9 năm 1969, tại Đại hội Quốc tế Kỳ học lần thứ Ba tổ chức tại Boston, bang Massachusetts, Hoa Kỳ.
Tổ chức
[sửa | sửa mã nguồn]FIAV có Hội đồng quản trị gồm 3 người: Chủ tịch, Tổng thư ký, Tổng thư ký các Đại hội.[4] Hội đồng quản lý các công việc nội bộ FIAV và tổ chức các cuộc hôp hai năm một lần của Đại hội đồng,[4] được tổ chức tại mỗi Đại hội Kỳ học Quốc tế. Đại hội đồng FIAV bao gồm một đại biểu từ mỗi hiệp hội thành viên của FIAV. Đại hội đồng bầu ra Hội đồng quản trị và chịu trách nhiệm thiết lập chính sách.[4]
Thành viên
[sửa | sửa mã nguồn]Các hiệp hội thành viên hiện tại bao gồm:[5]
Đại hội Quốc tế Kỳ học
[sửa | sửa mã nguồn]Đại hội Quốc tế Kỳ học là hội nghị hai năm một lần, kéo dài một tuần. Đại hội bao gồm các bài thuyết trình về kỳ học, các cuộc bàn bạc Đại hội đồng FIAV và các chuyến tham quan trưng bày cờ.[6]
Tính từ năm 1969, FIAV đã tài trợ tổ chức Đại hội Quốc tế Kỳ học (ICV) hai năm một lần với sự hỗ trợ của các hội đồng tại địa phương.[7] Tính tới nay Đại hội đã được tổ chức tại:
- Muiderberg, Hà Lan (1965)
- Zürich và Rüschlikon (1967)
- Boston (1969)
- Turin (1971)
- London (1973)
- IJsselmeer (1975)
- Washington, D.C. (1977)
- Vienna (1979)
- Ottawa (1981)
- Oxford (1983)
- Madrid (1985)
- San Francisco (1987)
- Melbourne (1989)
- Barcelona (1991)
- Zürich (1993)
- Warsaw (1995)
- Cape Town (1997)
- Victoria, British Columbia (1999)
- York (2001)
- Stockholm (2003)
- Buenos Aires (2005)
- Berlin (2007)
- Yokohama (2009)
- Alexandria, Virginia (2011)
- Rotterdam (2013)
- Sydney (2015)
- London (2017)[8]
- San Antonio (2019)[9]
- Ljubljana (2022)[10]
ICV 30 được lên kế hoạch tổ chức tại Bắc Kinh (Trung Quốc) vào năm 2024.
Về lá cờ của FIAV
[sửa | sửa mã nguồn]Lá cờ FIAV được lần đầu tiên thiết kế bởi Klaes Sierksma và được sửa đổi bởi hội đồng tổ chức Đại hội Quốc tế Kỳ học lần thứ Hai. Lá cờ được công bố vào ngày 3 tháng 9 năm 1967. Với mô tả, "Trên một nền xanh, kéo dài theo chiều ngang lá cờ từ phái cột đến phía bay của lá cơ, hai dây màu vàng tạo thành hai vòng đan xen (nút thắt)." Nút thắt ở giữa tạo thành nút thợ dệt. Màu xanh được quy chuẩn theo Hệ thống Khớp màu Pantone là U293 và màu vàng là U123. Ba lá cờ dành cho các cấp lãnh đạo liên đoàn được thiết kế bởi cựu chủ tịch hội, William Crampton, và được cống bố năm 1999.[11]
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ “About vexillology”. Vexillology. The Flag Institute. Truy cập ngày 26 tháng 9 năm 2011.
- ^ a b c Vulliamy, Elsa (15 tháng 12 năm 2015). “Which flag is it? Take our quiz to find out”. The Independent. Truy cập ngày 13 tháng 3 năm 2016.
- ^ “Consider Vexillology”. SemiotiX. Semioticon. tháng 5 năm 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 13 tháng 3 năm 2019.
- ^ a b c “FIAV Constitution”. FIAV. 11 tháng 9 năm 2009. Truy cập ngày 13 tháng 3 năm 2016.
- ^ “FIAV Membership List”. FIAV. Truy cập ngày 14 tháng 8 năm 2022.
- ^ Koziol, Michael (1 tháng 9 năm 2015). “World experts fly the flag in Sydney”. Sydney Morning Herald. Fairfax Media. Truy cập ngày 13 tháng 3 năm 2016.
- ^ Mercer, Phil (14 tháng 7 năm 2015). “What do our flags say about us?”. www.bbc.com (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2019.
- ^ “ICV27 - London 2017”. 27th International Congress of Vexillology. Flag Institute. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 8 năm 2019. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2017.
- ^ Biediger, Shari (4 tháng 7 năm 2019). “Dixie Flag Stitches Banners with Pride and Patriotism”. Rivard Report. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2019.
- ^ “ICV29 - Ljubljana 2022”. 29th International Congress of Vexillology. Heraldica Slovenica. Truy cập ngày 15 tháng 7 năm 2022.
- ^ “FIAV - Fédération internationale des associations vexillologiques”. Flags of the World. 9 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 27 tháng 8 năm 2013.