Bước tới nội dung

Chiến tranh nha phiến lần thứ hai

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Chiến tranh Nha phiến lần hai
Một phần của Chiến tranh Nha phiến

Cầu Bát Lý, đêm diễn ra trận đánh, tranh vẽ bởi Émile Bayard
Thời gian8 tháng 10 năm 1856 – 24 tháng 10 năm 1860
Địa điểm
Kết quả

Anh-Pháp chiến thắng

  • Điều ước Thiên Tân
Thay đổi
lãnh thổ
Nhà Thanh cắt bán đảo cửu long nhượng cho Anh Quốc
Tham chiến

Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Đế quốc Anh

 Pháp


 Hoa Kỳ (Chỉ các trận Pháo đài sông Châu GiangPháo đài Đại Cô lần 2)
Nhà Thanh
Chỉ huy và lãnh đạo

Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Michael Seymour
Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland James Bruce
Đệ Nhị Đế chế Pháp Jean-Baptiste Gros
Đệ Nhị Đế chế Pháp Auguste Protet


Andrew Hull Foote
James Armstrong
Hoa Kỳ Josiah Tattnall
Hàm Phong
Dịch Hân
Diệp Danh Sâm
Tăng Cách Lâm Thấm
Lực lượng
16.700–50.000 bộ binh[cần dẫn nguồn]
173 tàu
200.000 Mãn Châu, Mông Cổ, Han Bannermen, và quân Lục Doanh Quân

Chiến tranh Nha phiến lần thứ hai, Chiến tranh Anh-Trung, Chiến tranh Trung Hoa lần thứ hai, Chiến tranh Mũi tên, hoặc Anh-Pháp viễn chinh Trung Quốc,[1] là một cuộc chiến tranh giữa Đế quốc AnhĐệ Nhị Đế chế Pháp với Đại Thanh (nay là Trung Quốc) kéo dài từ năm 1856 đến 1860.

Tên gọi

[sửa | sửa mã nguồn]

Tên gọi "Chiến tranh Nha phiến" và "lần thứ hai" được sử dụng trong nhiều tài liệu. "Chiến tranh Nha phiến lần thứ hai" đề cập đến một trong những mục tiêu chiến lược của Anh: hợp pháp hóa buôn bán thuốc phiện. Trung Quốc thất bại cũng mở cửa toàn bộ thị trường Trung Quốc cho thương nhân Anh, và miễn thuế quá cảnh nội địa cho hàng nhập khẩu nước ngoài. Cuộc chiến còn được gọi là "Chiến tranh Mũi tên" đề cập đến tên của một con tàu khởi đầu cuộc xung đột.

Nguồn gốc cuộc chiến

[sửa | sửa mã nguồn]

Cuộc chiến tiếp nối chiến tranh nha phiến lần thứ nhất. Năm 1842, Điều ước Nam Kinh, hiệp ước đầu tiên sau này người Trung Quốc gọi là điều ước bất bình đẳng cấp một khoản bồi thường và đặc quyền ngoại giao với Anh, việc mở năm cảng hiệp ước (treaty port), và nhượng đảo Hồng Kông. Sự thất bại các điều ước trong việc đáp ứng các mục tiêu của Anh cải thiện thương mại và quan hệ ngoại giao đã dẫn đến chiến tranh nha phiến lần thứ hai (1856-1860)[2]. Ở Trung Quốc, chiến tranh được coi là sự khởi đầu của lịch sử Trung Quốc hiện đại.

Giữa hai cuộc chiến tranh, các hành vi xâm lược lặp đi lặp lại chống lại các chủ thể Anh dẫn đến một cuộc viễn chinh Anh năm 1847 đột kích và chiếm giữ bằng một cuộc tập kích vào pháo đài Hổ Môn[3]:501.

Để cho tàu buôn Trung Quốc hoạt động quanh hải cảng, và những đặc quyền phù hợp với tàu Anh theo Hiệp ước Nam Kinh, chính quyền Anh đã cấp cho các tàu này đăng ký Anh tại Hồng Kông.

