Bước tới nội dung

Khởi nghĩa Cristero

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Chiến tranh Cristero)
Khởi nghĩa Cristero

Bản đồ Mexico thể hiện mức độ bùng phát của khởi nghĩa Cristero
     Bùng phát quy mô lớn     Bùng phát vừa phải     Bùng phát lẻ tẻ
Thời gian3 tháng 8, 1926 – 21 tháng 6, 1929
(2 năm, 10 tháng, 2 tuần và 4 ngày)
Địa điểm
Mexico
Kết quả

Ngừng bắn

Tham chiến

México Chính phủ Mexico

Ủng hộ:
 Hoa Kỳ

Cristero

Ủng hộ:
Hiệp sĩ Columbus
Chỉ huy và lãnh đạo
México Plutarco Elías Calles
México Emilio Portes Gil
México Joaquín Amaro Domínguez
México Saturnino Cedillo
México Heliodoro Charis
México Marcelino García Barragán
México Jaime Carrillo
México Genovevo Rivas Guillén
México Álvaro Obregón 
Enrique Gorostieta Velarde 
José Reyes Vega 
Alberto B. Gutiérrez
Aristeo Pedroza
Andrés Salazar
Carlos Carranza Bouquet 
Dionisio Eduardo Ochoa 
Barraza Damaso
Domingo Anaya 
Jesús Degollado Guízar
Luis Navarro Origel 
Lauro Rocha
Lucas Cuevas 
Matías Villa Michel
Miguel Márquez Anguiano
Manuel Michel
Victoriano Ramírez 
Victorino Bárcenas 
Lực lượng
México ~100.000 người nam (1929) ~50.000 người, nam và nữ (1929)
Thương vong và tổn thất
México 56.882 người chết 30.000–50.000 người chết
Ước tính có 250.000 người chết
250.000 chạy trốn đến Hoa Kỳ (phần lớn là người dân)

Khởi nghĩa Cristero (tiếng Tây Ban Nha: Rebelión Cristera) hay La Cristiada là một phong trào đấu tranh rộng khắp tại miền Trung và miền Tây nước México diễn ra từ ngày 3 tháng 8 năm 1926 đến ngày 21 tháng 6 năm 1929[1][2][3][4][5][6][7][8] để phản đối việc thi hành các điều khoản thế tục hóachống giáo quyền tại Hiến pháp của nước này. Cuộc khởi nghĩa được dấy lên nhằm đáp trả lại một sắc lệnh hành pháp của Tổng thống México đương thời là ông Plutarco Elías Calles (phát âm tiếng Tây Ban Nha[ˈka.ʝes]), một động thái mà sau này được gọi là đạo luật Calles;[9][10][11] theo đó ông yêu cầu điều 130 của Hiến pháp 1917 được thi hành cách nghiêm ngặt hơn. Âm mưu của Tổng thống Calles là loại bỏ quyền lực của Giáo hội Công giáo tại México, của các tổ chức có liên kết với Giáo hội Công giáo México và đàn áp lòng mộ đạo của quần chúng nhân dân.[11][12][13][14]

Cuộc nổi dậy của nông dân ở phía bắc miền Trung nước México được hàng giáo phẩm Công giáo México ngầm ủng hộ bởi và được viện trợ bởi những tín hữu Công giáo ở thành thị.[15] Trong khi đó, quân đội México nhận được sự chống lưng của Hoa Kỳ. Đại sứ Hoa Kỳ tại México là ông Dwight W. Morrow đã làm trung gian trong các cuộc đàm phán giữa chính phủ Tổng thống Calles và Giáo hội Công giáo tại México. Theo đó, chính phủ México chấp nhận thực hiện một số nhượng bộ và Giáo hội Công giáo đồng ý ngưng hỗ trợ cho lực lượng Cristero, dẫn tới sự kết thúc của cuộc kháng chiến vào năm 1929.[16][17][18][19][20][21] Cuộc khởi nghĩa này được nhiều người coi là một sự kiện lớn trong chuỗi các cuộc đấu tranh giữa giáo hội và nhà nước khởi nguồn từ thế kỷ 19 với cuộc Chiến tranh Cải cách, là cuộc nổi dậy lớn cuối cùng của nông dân ở México sau khi giai đoạn quân sự của Cách mạng México kết thúc vào năm 1920 và là cuộc nổi dậy phản cách mạng của những nông dân giàu có và giới tinh hoa thành thị để chống lại các cuộc cải cách ruộng đất của phong trào cách mạng.[22][23][24][25]

Bối cảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Xung đột giữa giáo hội México và nhà nước

[sửa | sửa mã nguồn]

Cách mạng México là một trong những cuộc xung đột đắt đỏ nhất trong lịch sử México.[26] Sau khi tổng thống Porfirio Díaz bị lật đổ, nhiều phe phái và vùng miền trong nước liên tục tranh giành ảnh hưởng của nhau.[27][28][29] Giáo hội Công giáo México và chính phủ của ông Díaz đã ký kết một tạm ước bán chính thức, theo đó nhà nước không xóa bỏ các điều khoản chống giáo quyền trong bản Hiến pháp 1857, tuy nhiên nhà nước México chưa bao giờ thực thi được những điều khoản ấy.[23][30][31][32][33] Và vì thế, một sự kiện thay đổi lãnh đạo hay đúng hơn là sự đảo ngược toàn bộ trật tự trước đó là những mối nguy tiềm ẩn đối với vị thế của Giáo hội. Trong thời kỳ mà các hoạt động chính trị ngày càng được dân chủ hóa, đảng Công giáo Quốc gia (Partido Católico Nacional) đã được thành lập.[5][34][35][36][37][38][39]

