Bước tới nội dung

Dihydrotestosterone

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ DHT)
Dihydrotestosterone
Dữ liệu lâm sàng
Danh mục cho thai kỳ
  • X
Dược đồ sử dụngIntramuscular, transdermal
Mã ATC
Dữ liệu dược động học
Sinh khả dụngOral 0-2%
Chuyển hóa dược phẩmHepatic
Bài tiếtRenal
Các định danh
Tên IUPAC
  • (5S,8R,9S,10S,13S,14S,17S)-17-hydroxy-10
    ,13-dimethyl-1,2,4,5,6,7,8,9,11,12,14,15,16,17
    -tetradecahydrocyclopenta[a]phenanthren-3-one [cần dẫn nguồn]
Số đăng ký CAS
PubChem CID
DrugBank
ChemSpider
Định danh thành phần duy nhất
ChEBI
ChEMBL
ECHA InfoCard100.007.554
Dữ liệu hóa lý
Công thức hóa họcC19H30O2
Khối lượng phân tử290.442 g/mol
Mẫu 3D (Jmol)
SMILES
  • O=C4C[C@@H]3CC[C@@H]2[C@H](CC[C@]1(C)[C@@H](O)CC[C@H]12)[C@@]3(C)CC4
Định danh hóa học quốc tế
  • InChI=1S/C19H30O2/c1-18-9-7-13(20)11-12(18)3-4-14-15-5-6-17(21)19(15,2)10-8-16(14)18/h12,14-17,21H,3-11H2,1-2H3/t12-,14-,15-,16-,17-,18-,19-/m0/s1 ☑Y
  • Key:NVKAWKQGWWIWPM-ABEVXSGRSA-N ☑Y
 KhôngN☑Y (what is this?)  (kiểm chứng)

DHT, là viết tắt của Dihydrotestosterone (5α - Dihydrotestosterone), một hormone sinh dục nam. DHT có trong tuyến thượng thận, nang tóc, tinh hoàn, và tuyến tiền liệt.

Nguồn gốc DHT

[sửa | sửa mã nguồn]

DHT được tạo thành từ Testosterone thông qua enzyme 5α-reductase.[1]

Tác động lên sự phát triển của cơ quan sinh dục

[sửa | sửa mã nguồn]

Vai trò sinh học của DHT được làm rõ nhờ nghiên cứu của Jean Wilson và các đồng nghiệp tại Đại học Texas Southwestern Medical Center trong thời gian cuối những năm 1960. Nghiên cứu cho thấy trong tuyến tiền liệt, DHT hiện diện ở nồng độ cao và liên kết chặt chẽ với các thụ thể androgen hơn so với Testosterone.[2]

Thiếu enzym 5-alpha-reductase là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến sự phát triển giới tính của nam trước khi sinh và trong tuổi dậy thì. Ở những người thiếu enzyme này, mỗi tế bào có một nhiễm sắc thể X và một nhiễm sắc thể Y, cơ thể có tuyến sinh dục đực (tinh hoàn), tuy nhiên, do không sản xuất đủ DHT – một hormone đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển giới tính nam, dẫn đến cản trở sự hình thành cơ quan sinh dục ngoài của thai nhi.[3]

Nhiều người bị thiếu hụt 5-alpha reductase được sinh ra với bộ phận sinh dục bên ngoài giống như nữ, một số khác xuất hiện dương vật nhỏ bất thường, cửa niệu đạo mở ở mặt dưới của dương vật. Trẻ em bị thiếu hụt 5-alpha reductase thường được nuôi dưỡng như các bé gái.[3]

tuổi dậy thì, những người thiếu enzyme 5 –alpha reductase phát triển một số đặc điểm giới tính thứ cấp, như tăng khối lượng cơ bắp, giọng nói trong, phát triển lông mu, dương vật và bìu (túi da chứa tinh hoàn) phát triển lớn hơn.[3]

Nguyên nhân chính dẫn đến hói đầu ở nam giới

[sửa | sửa mã nguồn]

Hói đầu kiểu nam giới (cũng là một kiểu hói đầu ở nữ) có tên khác là rụng tóc do androgen. Hói đầu kiểu nam giới chiếm hơn 95% trường hợp rụng tóc ở nam giới. 25% những người đàn ông bị hói đầu kiểu nam giới bắt đầu xuất hiện chứng rụng tóc nhiều trước sinh nhật lần thứ 21.[4]

Sự mất cân bằng giữa DHT và Testosterone là nguyên nhân then chốt khiến tóc bị rụng. Tại chân tóc, DHT liên kết với các thụ thể đặc biệt của tế bào nang tóc, khiến nang tóc nhỏ dần và biến mất, sợi tóc dễ rụng.[5] DHT còn kích thích tuyến bã nhờn hoạt động quá mức, khiến chân tóc yếu, tóc dễ bị bứt khỏi da đầu.[6]

Có thể dễ dàng thấy được sự ảnh hưởng của Testosterone và DHT lên chứng rụng tóc nhiều: Ở nam giới khi đến tuổi trung niên, sự sụt giảm sản xuất Testosterone trong cơ thể (mãn dục nam) sẽ dẫn đến sự mất cân bằng giữa DHT và Testosterone, DHT gia tăng khiến cho tóc rụng nhiều hơn.

Đối với phụ nữ, ở giai đoạn sau sinh và bắt đầu từ độ tuổi tiền mãn kinh, sự thay đổi các nội tiết tố trong cơ thể cũng làm mất cân bằng nồng độ DHT và Testosterone. Do vậy, phụ nữ sau sinh và phụ nữ bước sang tuổi trung niên cũng gặp phải hiện tượng rụng tóc nhiều.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Nguyên nhân gây rụng tóc”. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 3 tháng 4 năm 2012.
  2. ^ Enzym 5α-reductase
  3. ^ a b c Thiếu enzym 5α-reductase
  4. ^ Hói đầu kiểu nam giới
  5. ^ Vai trò DHT trong nguyên nhân gây hói đầu
  6. ^ Tác động của DHT đến tuyến bã nhờn

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]