Tiền đề

[sửa | sửa mã nguồn]
Báo Minh họa London mô tả thuyền cao tốc hơi nước Ly-ee-moon, được chế tạo phục vụ mục đích buôn bán thuốc phiện, năm 1859

Những năm 1850 chứng kiến ​​sự phát triển nhanh chóng chủ nghĩa đế quốc phương Tây. Một số mục tiêu chung các cường quốc phương Tây là mở rộng thị trường nước ngoài và thiết lập các cảng lưu trú mới. Các hiệp ước Trung Quốc ký với các nước phương Tây như Hiệp ước Hoàng Phố với Pháp, Hiệp ước Vọng Hạ với Mỹ đều có các điều khoản cho phép đàm phán lại các hiệp ước sau 12 năm có hiệu lực. Trong nỗ lực mở rộng các đặc quyền ở Trung Quốc, Anh yêu cầu chính quyền nhà Thanh đàm phán lại Hiệp ước Nam Kinh (ký năm 1842), với lý do địa vị tối huệ quốc của Anh. Anh yêu cầu bao gồm mở toàn bộ thị trường Trung Quốc cho các công ty Anh thương mại, hợp pháp hóa việc buôn bán thuốc phiện, miễn thuế nhập khẩu nước ngoài, ngăn chặn cướp biển, quy định về buôn bán cu li, cho phép một đại sứ Anh thường trú tại Bắc Kinh và phiên bản tiếng Anh tất cả các hiệp ước được ưu tiên hơn tiếng Trung Quốc.[4]

Sự kiện tàu Arrow

[sửa | sửa mã nguồn]

Sự kiện tàu Arrow là sự kiện châm ngòi cho Chiến tranh Nha phiến lần hai, Tàu Arrow là một kiểu tàu Trung Quốc, thuộc sở hữu của một người Trung Quốc tên là Tô Á Thành, những thủy thủ đều là người Trung Quốc, nhưng thuyền trưởng thuê là người Anh, tàu Arrow được đăng ký với chính quyền Anh tại Hồng Kông vào tháng 9 năm 1855 và thời gian bảo hộ là một năm.

Ngày 8 tháng 10 năm 1856 tại Quảng Châu, hải quân Đại Thanh tại đó bắt giữ 12 thủy thủ trên tàu vì tình nghi hải tặc, trong đó tàu treo cờ Anh nhưng hải quân sau đó hạ quốc kỳ xuống rồi mang thuyền về hải cảng. Thuyền trưởng tàu này là Thomas Kennedy báo cáo với lãnh sự Anh tại Quảng ChâuHarry Smith Parkes, yêu cầu thả thuyền viên và bồi thường cho sự việc, trong đó có việc hạ quốc kỳ, đó là một sự sỉ nhục nước Anh.

Tổng đốc Lưỡng QuảngDiệp Danh Sâm đồng ý thả 9 người, nhưng cũng phản bác rằng tàu đó là của Trung Quốc, chẳng hề treo lá cờ Anh nào cả, Parkes cùng Thống đốc Hồng Kông, nhân cớ muốn tiến sâu vào vùng Quảng Châu nên đã giữ bí mật việc giấy đăng ký bảo hộ tàu đã hết hạn và đưa tối hậu thư yêu cầu Sâm phải đáp ứng trong vòng 48 giờ, nhưng Sâm từ chối việc bồi thường nên quân Anh đã nhân cớ đó nổ súng vào Quảng Châu vào ngày 13 tháng 10 mở màn cho chiến tranh nha phiến lần thứ hai.

Vào ngày 23 tháng 10, quân Anh đã phá hủy bốn pháo đài.[5] Vào ngày 25 tháng 10, một yêu cầu đã được đưa ra cho quân Anh được phép vào thành. Ngày hôm sau, quân Anh bắt đầu bắn phá thành phố, cứ sau 10 phút lại bắn một phát.[5] Diệp Danh Sâm thưởng cho mỗi đầu quân Anh bị chặt.[5] Vào ngày 29 tháng 10, Anh tạo ra một lỗ thủng trên tường thành và quân Anh tiến vào thành, với lá cờ Hoa Kỳ được dựng lên bởi James Keenan (Lãnh sự Mỹ) trên tường thành và phủ của Diệp.[5] Thiệt hại 3 người chết và 12 người bị thương. Đàm phán thất bại và thành tiếp tục bị bắn phá. Vào ngày 6 tháng 11, thành bị tấn công và phá hủy.[6] Đã có những khoảng dừng để đàm phán trong thời gian Anh bắn phá, với việc Anh liên tiếp bắn phá, các vụ hỏa hoạn đã xảy ra. Vào ngày 5 tháng 1 năm 1857, lính Anh trở về Hồng Kông.[5]

Anh trì hoãn

[sửa | sửa mã nguồn]

Vào ngày 3 tháng 3 năm 1857, Chính phủ Anh đã thất bại trong cuộc bỏ phiếu Nghị viện liên quan đến sự cố Mũi tên và những gì đã diễn ra tại Quảng Châu tới cuối năm. Sau tổng tuyển cử tháng 4/1857 chính phủ đã tăng đa số.