Sau khi tổng thống Francisco I. Madero bị lật đổ và ám sát trong vụ đảo chính quân sự tháng 2 năm 1913 do tướng Victoriano Huerta cầm đầu và lên làm tổng thống, những người ủng hộ tổng thống Porfirio đã được trao trả lại các chức vụ cũ của mình. Sau cuộc lật đổ tổng thống Huerta vào năm 1914, các đảng viên đảng Công giáo Quốc gia và nhiều chức sắc cấp cao trong giáo hội México đã bị buộc tội cộng tác với chính quyền của tổng thống Huerta, và giáo hội Công giáo phải hứng chịu nhiều sự chống đối cũng như làn sóng chống giáo quyền mãnh liệt của các nhà cách mạng ở miền Bắc. Bè phái của những người theo chủ nghĩa hiến pháp đã thực hiện cách mạng thành công và thủ lãnh của cách mạng là ông Venustiano Carranza đã cho soạn thảo một bản hiến pháp mới, Hiến pháp 1917. Tuy bộ luật cơ bản này đã củng cố những điều khoản chống giáo quyền của Hiến pháp 1857, tổng thống Carranza và người kế nhiệm ông là tướng Alvaro Obregón vì quá bận tâm đến việc đấu tranh với các kẻ thù nội bộ của mình nên đã tỏ ra khoan dung trong việc thực thi các điều khoản chống giáo quyền trong Hiến pháp, đặc biệt ở những vùng mà Giáo hội Công giáo có nhiều quyền lực.[40][41][42]

Chính quyền của tổng thống Plutarco Elías Calles tin rằng Giáo hội Công giáo tại México đang thách thức các sáng kiến cách mạng và tính hợp pháp của chính phủ. Và để chống lại ảnh hưởng của Giáo hội, nhiều đạo luật chống giáo quyền đã được thông qua. Điều này đã gây ra một cuộc xung đột tôn giáo kéo dài 10 năm, trong đó quân đội México đã giết chết hàng nghìn thường dân có vũ trang. Một số người coi tổng thống Calles là lãnh đạo của một nhà nước vô thần[43] và xem chương trình của ông như một phương cách tiệt trừ tôn giáo tại México[40][44] mặc dù vào năm 1925, tổng thống Calles đã ủng hộ việc thành lập Giáo hội Tông truyền Công giáo México độc lập với tòa thánh Vatican và tuân theo các đạo luật chống giáo quyền của chính phủ.[45][46][47]

Hiến pháp 1917 của México

[sửa | sửa mã nguồn]

Hội nghị Hiến pháp, do Tổng thống lâm thời Venustiano Carranza triệu tập vào tháng 9 năm 1916, đã soạn thảo ra Hiến pháp 1917 và thông qua bộ luật cơ bản này vào ngày 5 tháng 2 năm 1917.[48] Hiến pháp 1917 được soạn thảo trên cơ sở Hiến pháp 1857 do Tổng thống Benito Juárez thiết lập. Các điều 3, 27, 130 của bản hiến pháp mới hàm chứa các khoản mục thế tục hóa, theo đó chúng giới hạn quyền lực và ảnh hưởng của Giáo hội Công giáo.[9][23][48][49]

Khoản 1 và 2 của Điều 3 quy định rằng: "Ⅰ. Theo các quyền tự do tôn giáo quy định tại Điều 24, các dịch vụ giáo dục phải mang tính thế tục và do đó không có bất kỳ một khuynh hướng tôn giáo nào. Ⅱ. Các dịch vụ giáo dục phải dựa trên cơ sở tiến bộ khoa học và phải đấu tranh chống lại sự ngu dốt, tác động của sự ngu dốt, sự quy phục, sự cuồng tín và thành kiến."[50] Khoản 2 của Điều 27 quy định: "Tất cả các hiệp hội tôn giáo được tổ chức theo Điều 130 và các văn bản lập pháp có liên quan chỉ được phép mua, sở hữu hoặc quản lý các tài sản cần thiết để đạt được các mục tiêu của mình."[50]

Đoạn 1 của Điều 130 ghi rằng: "Các luật lệ quy định tại điều này được thiết lập dựa trên một nguyên tắc mang tính lịch sử, theo đó Nhà nước và các giáo hội là những thực thể độc lập với nhau. Các giáo hội và cộng đoàn tôn giáo phải được tổ chức theo pháp luật."[23]

