Bước tới nội dung

Quý bà (tước hiệu)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Dame)
Thứ bậc Hoàng tộc, Quý tộc và Hiệp sĩ
Hoàng đế & Hoàng hậu
Nữ hoàng & Hoàng tế
Thái hoàng thái hậu
Hoàng thái hậu / Thái thượng hoàng hậu
Hoàng thái phi & Thái thượng hoàng

Thái hậu / Thái phi
Vương thái hậu / Vương đại phi
Quốc vương & Vương hậu
Nữ vương & Vương phu
Hoàng tử & Hoàng tử phi
Thái tử & Thái tử phi
Thế tử & Thế tử tần
Công chúa & Phò mã
Đại Thân vương & Đại Vương phi
Đại Công tước & Đại Công tước phu nhân
Thân vương & Vương phi
Phó vương & Phó vương phi
Quận chúa & Quận mã
Huyện chúa & Huyện mã
Công tước & Công tước phu nhân
Hầu tước & Hầu tước phu nhân
Bá tước & Bá tước phu nhân
Tử tước & Tử tước phu nhân
Nam tước & Nam tước phu nhân
Hiệp sĩ & Nữ Tước sĩ

Quý bà (từ nguyên gốc tiếng Anh: dame, phát âm: /deɪm/) là một tước hiệu và là kính ngữ (quý danh),[1] dùng để chỉ một phụ nữ đã được tôn vinh và công nhận bởi một tổ chức hợp pháp, đã dùng trong thứ bậc hiệp sĩ Cơ đốc giáo và hiện dùng trong hệ thống vinh danh của Anh quốc (British honours system) và một số quốc gia thuộc Khối thịnh vượng chung (như ÚcNew Zealand).[2]

Trong tiếng Anh, từ "dame" tương ứng với kính ngữ chỉ nam giới là "sir" (ngài, quý ngài). Vào thời hiệp sĩ Cơ đốc giáo, "sir" là người đàn ông được phong hiệp sĩ, còn "dame" là người phụ nữ được phong tước sĩ, mà không gọi là nữ hiệp sĩ.[3][4][5] Trong thời nay, "dame" ở tiếng Việt có thể dịch là nữ nam tước hoặc là quý bà tùy theo ngữ cảnh và nhân vật cụ thể.[6] Hiện nay, ở Anhkhối thịnh vượng chung, phụ nữ không thuộc dòng dõi Hoàng gia vẫn có thể được phong tước hiệu "dame", nếu có thành tích xuất sắc trong lĩnh vực nào đó và là công dân chính thức của nước Anh hoặc của nước thuộc khối thịnh vượng chung.[7]

Lược sử

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Tước hiệu này xuất hiện vào thế kỉ XIV ở "Cấp bậc Ê-min" (Order of the Ermine - /ˈɜːmɪn/) do công tước vùng Brittany là John V thành lập là cấp bậc của giới quý tộc Anh đầu tiên chấp nhận phụ nữ. Trước đó - so với tiêu chuẩn này - đã có khá nhiều nữ hiệp sĩ nhưng lại không được coi là quý bà, vì việc phụ nữ tham gia vào các trận chiến thời trung cổ hoặc chỉ huy binh lính là điều không tưởng. Chẳng hạn như Joane Agnes Hotot ở Anh,[8] hoặc Jeanne d'Arc ở Pháp là nổi tiếng nhất.
  • Một trong nữ hiệp sĩ Anh đầu tiên, mặc đầy đủ áo giáp ra trận là nữ công tước Gaita của Lombardy (còn gọi là Sikelgaita), luôn cưỡi ngựa và chiến đấu cạnh người chồng của mình là Robert Guiscard. Một phụ nữ khác là nữ hiệp sĩ - theo đúng nghĩa của từ - là Petronilla de Grandmesnil, nữ bá tước Leicester bảo vệ vùng đất của mình khỏi xâm lược của vua Anh Henry II trong cuộc nổi dậy chống xâm lược năm 1173.[9]
  • Sau đó, tước hiệu "Dame" được phong cho vợ của một hiệp sĩ đã được phong tước, nhưng cách sử dụng này đã được thay thế bằng tước hiệu "Lady" (phu nhân) ở thế kỷ XVII. Đến năm 1917, quý danh này mới được xem là tước hiệu chính thức, tương đương với tước hiệu hiệp sĩ của nam giới trong Order of the British Empire (cấp bậc Hoàng gia Anh), rồi được mở rộng cho Order Royal Victorian (cấp bậc Hoàng gia Vic-tô-ria) vào cuối thế kỉ XIX cho đến nay.[10]
  • Theo cấp bậc này, tước hiệu quý bà có thể phong cho người ngoài Hoàng tộc, trong đó người trẻ nhất được phong tước là nữ thủy thủ Anh Ellen MacArthur ở tuổi 28.[11] Người lớn tuổi nhất là nữ diễn viên Anh Gwen Ffrangcon-Davies ở tuổi 100.[12]

Một số Quý bà không có dòng dõi Hoàng gia

[sửa | sửa mã nguồn]

Nguồn trích dẫn

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Bùi Quang Tịnh và Bùi Thị Tuyết Khanh: "Từ điển tiếng Việt" - Nhà xuất bản Thống kê, 2005
  2. ^ “Dame”. Debretts. 24 tháng 12 năm 2024. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 2 năm 2015. Truy cập ngày 16 tháng 1 năm 2015.
  3. ^ “How to get a Knighthood or Damehood” (bằng tiếng Anh). Awards Intelligence. 2016. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 10 năm 2018. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2018. A knighthood, and the female equivalent, a damehood, is an award given by The Queen to an individual for a major, long-term, contribution in any activity, usually at a national or international level.
  4. ^ Karmon, Yehuda (1987). Die Johanniter und Malteser: Ritter und Samariter: die Wandlungen des Ordens vom Heiligen Johannes (bằng tiếng Anh). Callwey. tr. 193. ISBN 9783766708625.
  5. ^ Napier, Gordon (ngày 24 tháng 10 năm 2011). A to Z of the Knights Templar: A Guide to Their History and Legacy (bằng tiếng Anh). History Press. tr. 193. ISBN 9780752473628.
  6. ^ “dame”.
  7. ^ “Baronetess”. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 2 năm 2014. Truy cập ngày 2 tháng 3 năm 2021.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  8. ^ F.S.W. (1886) Dame Heraldry. Boston, MA: D. Lothrop and Company.
  9. ^ Kasparek, R. (2014). Knight of the Grail Code. WestBow Press.
  10. ^ “Royal Victorian Order”.
  11. ^ “No. 57557”. The London Gazette: 1713. ngày 11 tháng 2 năm 2005.
  12. ^ “Olivia de Havilland on Becoming the Oldest Person to Be Named a Dame: I'm 'Extremely Proud'. PEOPLE.com (bằng tiếng Anh). ngày 17 tháng 6 năm 2017. Truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2017.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]

Tư liệu liên quan tới Dames tại Wikimedia Commons