Vào tháng 4, chính phủ Anh đã trao đổi với Mỹ và Nga nếu họ muốn liên minh, lời đề nghị bị từ chối.[5] Vào tháng 5 năm 1857, binh biến Ấn Độ trở nên căng thẳng. Quân Anh rút quân từ Trung Quốc chuyển đến Ấn Độ,[3] vấn đề này được ưu tiên hơn.

Pháp can thiệp

[sửa | sửa mã nguồn]
Việc hành quyết nhà truyền giáo dòng Hội Thừa sai Paris Auguste Chapdelaine là nguyên nhân chính thức của sự can dự của Pháp vào Chiến tranh thuốc phiện lần thứ hai.

Quân Pháp tham gia hành động cùng Anh chống Trung Quốc, thúc đẩy bởi những khiếu nại từ phái viên Pháp, Nam tước Jean-Baptiste Louis Gros, về vụ hành quyết một nhà truyền giáo người Pháp, Cha Auguste Chapdelaine vào tháng 2 năm 1856,[7] bởi chính quyền địa phương Trung Quốc tại tỉnh Quảng Tây, lúc này chưa mở cửa cho người phương Tây.[8]

Lực lượng Anh và Pháp kết hợp dưới sự chỉ huy Đô đốc Michael Seymour. Lục quân Anh do Huân tước Elgin chỉ huy, và lục quân Pháp do Gros chỉ huy, cùng tấn công và chiếm Quảng Châu cuối năm 1857. Ủy ban chung liên minh được thành lập. Liên minh thay thế Tuần phủ và duy trì trật tự thay mặt bên thắng trận. Liên minh Anh-Pháp duy trì quyền kiểm soát Quảng Châu trong gần 4 năm.

Liên minh sau đó tiến lên phía Bắc chiếm Pháo đài Đại Cô gần Thiên Tân tháng 5 năm 1858.

Can thiệp các quốc gia khác

[sửa | sửa mã nguồn]

Hoa Kỳ và Nga phái sứ thần đến Hong Kong để hỗ trợ quân sự cho Liên minh Anh và Pháp, nhưng cuối cùng Nga không gửi viện trợ quân sự.[4]

Hoa Kỳ đã tham gia vào một số cuộc xung đột nhỏ đồng thời trong cuộc chiến, phớt lờ lời đề nghị liên minh của Anh và không phối hợp với các lực lượng Anh-Pháp. Năm 1856, quân đồn trú Trung Quốc tại Quảng Châu đã tấn công tàu Hải quân Hoa Kỳ;[6] Hải quân Hoa Kỳ đã trả đũa trong Trận chiến sông Châu Giang. Các tàu bị tấn công sau đó đã tấn công các pháo đài gần Quảng Châu, và chiếm lấy chúng. Những nỗ lực ngoại giao đã được tái lập, Mỹ và Trung Quốc đã ký một thỏa thuận về tính trung lập Hoa Kỳ trong Chiến tranh thuốc phiện lần thứ hai.

Bất chấp lời hứa về tính trung lập của chính phủ Hoa Kỳ, tàu USS San Jacinto hỗ trợ liên minh Anh-Pháp trong vụ bắn phá Pháo đài Đại Cô năm 1859.

Trận chiến Quảng Châu

[sửa | sửa mã nguồn]
Diệp Danh Sâm bị bắt sau khi Quảng Châu thất thủ

Đến năm 1857, các lực lượng Anh bắt đầu tập hợp tại Hồng Kông, cùng với lực lượng Pháp. Vào tháng 12 năm 1857, lực lượng đã có đủ tàu và lính để đưa ra vấn đề không hoàn thành nghĩa vụ hiệp ước theo đó quyền tiến vào Quảng Châu đã được thống nhất. Liên minh đưa ra tối hậu thư, hỗ trợ bởi Thống đốc Hong Kong John Bowring và Đô đốc Michael Seymour, đe dọa vào ngày 14 tháng 12 sẽ bắn phá Quảng Châu nếu những người bị bắt không được thả trong vòng 24 giờ.[5] [9]