Hiến pháp cũng buộc các giáo hội và cộng đoàn tôn giáo phải đăng ký tổ chức với chính quyền nhà nước và áp đặt nhiều hạn chế đối với các thầy tế và thừa tác viên thuộc tất cả các tôn giáo như không được phép sở hữu văn phòng tư nhân, không được thay mặt các chính đảng hay ứng cử viên thu hút cử tri trong một chiến dịch bầu cử hay chỉ được thừa kế tài sản từ người thân có cùng dòng máu về trực hệ.[50] Hiến pháp cũng cho phép nhà nước quy định số lượng thầy tế trong một vùng và thậm chí có thể giảm số lượng thầy tế một cách cực đoan; nghiêm cấm các giáo sĩ mặc phẩm phục tôn giáo mình ở bên ngoài ngoài nhà thờ hoặc công trình tôn giáo; và loại trừ những kẻ phạm tội ra khỏi một phiên tòa do bồi thẩm đoàn xét xử. Tổng thống Carranza từng tuyên bố rằng ông không đồng tình với bản thảo sau cùng của các điều 3, 5, 24, 27, 123 và 130, tuy nhiên khi đó trong Hội nghị Hiến pháp chỉ có 85 ủy viên theo khuynh hướng bảo thủ và trung dung – những người có ích đối với bè phái tự do chủ nghĩa của ông, cùng với 132 ủy viên khác với khuynh hướng cấp tiến hơn.[51][52][53]

Điều 24 của Hiến pháp 1917 quy định: "Tất cả mọi người có quyền tự do lựa chọn và tuyên xưng niềm tin tôn giáo của mình miễn là niềm tin ấy là hợp pháp và việc làm này không thể bị trừng phạt theo luật hình sự. Hội nghị Hiến pháp không được ủy quyền để thông qua các luật nhằm thiết lập hoặc cấm một tôn giáo cụ thể. Các nghi lễ tôn giáo mang tính chất công cộng, nói chung, phải được cử hành tại các đền thờ. Các nghĩ lễ tôn giáo cử hành ngoài trời thì được điều chỉnh bởi pháp luật."[50]

Khủng hoảng xảy ra

[sửa | sửa mã nguồn]
Phục dựng lá cờ của phong trào Cristero với các dòng chữ "Viva Cristo Rey" (n.đ.'Hoan hô Chúa Kitô Vua') và "Nuestra Señora de Guadalupe" (n.đ.'Đức Mẹ Guadalupe')
Lực lượng quân sự của Chính phủ treo đầu thị chúng các chiến binh của phong trào Cristero trên các tuyến đường chính trên khắp México, kể cả ở các bang ColimaJalisco nơi các thi thể bị treo trong một thời gian dài.

Sau một thời gian tồn tại phong trào biểu tình ôn hòa của các tín hữu Công giáo México nhằm phản đối việc thi hành các điều khoản chống giáo quyền tại Hiến pháp, một vài cuộc giao tranh đã nổ ra vào năm 1926 và diễn biến thành nổi dậy vũ trang vào năm 1927.[54] Chính quyền México đương thời gọi các nhóm nổi dậy này là Cristeros lấy từ tước hiệu "Cristo Rey" (n.đ.'Chúa Kitô Vua') của Chúa Giêsu Kitô, và nhóm nổi dậy đã dùng cái tên này không lâu sau đó. Cuộc khởi nghĩa được biết đến là nhờ các linh mục bị chính quyền México tra tấn rồi giết hại cách công khai – về sau họ đã được Giáo hoàng Gioan Phaolô II tuyên thánh, và Lữ đoàn nữ binh của thánh Jeanne d'Arc – một lữ đoàn phụ nữ nhập lậu súng đạn vào México để hỗ trợ cho các chiến binh. Cuộc khởi nghĩa này đã khép lại nhờ một giải pháp ngoại giao do Đại sứ Hoa Kỳ tại México là ông Dwight W. Morrow làm trung gian cũng như nhờ các gói cứu trợ tài chính và dịch vụ hỗ trợ hậu cần do hội huynh đệ Hiệp sĩ Columbus cung cấp.[55][56][57][58]

Cuộc khởi nghĩa Cristero đã thu hút sự chú ý của Giáo hoàng Piô XI, người đã công bố nhiều thông điệp giáo hoàng từ năm 1925 đến năm 1937. Vào ngày 18 tháng 11 năm 1926, ông đã ra thông điệp Iniquis afflictisque ("Về cuộc bách hại Giáo hội tại México") để tố cáo cuộc bách hại mang tính bạo lực và chống giáo quyền tại México.[56][59][60] Bất chấp những lời hứa của chính phủ México, cuộc bách hại đạo Công giáo tại nước này vẫn tiếp diễn. Để đáp trả động thái này, Giáo hoàng Pio XI đã công bố thông điệp Acerba animi ("Về những tâm hồn chai đá") vào ngày 29 tháng 9 năm 1932.[56][59][60][61][62]

Bối cảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong suốt thập niên 1920, nhiều vụ bạo lực với quy mô nhỏ đã nổ ra. Do động thái thông qua và thực thi cách các điều luật hình sự chống giáo quyền cách nghiêm ngặt theo đạo luật Calles, cùng với các cuộc nổi dậy của nông dân ở vùng Bajío cũng như việc cấm đoán người dân tổ chức các lễ hội tôn giáo phổ biến, chẳng hạn như các ngày lễ kính, nên vào năm 1926, các hoạt động du kích rải rác đã tập hợp lại thành một cuộc nổi dậy vũ trang nghiêm trọng chống lại chính phủ.[6][63][64][65][66]

