Bước tới nội dung

Nhánh Hoa hồng

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Eurosids I)
Nhánh Hoa hồng
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Eudicots
(không phân hạng)Rosids
Các bộ
Xem văn bản.

Trong hệ thống APG II để phân loại thực vật hạt kín thì tên gọi rosids (tạm dịch là nhánh hoa Hồng) là thuật ngữ để chỉ một nhánh, nghĩa là một nhóm đơn ngành chứa các loài thực vật. Nhánh này là một trong hai nhánh chính của thực vật hai lá mầm thật sự (eudicots), nhánh chính thứ hai là nhánh Cúc (asterids). Nhánh này chứa trên 25% các loài thực vật hạt kín (70.000 loài)[1]. Chúng được đặt trong khoảng 140 họ thực vật[2].

Một cách thô sơ thì nhánh này chứa các loài mà trong hệ thống Cronquist được coi là thuộc về HamamelididaeRosidae với một ít loài từ Dilleniidae. Tên gọi "rosids" có lẽ có cảm hứng từ tên gọi thực vật, nhưng tự bản thân nó là dự định để trở thành tên của một nhánh thực vật hơn là tên gọi theo cấp bậc chính thức, như ý nghĩa trong danh pháp của ICBN.

Nhánh hoa Hồng có nguồn gốc khoảng 125 tới 100 triệu năm trước,[3] khi chúng rẽ nhánh ra khỏi nhóm có quan hệ chị-em là bộ Saxifragales.

Mối quan hệ

[sửa | sửa mã nguồn]

Nhánh hoa Hồng và bộ Saxifragales tạo thành một nhóm đơn ngành[1][4]. Nó là một trong 6 nhóm tạo thành Pentapetalae (thực vật hai lá mầm thật sự phần lõi trừ đi Gunnerales)[5], các nhóm còn lại là Berberidopsidales, Caryophyllales, Dilleniales, Santalales và asterids (nhánh Cúc). Người ta vẫn chưa thể nói gì về mối quan hệ giữa các nhóm này.

Phân loại

[sửa | sửa mã nguồn]

Nhánh hoa Hồng bao gồm 2 nhóm: bộ Vitales và eurosids (hoa hồng thật sự).

Nhóm eurosids được phân chia thành 7 nhóm: Fabidae, Geraniales, Myrtales, Crossosomatales, Picramniales,[4] Malvidae,[5] và họ không đặt vào bộ là Apodanthaceae[6]. Nhóm Fabidae thường được gọi là fabids hay eurosids I. Tương tự, Malvidae thường được gọi là malvids hay eurosids II.

Nhóm rosids bao gồm 17 bộ và 2 họ có vị trí không chắc chắn (incertae sedis) và không được đặt trong bộ nào. Ngoài Vitales, Geraniales, Myrtales, Crossosomatales, Picramniales, còn 8 bộ trong Fabidae và 4 bộ trong Malvidae. Năm 2009, Hengchang Wang và ctv. đã đề xuất rằng Malvidae nên được mở rộng để chứa cả Geraniales, Myrtales, Crossosomatales, Picramniales. Định nghĩa lớn hơn này của Malvidae nhận được sự hỗ trợ thống kê mạnh (100% mức tự khởi động) trong phân tích của họ. Một vài bộ mới được công nhận gần đây[4]. Chúng là Vitales[7], Zygophyllales[8], Crossosomatales[9], Picramniales[10] và Huertiales[11].

Các họ không đặt trong bộ

[sửa | sửa mã nguồn]

Các họ Apodanthaceae và Huaceae được gộp trong rosids, nhưng không đặt trong bộ nào.

Apodanthaceae là họ kì dị với các loài thực vật ký sinh không có diệp lục. Chúng từng được một số tác giả tạm thời đặt trong bộ Cucurbitales[4], nhưng mối quan hệ giữa chúng là mờ mịt[6]. Các gen lạp lục được sử dụng để suy luận ra cây phát sinh loài không cung cấp được nhiều tông tin phát sinh loài cho các thực vật thiếu diệp lục, do trong trường hợp này, các gen này chỉ là các gen giả không chức năng hoạt động.