Các thủy thủ đoàn còn lại của tàu Mũi tên được thả, không có lời xin lỗi nào từ Tổng đốc Diệp Danh Sâm, người cũng từ chối tôn trọng các điều khoản hiệp ước. Seymour, Thiếu tướng van Straubenzee và Đô đốc de Genouilly đã đồng ý kế hoạch tấn công Quảng Châu theo lệnh[3]:503 Sự kiện này được gọi là Biến cố Mũi tên.[10]

Quảng Châu bị chiếm ngày 1/1/1858,[5] với thành hơn 1,000,000 dân[11] gần 6,000 lính, tổn thất Liên minh là 15 tử trận và 113 bị thương. 200–650 lính phòng thủ và người dân thương vong. Diệp bị bắt và trục xuất sang Calcutta, Ấn Độ, nơi ông mất tại đây.[12]

Thời gian ngừng chiến

[sửa | sửa mã nguồn]

Hiệp ước Thiên Tân

[sửa | sửa mã nguồn]
Các bên ký Hiệp ước Thiên Tân năm 1858

Vào tháng 6 năm 1858, giai đoạn thứ nhất cuộc chiến kết thúc với bốn Hiệp ước Thiên Tân, với Anh, Pháp, Nga, Mỹ là các bên tham gia. Các hiệp ước mở thêm 11 hải cảng giao thương với phương Tây. Trung Quốc ban đầu từ chối phê chuẩn các hiệp ước

Điểm chính hiệp ước bao gồm:

  1. Anh, Pháp, Nga, Mỹ có quyền thành lập các công sứ (đại sứ quán nhỏ) tại Bắc Kinh (thành phố đóng kín trong thời gian này)
  2. Thêm mười hải cảng được mở phục vụ thương mại gồm Ngưu Trang, Đạm Thủy, Hán Khẩu, và Nam Kinh
  3. Quyền của tất cả các tàu nước ngoài bao gồm cả tàu thương mại được tự do di chuyển trên sông Dương Tử
  4. Người nước ngoài được tự do đi lại trong lãnh thổ Trung Quốc, trước kia bị cấm
  5. Trung Quốc đã trả một khoản bồi thường bốn triệu lượng bạc cho Anh và hai triệu cho Pháp.[13]

Vào ngày 28 tháng 5 năm 1858, Điều ước Ái Hồn được ký kết riêng với Nga để sửa đổi biên giới Trung Quốc và Nga theo quyết định của Hiệp ước Nerchinsk năm 1689. Nga giành được bờ trái của sông Amur, đẩy biên giới về phía nam từ dãy núi Stanovoy. Một hiệp ước sau đó, Công ước Bắc Kinh năm 1860, đã trao cho Nga quyền kiểm soát một khu vực không đóng băng trên bờ biển Thái Bình Dương, nơi Nga thành lập thành phố Vladivostok năm 1860.

Giai đoạn thứ hai

[sửa | sửa mã nguồn]

Ba trận chiến Pháo đài Đại Cô

[sửa | sửa mã nguồn]
Cousin-Montauban lãnh đạo lực lượng Pháp trong chiến dịch năm 1860
Liên quân Anh Pháp chiếm Cung điện mùa hè năm 1860
Phế tích cung điện mùa hè sau khi liên quân đốt phá

Vào ngày 20 tháng 5, trận chiến Pháo đài Đại Cô lần thứ nhất đã kết thúc, hiệp ước hòa bình đã trao trả lại pháo đài cho quân đội nhà Thanh.

Vào tháng 6 năm 1858, ngay sau khi triều đình nhà Thanh đồng ý với các hiệp ước bất bình đẳng, các quan lại phe chủ chiến đã buộc Hoàng đế Hàm Phong chống lại hành động lấn lướt của phương Tây. Vào ngày 2 tháng 6 năm 1858, Hàm Phong ra lệnh tướng Mông Cổ Tăng Cách Lâm Thấm bảo vệ Pháo đài Đại Cô gần Thiên Tân. Tăng Cách Lâm Thấm gia cố pháo đài bằng các khẩu pháo bổ sung. Ông cũng mang theo 4,000 kỵ binh Mông Cổ từ Sát Cáp NhĩTuy Viễn.