Vào năm 1910, cuộc cách mạng México dưới sự lãnh đạo của Francisco I. Madero đã diễn ra nhằm đòi lại đất đai cho nông dân và thành công lật đổ Tổng thống Porfirio Díaz. Tháng 11 năm 1911, ông Madero được bầu làm tổng thống, tuy nhiên đến năm 1913 thì ông bị tướng Victoriano Huerta thuộc phe bảo thủ lật đổ và hành quyết trong một chuỗi sự kiện được gọi là Mười ngày Bi thương (tiếng Tây Ban Nha: Decena Trágica). Sau khi tướng Huerta lên nắm quyền, Tổng giám mục tổng giáo phận Morelia là Leopoldo Ruiz y Flóres đã ra một bức thư mục vụ, trong đó ông chỉ trích cuộc đảo chính của tướng này và tuyên bố rằng Giáo hội México sẽ giữ khoảng cách với Tổng thống Huerta. Tờ báo của đảng Công giáo Quốc gia, đại diện cho góc nhìn của các giám mục, đã công kích Tổng thống Huerta cách gay gắt. Động thái này đã khiến cho chủ tịch đảng Công giáo Quốc gia bị chế độ mới giam giữ đồng thời khiến tờ báo của đảng bị đình chỉ xuất bản. Tuy vậy, một số thành viên của đảng này vẫn giữ được chức vụ của mình trong chế độ của Tổng thống Huerta, chẳng hạn như ông Eduardo Tamariz (khi ấy đang giữ chức thư ký Văn phòng Giáo dục công lập). Các tướng lĩnh cách mạng khác như Venustiano Carranza, Francisco "Pancho" VillaEmiliano Zapata – những người đã đánh bại Quân đội Liên bang của Tổng thống Huerta dựa trên Kế hoạch Guadalupe – có nhiều bạn bè là người Công giáo và linh mục địa phương; tuy vậy các ông cũng khiến trách hàng giáo sĩ Công giáo México cấp cao vì đã ủng hộ tướng Huerta.

Venustiano Carranza là tổng thống đầu tiên nhậm chức sau khi Hiến pháp 1917 được ban hành, tuy nhiên ông đã bị đồng minh cũ của mình là Álvaro Obregón lật đổ vào năm 1919. Álvaro Obregón trở thành tổng thống México và tiến hành thực thi cách hữu hiệu các điều khoản chống giáo quyền tại những nơi mà Giáo hội Công giáo không có nhiều ảnh hưởng.[67][68] Tình trạng hưu chiến giữa chính quyền México và Giáo hội Công giáo tại nước này chấm dứt vào năm 1924 khi Tổng thống Obregón đề cử ông Plutarco Elías Calles, một người vô thần, làm tổng thống kế nhiệm.[6][69][70] Nhờ sự hậu thuẫn của chính quyền trung ương Tổng thống Calles, những người México theo phái Jacobin đã thực hiện nhiều chiến dịch thế tục hóa nhằm tiệt trừ những cái mà họ cho là "mê tín" và "cuồng tín", bao gồm việc sử dụng cách phàm tục các vật thể mang tính tôn giáo cũng như bách hại và giết chết các thành viên của hàng giáo phẩm.[6][30][67][71]

