Bước tới nội dung

Chiêu Hiến Thái hậu

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Chiêu Hiến thái hậu)
Chiêu Hiến Hoàng thái Hậu
昭憲皇太后
Tống Thái Tổ sinh mẫu
Hoàng thái hậu nhà Tống
Tại vị960 - 961
Tiền nhiệmHoàng thái hậu đầu tiên
Kế nhiệmMinh Đức Lý Thái hậu
Thông tin chung
Sinh902
An Hỉ, Định Châu
Mất17 tháng 7, 961
Tư Đức điện
An tángVĩnh An lăng (永安陵)
Phối ngẫuTống Tuyên Tổ
Triệu Hoằng Ân
Hậu duệ
Thụy hiệu
Minh Hiến Hoàng thái hậu
(明憲皇太后)
Chiêu Hiến Hoàng thái hậu
(昭憲皇太后)
Thân phụĐỗ Sảng
Thân mẫuPhạm thị

Chiêu Hiến Hoàng thái hậu (chữ Hán: 昭憲皇太后; 902 - 17 tháng 7, 961), là Hoàng thái hậu đầu tiên của nhà Tống với vai trò là sinh mẫu của Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dận lẫn Tống Thái Tông Triệu Khuông Nghĩa.

Bà có vai trò đặc biệt trong sự tích [Kim quỹ chi minh; 金櫃之盟], được cho là do người con trai thứ hai của bà Tống Thái Tông ngụy tạo để cướp ngôi anh trai mình là Tống Thái Tổ một cách hợp pháp.

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]
Chân dung của Đỗ Thái hậu.

Chiêu Hiến Thái hậu Đỗ thị, nguyên quán ở An Hỉ, Định Châu (nay là khu vực Tân Lạc, Thạch Gia Trang thuộc Hà Bắc, Trung Quốc), bà là con trưởng trong gia đình có 8 anh chị em của Thái sư Đỗ Sảng (杜爽), mẹ bà là Phạm thị, chính thất của Đỗ Sảng.

Khi đến tuổi trưởng thành, Đỗ thị được gả cho Triệu Hoằng Ân - khi ấy đang là một võ tướng dưới trướng của Vương Dung và sinh cho ông 7 người con. Bà được đánh giá là một người mẹ khá nghiêm khắc trong việc dạy con. Trong thời kì Hiện Đức của Hậu Chu, Triệu Khuông Dẫn, con trai bà, được phong Định Quốc quân Tiết độ sứ, bà do là thân phận một mệnh phụ, được triều đình Hậu Chu gia phong làm Nam Dương Quận Thái Phu nhân (南陽郡太夫人).

Năm Kiến Long nguyên niên (960), Triệu Khuông Dẫn nhân binh biến, buộc Hậu Chu Cung Đế khi đó mới 7 tuổi thoái vị, lập ra nhà Tống. Khi nghe tin, bà không tỏ ra ngạc nhiên mà chỉ nói: "Con ta luôn đầy tham vọng!". Sau khi Triệu Khuông Dẫn lên ngôi, gia tôn cho phụ thân miếu hiệuTuyên Tổ (宣祖), còn bà được tấn tôn làm Hoàng thái hậu, cung điện nơi bà cư ngụ gọi là Tư Đức điện (滋德殿).

Tuy con trai là Thiên tử, còn mình là Mẫu nghi thiên hạ nhưng bà lại tỏ vẻ không vui. Khi được hỏi lý do, bà đáp: "Ta nghe nói, làm vua không dễ. Nếu Hoàng đế lấy đức mà cai trị thì muôn dân quý trọng, nhưng nếu phạm sai lầm trong cách trị dân thì chính hắn cũng không thể làm một người dân thường. Đó là lý do tại sao ta lo lắng". Triệu Khuông Dẫn dập đầu xin nghe[1].

Kim quỹ chi minh

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Kiến Long thứ 2 (961), mùa hạ, Thái hậu bệnh nặng sắp mất, đích thân Tống Thái Tổ hầu hạ thuốc thang cho bà. Khi bệnh nặng hơn, Thái hậu cho gọi các con lại để trăn trối.

