Bước tới nội dung

Ensete ventricosum

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Ensete edule)
Ensete ventricosum
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Monocots
(không phân hạng)Commelinids
Bộ (ordo)Zingiberales
Họ (familia)Musaceae
Chi (genus)Ensete
Loài (species)E. ventricosum
Danh pháp hai phần
Ensete ventricosum
(Welw.) Cheesman, 1947 (in 1948)[2]
Danh pháp đồng nghĩa[6]
Danh sách
  • Musa ventricosa Welw., 1858 in 1859[3]
  • Ensete arnoldianum (De Wild.) Cheesman, 1947 in 1948
  • Ensete bagshawei (Rendle & Greves) Cheesman, 1947 in 1948
  • Ensete buchananii (Baker) Cheesman, 1947 in 1948
  • Ensete davyae (Stapf) Cheesman, 1947 in 1948
  • Ensete edule Bruce ex Horan., 1862[4]
  • Ensete fecundum (Stapf) Cheesman, 1947 in 1948
  • Ensete holstii (K.Schum.) Cheesman, 1947 in 1948
  • Ensete laurentii (De Wild.) Cheesman, 1947 in 1948
  • Ensete proboscideum (Oliv.) Cheesman, 1947 in 1948
  • Ensete ruandense (De Wild.) Cheesman, 1947 in 1948
  • Ensete rubronervatum (De Wild.) Cheesman, 1947 in 1948
  • Ensete schweinfurthii (K.Schum. & Warb.) Cheesman, 1947 in 1948
  • Ensete ulugurense (Warb. & Moritz) Cheesman, 1947 in 1948
  • Ensete ventricosum var. montbeliardii (Bois) Cufod., 1972
  • Mnasium theophrasti Pritz., 1855 nom. nud.
  • Musa africana W.Bull, 1871 nom. superfl.
  • Musa arnoldiana De Wild., 1901
  • Musa bagshawei Rendle & Greves, 1910
  • Musa buchananii Baker, 1893
  • Musa davyae Stapf, 1913
  • Musa ensete J.F.Gmel., 1791[5]
  • Musa ensete var. montbeliardii Bois, 1931
  • Musa fecunda Stapf, 1906
  • Musa holstii K.Schum., 1904
  • Musa kaguna Chiov., 1935
  • Musa laurentii De Wild., 1907
  • Musa martretiana A.Chev., 1934
  • Musa proboscidea Oliv., 1888
  • Musa ruandensis De Wild., 1923
  • Musa rubronervata De Wild., 1923
  • Musa schweinfurthii K.Schum. & Warb., 1900
  • Musa ulugurensis Warb. & Moritz, 1904

Ensete ventricosum là một loài thực vật có hoa trong họ Musaceae.[7]

Các tên gọi phổ thông trong tiếng Anh bao gồm enset, ensete, Ethiopian banana (chuối Ethiopia), Abyssinian banana (chuối Abyssinia),[8] pseudo-banana (chuối giả), false banana (chuối giả), wild banana (chuối hoang),[9]

Lịch sử phân loại

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1790, James Bruce mô tả loài thực vật thân thảo dạng cây chuối ở Abyssinia, đông bắc châu Phi, mà ông gọi là Ensete theo tên gọi địa phương và cho rằng nó dường như chỉ là gần với các loài đã biết trong chi Musa nhưng không phải một loài Musa.[10]

Năm 1791, Johann Friedrich Gmelin mô tả khoa học loài Musa ensete, dẫn chiếu tới mô tả Ensete của Bruce.[5]

Trong bài viết năm 1858 (in năm 1859, tái bản năm 1867) Friedrich Martin Josef Welwitsch mô tả loài Musa ventricosa thu thập tại Pungo-Andongo (tây bắc Angola).[3]

Năm 1862, Paul Fedorowitsch Horaninow thiết lập chi Ensete với loài duy nhất Ensete edule, dẫn chiếu tới Ensete của Bruce và Musa ensete của Gmelin.[4] Vì thế, E. edule là loài điển hình của chi này.

Trong bài báo năm 1947 (in năm 1948) Ernest Entwistle Cheesman coi E. eduleE. ventricosum do ông mới tổ hợp là các loài khác nhau.[11] Trong bài báo năm 1953 (in năm 1954) Baker và Simmonds đồng nhất hóa E. edule với E. ventricosum, coi E. edule là danh pháp chính thức còn E. ventricosum là danh pháp đồng nghĩa.[12] Tuy nhiên, theo quy tắc về danh pháp thực vật từ năm 1907 và có hiệu lực hồi tố thì E. ventricosum là danh pháp tổ hợp từ danh pháp hợp lệ Musa ventricosa có từ năm 1859 trong khi E. edule chỉ có từ năm 1862 nên E. ventricosum có độ ưu tiên cao hơn. Danh pháp tổ hợp từ Musa ensete (1791) sẽ là E. ensete - một tên tự lặp lại (tautonym) và bị cấm trong việc đặt tên thực vật, vì thế nó không thể sử dụng. Vì thế, ngay trong số tiếp theo của Kew Bulletin thì Simmonds đã chỉnh sửa lại để coi E. ventricosum là danh pháp chính thức còn E. edule là danh pháp đồng nghĩa.[13] Theo Väre & Häkkinen (2011) thì hiện tại chúng được coi là cùng loài, nhưng rõ ràng là cần phải nghiên cứu thêm để làm rõ mối quan hệ của chúng.[14]