Tổng thống Calles đã thi hành các điều khoản chống giáo quyền cách nghiêm ngặt trên phạm vi toàn quốc và thông qua nhiều điều luật chống giáo quyền trong nhiệm kỳ của mình. Vào tháng 6 năm 1926, ông đã ký ban hành "Luật Cải cách Bộ luật hình sự", còn được gọi cách không chính thức là đạo luật Calles.[10][72][73] Luật này quy định hình phạt cụ thể đối với những ai vi phạm các điều khoản của Hiến pháp 1917. Chẳng hạn, những ai mặc phẩm phục giáo sĩ ở nơi công cộng, bên ngoài nhà thờ sẽ bị phạt hành chính 500 peso (tương đương 250 USD vào thời điểm đó) và các linh mục thực hiện hành vi phê phán chính quyền có thể bị phạt 5 năm tù giam.[10] Một số bang còn thi hành các biện pháp đàn áp tôn giáo. Đơn cử như tại bang Chihuahua, chính quyền bang đã thông qua một đạo luật quy định chỉ 1 linh mục duy nhất được phép phục vụ toàn thể cộng đoàn giáo dân Công giáo tại bang này.[74] Nhằm hỗ trợ việc thi hành luật trên, Tổng thống Calles đã cho tịch thu nhiều tài sản của nhà thờ, trục xuất các linh mục ngoại quốc về nước, đóng cửa nhiều tu viện nam, tu viện nữ và các trường học thuộc tôn giáo.[6][10][71][75][76][77]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Young, Julia G. (2 tháng 9 năm 2020), Beezley, William (biên tập), “Revolution and the Cristeros”, The Oxford Handbook of Mexican History (bằng tiếng Anh) (ấn bản thứ 1), Oxford University Press, doi:10.1093/oxfordhb/9780190699192.013.29, ISBN 978-0-19-069919-2, truy cập ngày 6 tháng 3 năm 2024
  2. ^ Fallaw, Ben (13 tháng 1 năm 2021), Beezley, William (biên tập), “Religion and Revolution, Mexico: 1910–1940”, The Oxford Handbook of Mexican History (bằng tiếng Anh) (ấn bản thứ 1), Oxford University Press, doi:10.1093/oxfordhb/9780190699192.013.25, ISBN 978-0-19-069919-2, truy cập ngày 16 tháng 4 năm 2024
  3. ^ González, Fernando Manuel (1 tháng 1 năm 2001). Matar y morir por Cristo Rey: aspectos de la cristiada (bằng tiếng Tây Ban Nha). Plaza y Valdes. tr. 21–74. ISBN 978-968-856-906-1.
  4. ^ Piña, Ulices (22 tháng 2 năm 2017). “The Different Roads to Rebellion: Socialist Education and the Second Cristero Rebellion in Jalisco, 1934-1939”. Letras Históricas. 16: 165–192. doi:10.31836/lh.16.6562.
  5. ^ a b Fallaw, Ben (21 tháng 1 năm 2013). Religion and State Formation in Postrevolutionary Mexico (bằng tiếng Anh). Duke University Press. ISBN 978-0-8223-5337-9.
  6. ^ a b c d e Fallaw, Ben (2013). “The Seduction of Revolution: Anticlerical Campaigns against Confession in Mexico, 1914–1935”. Journal of Latin American Studies. 45 (1): 91–120. doi:10.1017/S0022216X12001216. JSTOR 23352898.
  7. ^ Kloppe-Santamaría, Gema (2020). In the Vortex of Violence: Lynching, Extralegal Justice, and the State in Post-Revolutionary Mexico. Univ of California Press. ISBN 978-0-520-34403-7.[cần số trang]
  8. ^ Reich, Peter L. (1995). Mexico's hidden revolution: the Catholic Church in law and politics since 1929. Notre Dame, Ind: University of Notre Dame Press. ISBN 978-0-585-31304-7. OCLC 45730461.
  9. ^ a b Buchenau, Jürgen (2015). “The Mexican Revolution, 1910–1946”. Oxford Research Encyclopedia of Latin American History. doi:10.1093/acrefore/9780199366439.013.21. ISBN 978-0-19-936643-9.
  10. ^ a b c d Meyer, Jean A. (1973). La Cristiada: por Jean Meyer ; traducción de Aurelio Garzón del Camino. OCLC 2406696.[cần số trang]
  11. ^ a b De Bonfil, Alicia Olivera. “Aspectos del conflicto religioso de 1926 a 1929”. Mediateca – Instituto Nacional de Antropología e Historia (bằng tiếng Tây Ban Nha). Truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2023.
  12. ^ Matthew Butler; Matthew John Blakemore Butler (2007). Faith and impiety in revolutionary Mexico. Palgrave Macmillan. tr. 11. ISBN 978-1-4039-8381-7.
  13. ^ Butler, Matthew (2007). “Trouble Afoot? Pilgrimage in Cristero Mexico City”. Faith and Impiety in Revolutionary Mexico. tr. 149–166. doi:10.1057/9780230608801_8. ISBN 978-1-349-53926-0.
  14. ^ Kloppe-Santamaría, Gema (tháng 4 năm 2022). “Martyrs, Fanatics, and Pious Militants: Religious Violence and the Secular State in 1930s Mexico”. The Americas. 79 (2): 197–227. doi:10.1017/tam.2021.149. S2CID 247409376.
  15. ^ Curley, Robert (2018). Citizens and Believers: Religion and Politics in Revolutionary Jalisco, 1900–1930 (bằng tiếng Anh). University of New Mexico Press. ISBN 978-0-8263-5537-9.