Thái hậu hỏi: "Con có biết tại sao mình được làm Thiên tử không?", Tống Thái Tổ cho rằng là nhờ phước đức của tổ tiên. Bà đáp: "Không phải. Đó là do Hậu Chu Thế Tông đã đưa một đứa trẻ 7 tuổi lên ngôi. Nếu trao cho một người lớn tuổi hơn, liệu con có được làm vua hay không? Sau khi qua đời, con hãy truyền ngôi báu lại cho em con (tức Tống Thái Tông)". Tống Thái Tổ gật đầu mà nước mắt tuôn trào. Những lời nói của bà được ghi lại và niêm phong trong một cái hộp vàng[2].

Sự kiện này về sau được người đời gọi là [Kim quỹ chi minh; 金櫃之盟]. Sau này, năm 1940, các học giả Đặng Quảng MinhTrương Ấm Lân cho rằng "Kim quỹ chi minh"hư cấu. Những năm gần đây các học giả như Thi Tú NgaVương Dục Tế tiến hành nghiên cứu về sự việc này và cho rằng đấy là do chính Tống Thái Tông đã ngụy tạo ra câu chuyện.

Sau khi qua đời, bà được đặt thuỵ là Minh Hiến Hoàng thái hậu (明憲皇太后), an táng vào Vĩnh An lăng (永安陵), thần chủ thăng vị lên Thái miếu. Năm Càn Đức thứ 2 (964), cải thuỵ là Chiêu Hiến Hoàng thái hậu (昭憲皇太后).

Hậu duệ

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. Triệu Khuông Tế [趙劻濟], chết yểu, thụy Ung vương (邕王).
  2. Triệu Khuông Dẫn [趙劻胤], tức Tống Thái Tổ.
  3. Triệu Khuông Nghĩa [趙劻乂], tức Tống Thái Tông.
  4. Triệu Khuông Mỹ [趙匡美; 947 - 984], thụy Phù Điệu vương (涪悼王).
  5. Triệu Khuông Tán [趙匡贊], chết yểu, thụy Kì vương (岐王).
  6. Yên Quốc Trưởng công chúa [燕國長公主; ? - 973], hạ giá lấy Mễ Phúc Đức (米福德), sau tái giá Cao Hoài Đức. Thời Tống Huy Tông, cải tặng Cung Ý Đại Trưởng Đế cơ (恭懿大長帝姬).
  7. Trần Quốc Trưởng công chúa [陳國長公主], mất sớm. Thời Tống Huy Tông, cải tặng Cung Hiến Đại Trưởng Đế cơ (恭獻大長帝姬).

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ 宋史/卷242: 周顯德中,太祖為定國軍節度使,封南陽郡太夫人。及太祖自陳橋還京師,人走報太后曰:「點檢已作天子。」太后曰:「吾兒素有大志,今果然。」太祖即位,尊為皇太后。太祖拜太后于堂上,眾皆賀。太后愀然不樂,左右進曰:「臣聞『母以子貴』,今子為天子,胡為不樂?」太后曰:「吾聞『為君難』,天子置身兆庶之上,若治得其道,則此位可尊;苟或失馭,求為匹夫不可得,是吾所以憂也。」太祖再拜曰:「謹受教。」
  2. ^ 宋史/卷242: 建隆二年,太后不豫,太祖侍樂餌不離左右。疾亟,召趙普入受遺命。太后因問太祖曰:「汝知所以得天下乎?」太祖嗚噎不能對。太后固問之,太祖曰:「臣所以得天下者,皆祖考及太后之積慶也。」太后曰:「不然,正由周世宗使幼兒主天下耳。使周氏有長君,天下豈為汝有乎?汝百歲後當傳位於汝弟。四海至廣,萬幾至眾,能立長君,社稷之福也。」太祖頓首泣曰:「敢不如教。」太后顧謂趙普曰:「爾同記吾言,不可違也。」命普於榻前為約誓書,普於紙尾書「臣普書」。藏之金匱,命謹密宮人掌之。
  • Tống sử, liệt truyện 1, Hậu phi thượng - Tống Thái Tổ Chiêu Hiến Hoàng thái hậu