Trận chiến Pháo đài Đại Cô lần thứ hai diễn ra tháng 6 năm 1859. Lực lượng hải quân Anh với 2,200 binh lính và 21 tàu, dưới sự chỉ huy của Đô đốc Sir James Hope, từ Thượng Hải tiến tới Thiên Tân với mục đích đưa phái viên mới được bổ nhiệm Anh-Pháp cho các đại sứ quán ở Bắc Kinh. Họ đi thuyền đến cửa sông Hải Hà được bảo vệ bởi Pháo đài Đại Cô gần Thiên Tân và yêu cầu tiếp tục vào đất liền đến Bắc Kinh. Tăng Cách Lâm Thấm trả lời rằng các phái viên Anh-Pháp có thể đổ bộ lên bờ biển tại Bắc Đường và đi bộ tới Bắc Kinh, đồng thời cũng không cho phép quân đội đi theo đến kinh đô. Lực lượng Anh-Pháp yêu cầu vào bằng Đại Cô thay vì Bắc Đường và hộ tống các nhà ngoại giao đến Bắc Kinh. Vào đêm 24 tháng 6 năm 1859, một nhóm nhỏ lực lượng Anh đã tháo dỡ những chướng ngại vật bằng sắt mà người Trung Quốc đã đặt ở sông Bạch Hà. Ngày hôm sau, các lực lượng Anh tìm cách đổ bộ, đồng thời pháo kích pháo đài Đại Cô. Tuy nhiên, thủy triều xuống thấp và bùn mềm đã ngăn cản cuộc đổ bộ, đồng thời hỏa lực chính xác từ đại bác của Tăng Cách Lâm Thấm đã đánh chìm bốn pháo hạm và làm hư hỏng nặng hai chiếc khác. Tư lệnh Mỹ Josiah Tattnall, mặc dù theo lệnh duy trì tính trung lập, tuyên bố "một giọt máu đào hơn ao nước lã", hỗ trợ đốt cháy nhiều khu vực để bảo vệ cho lực lượng Anh rút lui. Thất bại trong việc chiếm Pháo đài Đại Cô là một đòn giáng mạnh vào uy tín của Anh và cuộc kháng chiến chống phương Tây đã đạt đến đỉnh cao trong triều đình nhà Thanh.[14]

Sau khi binh biến Ấn Độ cuối cùng bị đàn áp, Colin Campbell, tổng tư lệnh Ấn Độ, được tự do tập hợp binh lính và vật dụng cho một cuộc tấn công khác ở Trung Quốc. Là tướng đã tham gia chiến tranh nha phiến lần thứ nhất nên lực lượng Anh chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị, hậu cần và giảm nhẹ thương vong[15]

Trận chiến Pháo đài Đại Cô lần thứ ba diễn ra mùa hè năm 1860. London một lần nữa cử Huân tước Elgin với một lực lượng Anh-Pháp gồm 11,000 lính Anh dưới quyền Tướng James Hope Grant và 6,700 lính Pháp dưới quyền Tướng Cousin-Montauban. Liên quân từ Hong Kong lên phía Bắc với 173 thuyền và chiếm các thành phố ven biển Yên ĐàiĐại Liên phong tỏa Vịnh Bột Hải. Vào ngày 3 tháng 8, liên quân đã thực hiện một cuộc đổ bộ gần Bắc Đường, cách Pháo đài Đại Cô khoảng 3 km (và chiếm được sau ba tuần tấn công ngày 21 tháng 8).

Nhiều người Nam Trung Quốc làm lao động cho lực lượng Anh và Pháp. Một nhà quan sát báo cáo rằng "cu li Trung Quốc", cách ông gọi họ, "mặc dù họ phục dịch cho người Anh nhưng trung thành và vui vẻ..."[16]

Sự cố ngoại giao

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi chiếm Thiên Tân vào ngày 23 tháng 8, lực lượng Anh-Pháp đã hành quân tiến về phía Bắc Kinh. Hàm Phong sau đó phái các quan chức đi đàm phán hòa bình, nhưng đặc phái viên ngoại giao của Anh, Harry Parkes, đã lăng mạ sứ bộ Trung Quốc và nói Anh sẽ đưa Thiên Tân làm khoản tiền đòi Trung Quốc chuộc. Parkes đã bị bắt để trả thù vào ngày 18 tháng 9. Parkes và đoàn của ông bị cầm tù và thẩm vấn. Một nửa bị tùng xẻo, áp dụng xiết chặt chân tay. Làm cho người Anh không thể khôi phục cơ thể.