  16. ^ Olimón Nolasco, Manuel (2008). Diplomacia insólita: el conflicto religioso en México y las negociaciones cupulares (1926–1929). Colección Historia de la iglesia en México; 1. México: IMDOSOC. ISBN 978-968-6839-99-9.[cần số trang]
  17. ^ Fernández, José Luis Soberanes; Barney, Oscar Cruz (2015). Los arreglos del presidente Portes Gil con la jerarquía católica y el fin de la guerra cristera: aspectos jurídicos e históricos. Universidad Nacional Autónoma de México, Instituto de Investigaciones Jurídicas. ISBN 978-607-02-6651-5.[cần số trang]
  18. ^ Valvo, Paolo (2020). La libertà religiosa in Messico: dalla rivoluzione alle sfide dell'attualità. Studium edizioni. ISBN 978-88-382-4842-9.[cần số trang]
  19. ^ Serafini, Chiara; Valvo, Paolo (2 tháng 2 năm 2023). La Cristiada. Fe, guerra y diplomacia en México (1926-1929). Universidad Nacional Autónoma de México. Instituto de Investigaciones Jurídicas. ISBN 978-607-30-7247-2.[cần số trang]
  20. ^ Olimón Nolasco, Manuel (2008). Confrontación extrema: el quebranto del modus vivendi (1931-1933). Colección Historia de la iglesia en México; 4. México: IMDOSOC. ISBN 978-968-9074-28-1.
  21. ^ Olimón Nolasco, Manuel (2008). Paz a medias: el modus vivendi entre la Iglesia y el Estado y su crisis (1929–1931). Colección Hstoria de la iglesia en México; 3. México: IMDOSOC. ISBN 978-968-9074-21-2.
  22. ^ Meyer, Jean A.; Pérez-Rincón, Héctor (2004). La revolución mexicana (bằng tiếng Tây Ban Nha). Tusquets Editores. ISBN 978-970-699-084-6.[cần số trang]
  23. ^ a b c d Knight, Alan (2007). “The Mentality and Modus Operandi of Revolutionary Anticlericalism”. Faith and Impiety in Revolutionary Mexico. tr. 21–56. doi:10.1057/9780230608801_2. ISBN 978-1-349-53926-0.
  24. ^ Schwaller, John Frederick (2011). The History of the Catholic Church in Latin America: From Conquest to Revolution and Beyond. NYU Press. tr. 189–213. ISBN 978-0-8147-8360-3.
  25. ^ Osten, Sarah (22 tháng 2 năm 2018). The Mexican Revolution's Wake: The Making of a Political System, 1920–1929 (bằng tiếng Anh). Cambridge University Press. tr. 2. ISBN 978-1-108-24680-4.
  26. ^ McCaa, Robert (2003). “Missing Millions: The Demographic Costs of the Mexican Revolution”. Mexican Studies/Estudios Mexicanos. 19 (2): 367–400. doi:10.1525/msem.2003.19.2.367. ISSN 0742-9797. JSTOR 10.1525/msem.2003.19.2.367.
  27. ^ Knight, Alan (1990). The Mexican Revolution: Counter-revolution and reconstruction (bằng tiếng Anh). U of Nebraska Press. ISBN 978-0-8032-7770-0.
  28. ^ Andes, Stephen J. C. (19 tháng 3 năm 2020), Orique, David Thomas; Fitzpatrick-Behrens, Susan; Garrard, Virginia (biên tập), “Catholicism, Revolution, and Counter-Revolution in Twentieth-Century Latin America”, The Oxford Handbook of Latin American Christianity (bằng tiếng Anh), Oxford University Press, tr. 174–193, doi:10.1093/oxfordhb/9780199860357.013.8, ISBN 978-0-19-986035-7, truy cập ngày 5 tháng 5 năm 2024
  29. ^ Ristow, Colby (10 tháng 2 năm 2021), Beezley, William (biên tập), “The Mexican Revolution”, The Oxford Handbook of Mexican History (bằng tiếng Anh) (ấn bản thứ 1), Oxford University Press, doi:10.1093/oxfordhb/9780190699192.013.23, ISBN 978-0-19-069919-2, truy cập ngày 5 tháng 5 năm 2024
  30. ^ a b Martin Austin Nesvig, Religious Culture in Modern Mexico, pp. 228–29, Rowman & Littlefield, 2007
  31. ^ Thomson, Guy (28 tháng 3 năm 2018), “Benito Juárez and Liberalism”, Oxford Research Encyclopedia of Latin American History (bằng tiếng Anh), doi:10.1093/acrefore/9780199366439.001.0001/acrefore-9780199366439-e-461?d=/10.1093/acrefore/9780199366439.001.0001/acrefore-9780199366439-e-461&p=emailagvp8atha8nkw (không hoạt động 2024-02-28), ISBN 978-0-19-936643-9, truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2024Quản lý CS1: DOI không hoạt động tính đến tháng 2 2024 (liên kết)
  32. ^ Hamnett, Brian R. (1991). “Benito Juárez, Early Liberalism, and the Regional Politics of Oaxaca, 1828-1853”. Bulletin of Latin American Research. 10 (1): 3–21. doi:10.2307/3338561. ISSN 0261-3050. JSTOR 3338561.
  33. ^ Benjamin, Thomas (25 tháng 6 năm 2018), “The Life, Myth, and Commemoration of Benito Juárez”, Oxford Research Encyclopedia of Latin American History (bằng tiếng Anh), doi:10.1093/acrefore/9780199366439.001.0001/acrefore-9780199366439-e-510?d=/10.1093/acrefore/9780199366439.001.0001/acrefore-9780199366439-e-510&p=emailasbbkami6d67g (không hoạt động 2024-02-28), ISBN 978-0-19-936643-9, truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2024Quản lý CS1: DOI không hoạt động tính đến tháng 2 2024 (liên kết)