Từ nguyên

[sửa | sửa mã nguồn]

Tính từ Latinh định danh ventricosum có nghĩa là "phình bên, giống như bụng".[15]

Phân bố

[sửa | sửa mã nguồn]

Loài bản địa miền đông châu Phi; bao gồm Angola, Burundi, Ethiopia, Kenya, Malawi, Mozambique, Nam Phi (các tỉnh Bắc), Rwanda, Sudan, Nam Sudan, Tanzania, Uganda, Zambia, Cộng hòa Dân chủ Congo, Zimbabwe.[6][16]

Du nhập vào các đảo trong vịnh Guinea, Indonesia (Java), Chile (quần đảo Juan Fernández).[6]

Sử dụng

[sửa | sửa mã nguồn]

Dạng thuần hóa của loài này được trồng tại Ethiopia, nơi nó cung cấp nguồn lương thực ổn định cho khoảng 20 triệu người.[16][17]

Hình ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Williams E. (2017). Ensete ventricosum. Sách đỏ IUCN về các loài bị đe dọa. 2017: e.T22486245A22486942. doi:10.2305/IUCN.UK.2017-3.RLTS.T22486245A22486942.en. Truy cập ngày 21 tháng 1 năm 2022.
  2. ^ Ernest Entwistle Cheesman, 1947 (in 1948). Classification of the Bananas: The Genus Ensete Horan. Kew Bulletin 2(2): 97-106, xem trang 101.
  3. ^ a b Friedrich Martin Josef Welwitsch, 1858 (in 1859). Apontamentos Fito-geograficos sobre a Flora da Província de Angola na Africa Equinocial....: Musa ventricosa. Annaes do Conselho do Ultramarino Serie 1: 587, số 45.
  4. ^ a b Paul Fedorowitsch Horaninow, 1862. Ensete edule. Prodromus monographiae Scitaminearum 40.
  5. ^ a b Johann Friedrich Gmelin, 1791. Musa ensete. Systema Naturae (ấn bản 13) 2(1): 567.
  6. ^ a b c Plants of the World Online. Ensete ventricosum. Truy cập ngày 25 tháng 12 năm 2024.
  7. ^ The Plant List (2010). Ensete ventricosum. Truy cập ngày 16 tháng 7 năm 2013.
  8. ^ Ensete ventricosum. Germplasm Resources Information Network (GRIN). Cục Nghiên cứu Nông nghiệp (ARS), Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA). Truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2017.
  9. ^ Ensete ventricosum. PlantZAfrica (bằng tiếng Anh). South African National Biodiversity Institute (SANBI). Truy cập ngày 4 tháng 12 năm 2022.
  10. ^ James Bruce, 1790. Ensete. Select specimens of natural history, collected in Travels to discover the Source of the Nile, in Egypt, Arabia, Abyssinia, and Nubia 5: 36-41.
  11. ^ Ernest Entwistle Cheesman, 1947 (in 1948). Classification of the Bananas: The Genus Ensete Horan. Kew Bulletin 2(2): 97-106, xem trang 100-101.
  12. ^ Baker R. E. D. & Simmonds N. W., 1953 (in 1954). The genus Ensete in Africa. Kew Bulletin 8(3): 405-416.
  13. ^ Simmonds N. W., 1953 (in 1954). A correction to Baker and Simmonds. Kew Bulletin 8(4): 574.
  14. ^ Henry Väre & Markku Häkkinen, 2011. Typification and check-list of Ensete Horan. Names (Musaceae) with nomenclatural notes. Adansonia, sér. 3, 33(2): 191-200, doi:10.5252/a2011n2a3.
  15. ^ Harrison, Lorraine (2012). RHS Latin for Gardeners. Vương quốc Anh: Mitchell Beazley. ISBN 978-1845337315.
  16. ^ a b Wilkin, Paul; Demissew, Sebsebe; Willis, Kathy; Woldeyes, Feleke; Davis, Aaron P.; Molla, Ermias L.; Janssens, Steven; Kallow, Simon; Berhanu, Admas (2019). “Enset in Ethiopia: a poorly characterized but resilient starch staple”. Annals of Botany (bằng tiếng Anh). 123 (5): 747–766. doi:10.1093/aob/mcy214. PMC 6526316. PMID 30715125.
  17. ^ “A 'banana falsa' que pode ser solução para alimentar milhões”. BBC News Brasil.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]