Họ Huaceae là thành viên của nhánh COM (Celastrales + Oxalidales + Malpighiales) trong Fabidae. Câu hỏi về Huaceae là nó nên được gộp trong một trong các thành viên của các bộ COM hay trong bộ của chính nó như là thành viên thứ tư của nhánh COM. Hai nghiên cứu chỉ ra rằng nó nên được đặt trong Oxalidales[12][13] trong khi một nghiên cứu khác lại cho rằng không[1].

Phát sinh chủng loài

[sửa | sửa mã nguồn]

Biểu đồ phát sinh chủng loài dưới đây lấy theo Wang và ctv. (2009),[1] với tên gọi các bộ lấy từ website của Angiosperm Phylogeny.[4]. Các nhánh với mức hỗ trợ tự khởi động thấp hơn 50% bị bỏ qua. Các nhánh khác có mức hỗ trợ 100% ngoại trừ những nơi có con số chỉ ra mức hỗ trợ cụ thể.

Vitales

eurosids
Fabidae

Zygophyllales

Nhánh COM

Huaceae

Celastrales

Oxalidales

Malpighiales

Nhánh cố định nitơ

Fabales

Rosales

Fagales

Cucurbitales

Malvidae sensu lato
65%

Geraniales

Myrtales

Crossosomatales

Picramniales

Malvidae sensu stricto

Sapindales

Huerteales

Brassicales

Malvales

  1. ^ a b c d Hengchang Wang, Michael J. Moore, Pamela S. Soltis, Charles D. Bell, Samuel F. Brockington, Roolse Alexandre, Charles C. Davis, Maribeth Latvis, Steven R. Manchester, Douglas E. Soltis (2009). "Rosid radiation and the rapid rise of angiosperm-dominated forests". Proceedings of the National Academy of Sciences 106(10):3853-3858. 10-3-2009.
  2. ^ Soltis D.E., Soltis P.S., Endress P.K., Chase M.W. (2005). Phylogeny and Evolution of the Angiospermae. Sinauer: Sunderland, MA
  3. ^ Davies T.J., Barraclough T.G., Chase M.W., Soltis P.S., Soltis D.E., Savolainen V. (2004). Darwin's abominable mystery: Insights from a supertree of the angiosperms. Proceedings of the National Academy of Sciences 101(7):1904-1909.
  4. ^ a b c d e Peter F. Stevens (2001 trở đi). Angiosperm Phylogeny Website In: Missouri Botanical Garden.
  5. ^ a b Cantino P.D., Doyle J.A., Graham S.W., Judd W.S., Olmstead R.J., Soltis D.E., Soltis P.S., Donoghue M.J. (2007). Towards a phylogenetic nomenclature of Tracheophyta. Taxon 56(3):822-846.
  6. ^ a b Daniel L. Nickrent. The Parasitic Plant Connection.
  7. ^ James L. Reveal. (1995). trang 72 trong Newly required suprageneric names in vascular plants. Phytologia 79(2):68-76
  8. ^ Chalk L. 1983. Wood structure. tr. 1-51 [1-2 trong C. R. Melcalfe], trong Metcalfe C. R., & Chalk L., Anatomy of the Dicotyledons, ấn bản lần 2. Quyển II. Wood Structure and Conclusion of the General Introduction. Nhà in Clarendon, Oxford
  9. ^ Kubitzki K., Introduction to Crossosomatales Trong: Kubitzki K.,(chủ biên). The Families and Genera of Vascular Plants quyển IX, Springer-Verlag: Berlin, Heidelberg (2007).
  10. ^ John Hutchinson The Families of Flowering Plants, ấn bản lần 3. 1973. Nhà in Đại học Oxford.
  11. ^ Worberg A., Alford M. H., Quandt D., & Borsch T. 2009. Huerteales sister to Brassicales plus Malvales, and newly circumscribed to include Dipentodon, Gerrardina, Huertea, Perrottetia, and Tapiscia. Taxon(58)(thông cáo báo chí).
  12. ^ Douglas E. Soltis, Matthew A. Gitzendanner, Pamela S. Soltis (2007). "A 567-taxon data set for angiosperms: The challenges posed by Bayesian analyses of large data sets". International Journal of Plant Sciences 168(2):137-157. doi:10.1086/509788
  13. ^ Zhang L.-B., Simmons M.P. 2006. Phylogeny and delimitation of the Celastrales inferred from nuclear and plastid genes. Systematic Botany 31(1):122-137.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]