  34. ^ Ferreiro, Emilia; Loaeza, Soledad (1999). El Partido Acción Nacional, la larga marcha, 1939–1994: oposición leal y partido de protesta (bằng tiếng Tây Ban Nha). Fondo de Cultura Económica. ISBN 978-968-16-6128-1.[cần số trang]
  35. ^ “De urnas y sotanas. El Partido Católico Nacional en Jalisco-PDF”. historicas.unam.mx. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2023.
  36. ^ O'Dogherty Madrazo, Laura (1999). “De urnas y sotanas: el Partido Católico Nacional en Jalisco”. repositorio.colmex.mx. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2023.
  37. ^ O'Dogherty Madrazo, Laura (1999). De urnas y sotanas: el partido catolico nacional en Jalisco [Of Ballot Boxes and Cassocks: The National Catholic Party in Jalisco] (Luận văn) (bằng tiếng Tây Ban Nha).[cần số trang]
  38. ^ Goddard, Jorge Adame (1981). El pensamiento político y social de los católicos mexicanos, 1867–1914 (bằng tiếng Tây Ban Nha). Universidad Nacional Autónoma de México, Instituto de Investigaciones Históricas. ISBN 978-968-5801-75-1.
  39. ^ Ramírez, Manuel Ceballos (1991). El catolicismo social: un tercero en discordia, Rerum Novarum, la "cuestión social" y la movilización de los católicos mexicanos (1891-1911) (ấn bản thứ 1). El Colegio de Mexico. doi:10.2307/j.ctvhn09jc. ISBN 978-968-12-0494-5. JSTOR j.ctvhn09jc.
  40. ^ a b Loaeza, Soledad (2013). La restauración de la Iglesia católica en la transición mexicana. El Colegio de Mexico AC. ISBN 978-607-462-592-9.[cần số trang]
  41. ^ Goddard, Jorge Adame (1981). El pensamiento político y social de los católicos mexicanos, 1867-1914 (bằng tiếng Tây Ban Nha). Universidad Nacional Autónoma de México, Instituto de Investigaciones Históricas. ISBN 978-968-5801-75-1.
  42. ^ Ramírez, Manuel Ceballos (1991). El catolicismo social: un tercero en discordia, Rerum Novarum, la "cuestión social" y la movilización de los católicos mexicanos (1891-1911) (ấn bản thứ 1). El Colegio de Mexico. doi:10.2307/j.ctvhn09jc. ISBN 978-968-12-0494-5. JSTOR j.ctvhn09jc.
  43. ^ Haas, Ernst B. (1997). Nationalism, Liberalism, and Progress: The dismal fate of new nations. Cornell University Press. ISBN 978-0-8014-3109-8.[cần số trang]
  44. ^ Cronon, E. David (1958). “American Catholics and Mexican Anticlericalism, 1933-1936”. The Mississippi Valley Historical Review. 45 (2): 201–230. doi:10.2307/1902927. JSTOR 1902927.
  45. ^ Rancaño, Mario Ramírez (6 tháng 12 năm 2002). “La ruptura con el vaticano. José Joaquín Pérez y la Iglesia Católica Apostólica Mexicana, 1925–1931”. Estudios de Historia Moderna y Contemporánea de México (bằng tiếng Tây Ban Nha). 24 (024). doi:10.22201/iih.24485004e.2002.024.3070. ISSN 2448-5004.
  46. ^ Rancaño, Mario Ramírez (2006). El patriarca Pérez: la iglesia católica apostólica mexicana (bằng tiếng Tây Ban Nha). UNAM. ISBN 978-970-32-3436-3.
  47. ^ Butler, Matthew (15 tháng 5 năm 2023). Mexico's Spiritual Reconquest: Indigenous Catholics and Father Pérez's Revolutionary Church (bằng tiếng Anh). University of New Mexico Press. ISBN 978-0-8263-4508-0.
  48. ^ a b Blancarte, Roberto (1992). Historia de la Iglesia Catolica en Mexico. Internet Archive. Mexico : Colegio Mexiquense : Fondo de Cultura Economica. ISBN 978-968-16-3773-6.
  49. ^ Nesvig, Martin Austin (2007). Religious Culture in Modern Mexico (bằng tiếng Anh). Rowman & Littlefield. ISBN 978-0-7425-3747-7.
  50. ^ a b c d Translation made by Carlos Perez Vazquez (2005). The Political Constitution of the Mexican United States (PDF). Universidad Nacional Autónoma de México. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 18 tháng 2 năm 2015.
  51. ^ Enrique Krauze (1998). Mexico: biography of power: a history of modern Mexico, 1810–1996. HarperCollins. tr. 387. ISBN 978-0-06-092917-6.
  52. ^ D. L. Riner; J. V. Sweeney (1991). Mexico: meeting the challenge. Euromoney. tr. 64. ISBN 978-1-870031-59-2.
  53. ^ William V. D'Antonio; Fredrick B. Pike (1964). Religion, revolution, and reform: new forces for change in Latin America. Praeger. tr. 66.
  54. ^ González, Luis, translated by John Upton translator. San José de Gracia: Mexican Village in Transition (University of Texas Press, 1982), p. 154