Đốt phá Cung điện mùa hè

[sửa | sửa mã nguồn]

Lực lượng Anh-Pháp đã đụng độ với kỵ binh Mông Cổ của Tăng Cách Lâm Thấm ngày 18 tháng 9 gần Trương Gia Loan trước khi tiến vào ngoại ô Bắc Kinh cho một trận chiến quyết định ở Thông Châu.[17] Ngày 21 tháng 9, tại Bát Lí Kiều, Tăng Cách Lâm Thấm cùng 10,000 lính, gồm kỵ binh đặc biệt, bị tiêu diệt hoàn toàn, lực lượng Anh-Pháp tiến vào Bắc Kinh ngày 6 tháng 10.

Với đội quân Thanh bị đánh bại, Hàm Phong rời khỏi kinh đô và trao cho em là Cung Thân vương chịu trách nhiệm đàm phán hòa bình. Hàm Phong chạy đến Cung điện mùa hè Thừa Đức sau đó tới Nhiệt Hà.[18] Quân đội Anh - Pháp tại Bắc Kinh bắt đầu cướp phá Cung điện mùa hè (Di Hòa viên) và Cung điện mùa hè cũ (Viên Minh viên) (có nhiều đồ quý hiếm).

Sau khi Parkes và các tù nhân ngoại giao còn sống sót được trả tự do vào ngày 8 tháng 10, Huân tước Elgin đã ra lệnh phá hủy các cung điện mùa hè, bắt đầu từ ngày 18 tháng 10. Bắc Kinh không bị chiếm đóng; quân đội Anh-Pháp vẫn ở bên ngoài thành phố.

Sự hủy diệt Tử Cấm Thành đã được thảo luận, theo đề xuất của Huân tước Elgin để ngăn cản Đế quốc Thanh sử dụng như là công cụ thương lượng, và trả thù cho sự tra tấn tù nhân.[19] Quyết định của Elgin được thúc đẩy hơn nữa bởi sự tra tấn và giết hại gần hai mươi tù nhân phương Tây, bao gồm hai đặc phái viên Anh và một nhà báo cho The Times.[20] Đặc phái viên Nga Bá tước Ignatiev và nhà ngoại giao Pháp Nam tước Gros đã quyết định đốt cháy các cung điện mùa hè, vì nó "ít phản đối nhất" và sẽ không gây nguy hại cho việc ký kết hiệp ước.[19]

Quân Pháp tấn công Cung điện mùa hè

Kết thúc

[sửa | sửa mã nguồn]
Cờ Thanh bị quân Anh-Pháp thu giữ. Là cờ ghi "親兵第五隊右營": Thân binh, Đệ ngũ đội, hữu doanh (tên đơn vị). Điện Invalides.

Sau khi Hàm Phong và triều đình chạy khỏi Bắc Kinh, Hiệp ước Thiên Tân tháng 6 năm 1858 đã được phê chuẩn bởi em trai của Hàm Phong, Cung Thân Vương, trong Điều ước Bắc Kinh vào ngày 18 tháng 10 năm 1860, chấm dứt Chiến tranh thuốc phiện lần thứ hai.

Anh, Pháp và nhờ có kế hoạch của Ignatiev—Nga tất cả đều được cấp một sự hiện diện ngoại giao vĩnh viễn tại Bắc Kinh (điều mà Đế quốc Thanh chống lại đến cùng vì nó đề nghị sự bình đẳng giữa Trung Quốc và các cường quốc châu Âu). Trung Quốc phải bồi thường 8 triệu lượng bạc cho Anh và Pháp. Anh mua lại Cửu Long (gần Hong Kong). Việc buôn bán thuốc phiện đã được hợp pháp hóa và Kitô hữu được trao quyền dân sự, bao gồm quyền sở hữu tài sản và quyền truyền giáo

Nội dung của Điều ước Bắc Kinh bao gồm:

  1. Trung Quốc ký kết Hiệp ước Thiên Tân
  2. Mở Thiên Tân như cảng thương mại
  3. Nhượng lại bán đảo Cửu Long (hiện nay là phía nam đường Boundary) cho Anh
  4. Tự do tôn giáo được thiết lập tại Trung Quốc
  5. Tàu Anh được phép chở người Trung Quốc làm lao động đến Mỹ
  6. Bồi thường cho Anh và Pháp mỗi bên 8 triệu lượng bạc
  7. Hợp pháp hóa buôn bán thuốc phiện

Hai tuần sau, Ignatiev buộc chính quyền nhà Thanh ký "Phụ lục Điều ước Bắc Kinh", nhượng lại tỉnh duyên hải phía đông sông Ussuri (tạo thành Ngoại Mãn Châu) cho Nga, và thành lập Vladivostok giữa những năm 1860–61.