  55. ^ Julia G. Young (2012). “Cristero Diaspora: Mexican Immigrants, the U.S. Catholic Church, and Mexico's Cristero War, 1926–29”. The Catholic Historical Review. Catholic University of America Press. 98 (2): 271–300. doi:10.1353/cat.2012.0149. JSTOR 23240138. S2CID 154431224.
  56. ^ a b c Pollard, John (tháng 10 năm 2012). “Pius XI's Promotion of the Italian Model of Catholic Action in the World-Wide Church”. The Journal of Ecclesiastical History. 63 (4): 758–784. doi:10.1017/S002204691100251X.
  57. ^ Redinger, Matthew (2005). American Catholics and the Mexican Revolution, 1924–1936 (bằng tiếng Anh). University of Notre Dame Press. ISBN 978-0-268-04022-2.
  58. ^ González Morfín, Juan (tháng 7 năm 2022). “Dwight W. Morrow: retrato de un no-político que supo cambiar las reglas políticas”. Iztapalapa. Revista de Ciencias Sociales y Humanidades. 2 (93): 169–195. doi:10.28928/ri/932022/aot1/gonzalezmorfinj. S2CID 249835870.
  59. ^ a b Philippe Levillain (2002). The Papacy: An Encyclopedia. Routledge. tr. 1208. ISBN 978-0-415-92230-2.
  60. ^ a b Massimo De Giuseppe (2014). “Alla ricerca di un welfare cattolico. La Chiesa latinoamericana tra dottrina sociale e sfide della secolarizzazione”. Equilibri (2): 212–225. doi:10.1406/77703.
  61. ^ Iglesia Católica, anticlericalismo y laicidad. Ediciones Navarra. 2014. ISBN 978-607-02-6132-9.[cần số trang]
  62. ^ Solis, Yves; Roggero, Franco Savarino (2011). El anticlericalismo en Europa y América Latina: una visión transatlántica. Instituto Nacional de Antropología e Historia. ISBN 978-972-8361-38-9.[cần số trang]
  63. ^ “The Roots of Conservatism in Mexico: Catholicism, Society, and Politics in the Mixteca Baja, 1750–1962 | Reviews in History”. reviews.history.ac.uk (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2023.
  64. ^ Smith, Benjamin T. (15 tháng 11 năm 2012). The Roots of Conservatism in Mexico: Catholicism, Society, and Politics in the Mixteca Baja, 1750–1962 (bằng tiếng Anh). UNM Press. ISBN 978-0-8263-5173-9.
  65. ^ Smith, Benjamin (2009). “Anticlericalism, Politics, and Freemasonary in Mexico, 1920-1940”. The Americas. 65 (4): 559–588. doi:10.1353/tam.0.0109. JSTOR 25488182. S2CID 144533825.
  66. ^ Smith, Benjamin T. (2009). Beezley, William H. (biên tập). Pistoleros and Popular Movements: The Politics of State Formation in Postrevolutionary Oaxaca. University of Nebraska Press. doi:10.2307/j.ctt1dgn4zj. ISBN 978-0-8032-2280-9. JSTOR j.ctt1dgn4zj.[cần số trang]
  67. ^ a b Knight, Alan (2007). “The Mentality and Modus Operandi of Revolutionary Anticlericalism”. Faith and Impiety in Revolutionary Mexico. tr. 21–56. doi:10.1057/9780230608801_2. ISBN 978-1-349-53926-0.
  68. ^ Buchenau, Jürgen (4 tháng 2 năm 2011). The Last Caudillo: Alvaro Obregón and the Mexican Revolution (bằng tiếng Anh). John Wiley & Sons. ISBN 978-1-4443-9718-5.
  69. ^ Gonzales, Michael J., The Mexican Revolution, 1910–1940, p. 268, UNM Press, 2002
  70. ^ David A. Shirk, Mexico's New Politics: The PAN and Democratic Change p. 58 (L. Rienner Publishers 2005)
  71. ^ a b Fallaw, Ben (21 tháng 1 năm 2013). Religion and State Formation in Postrevolutionary Mexico (bằng tiếng Anh). Duke University Press. ISBN 978-0-8223-5337-9.
  72. ^ De Bonfil, Alicia Olivera. “Aspectos del conflicto religioso de 1926 a 1929”. Mediateca – Instituto Nacional de Antropología e Historia (bằng tiếng Tây Ban Nha). Truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2023.
  73. ^ Bailey, David C. (10 tháng 4 năm 2013). Viva Cristo Rey!: The Cristero Rebellion and the Church-State Conflict in Mexico (bằng tiếng Anh). University of Texas Press. ISBN 978-0-292-75634-2.
  74. ^ Roggero, Franco Savarino (2017). El conflicto religioso en Chihuahua, 1918–1937 (bằng tiếng Tây Ban Nha). El Colegio de Chihuahua. ISBN 978-607-8214-50-1.
  75. ^ John W. Warnock, The Other Mexico: The North American Triangle Completed p. 27 (1995 Black Rose Books, Ltd); ISBN 978-1-55164-028-0
  76. ^ Kloppe-Santamaría, Gema (tháng 1 năm 2020). “The Lynching of the Impious: Violence, Politics, and Religion in Postrevolutionary Mexico (1930s–1950s)”. The Americas. 77 (1): 101–128. doi:10.1017/tam.2019.73. S2CID 214113748.
  77. ^ Kloppe-Santamaría, Gema (2020). In the Vortex of Violence: Lynching, Extralegal Justice, and the State in Post-Revolutionary Mexico. Univ of California Press. ISBN 978-0-520-34403-7.[cần số trang]