Chiến thắng Anh-Pháp đã được đăng trên báo chí Anh như một chiến thắng của Thủ tướng Anh Palmerston, khiến cho sự tín nhiệm của ông tăng lên một tầm cao mới. Các thương nhân Anh vui mừng trước viễn cảnh mở rộng thương mại ở Viễn Đông. Các cường quốc nước ngoài khác cũng hài lòng với kết quả này, vì họ hy vọng tận dụng lợi thế của việc mở cửa Trung Quốc.

Sự thất bại của quân đội nhà Thanh bởi một lực lượng quân sự Anh-Pháp tương đối nhỏ (tỉ lệ 1:10 so với quân Thanh) cùng với cách chiến đấu (và cái chết sau đó) của Hàm Phong, việc đốt cháy các cung điện mùa hè là một cú sốc cho đế chế nhà Thanh hùng mạnh một thời. "Không còn nghi ngờ gì nữa, đến năm 1860, nền văn minh cổ đại là Trung Quốc đã bị đánh bại hoàn toàn và bị Phương Tây làm nhục."[21] Sau chiến tranh, một phong trào hiện đại hóa lớn, được gọi là Vận động tự cường, bắt đầu ở Trung Quốc vào những năm 1860 và một số cải cách thể chế đã được bắt đầu.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Michel Vié, Histoire du Japon des origines a Meiji, PUF, p.99. ISBN 2-13-052893-7
  2. ^ Tsang 2004, p. 29
  3. ^ a b c Porter, Maj Gen Whitworth (1889). History of the Corps of Royal Engineers Vol I. Chatham: The Institution of Royal Engineers.
  4. ^ a b “Opium Wars”. www.mtholyoke.edu. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 10 năm 2017. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2018.
  5. ^ a b c d e f g h Wong, J. Y. Deadly Dreams: Opium and the Arrow War (1856–1860) in China. ISBN 9780521526197.
  6. ^ a b “Bombardment at Canton”. Morning Journal. ngày 19 tháng 1 năm 1857. tr. 3.
  7. ^ David, Saul (2007). Victoria's Wars: The Rise of Empire. London: Penguin Books. tr. 360–61. ISBN 978-0-14-100555-3.
  8. ^ Hsü 2000, tr. 206.
  9. ^ Hevia 2003, tr. 32–33.
  10. ^ Tsai, Jung-fang. [1995] (1995). Hong Kong in Chinese History: community and social unrest in the British Colony, 1842–1913. ISBN 0-231-07933-8
  11. ^ “The Anglo-French Occupation of Canton, 1858–1861” (PDF). Royal Asiatic Society Hong Kong Branch.
  12. ^ Hsü 2000, tr. 207.
  13. ^ Ye Shen, Shirley; Shaw, Eric H. “The Evil Trade that Opened China to the West” (PDF). tr. 197. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 3 tháng 12 năm 2011. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2014.
  14. ^ Hsü 2000, tr. 212–13.
  15. ^ Greenwood, ch. 12
  16. ^ China: Being a Military Report on the North-eastern Portions of the Provinces of Chih-li and Shan-tung, Nanjing and Its Approaches, Canton and Its Approaches: Together with an Account of the Chinese Civil, Naval and Military Administrations, and a Narrative of the Wars Between Great Britain and China. Government Central Branch Press. 1884. tr. 28.
  17. ^ Hsü 2000, tr. 214–15.
  18. ^ Hsü 2000, tr. 215.
  19. ^ a b Endacott, G. B.; Carroll, John M. (2005) [1962]. A biographical sketch-book of early Hong Kong. Hong Kong University Press. ISBN 978-962-209-742-1.
  20. ^ Hsü 2000.
  21. ^ Hsü 2000, tr. 219.