Chương Hiến Minh Túc Hoàng hậu
Chương Hiến Minh Túc Hoàng hậu 章献明肃皇后 | |||||
---|---|---|---|---|---|
Tống Chân Tông Hoàng hậu | |||||
Nhiếp chính nhà Tống | |||||
Tại vị | 1020 - 1033 (13 năm) | ||||
Quân chủ | Tống Chân Tông Triệu Hằng Tống Nhân Tông Triệu Trinh | ||||
Hoàng hậu nhà Tống | |||||
Tại vị | 1012 - 1022 | ||||
Tiền nhiệm | Chương Mục Quách Hoàng hậu | ||||
Kế nhiệm | Phế hậu Quách thị | ||||
Hoàng thái hậu nhà Tống | |||||
Tại vị | 1022 - 1033 | ||||
Tiền nhiệm | Minh Đức Lý Thái hậu | ||||
Kế nhiệm | Bảo Khánh Dương Thái hậu | ||||
Thông tin chung | |||||
Sinh | 969 Thái Nguyên, Sơn Tây | ||||
Mất | 11 tháng 5, 1033 Khai Phong, Đại Tống | (63–64 tuổi)||||
An táng | Vĩnh Định lăng (永定陵) | ||||
Phối ngẫu | Tống Chân Tông Triệu Hằng | ||||
| |||||
Tước hiệu | Chính tứ phẩm Mỹ nhân (美人) Chính nhị phẩm Tu nghi (脩儀) Chính nhất phẩm Đức phi (德妃) Chính cung Hoàng hậu (皇后) Ứng Thiên Tề Thánh Hiển Công Sùng Đức Từ Nhân Bảo Thọ Hoàng thái hậu (應天齊聖顯功崇德慈仁保壽皇太后) | ||||
Thân phụ | Lưu Thông | ||||
Thân mẫu | Bàng thị |
Chương Hiến Minh Túc Lưu Hoàng hậu (chữ Hán: 章献明肃劉皇后, 968 - 1033), hay còn gọi là Chương Hiến Lưu Hoàng hậu (章獻劉皇后), Chương Hiến Thái hậu (章獻太后) hoặc Chương Hiến hậu (章獻后), thỉnh thoảng cũng xưng Trang Hiến hậu (莊献后), là Hoàng hậu tại vị thứ hai của Tống Chân Tông Triệu Hằng và là dưỡng mẫu của Tống Nhân Tông Triệu Trinh.
Xuất thân hàn vi, Lưu Thái hậu được Tống Chân Tông yêu quý, từ vị trí phi tần thấp kém mà từng bước làm Hoàng hậu, can thiệp triều chính và trở thành Hoàng thái hậu thực hiện thùy liêm thính chính đầu tiên của triều đại nhà Tống dưới thời Tống Nhân Tông. Tuy còn nhiều tranh cãi do các vấn đề chính trị, nhưng tài năng của Lưu Thái hậu được đánh giá vượt trội và vượt qua nhiều khuôn phép của đương thời, lưu danh sử sách, được xưng là ["Hữu Lữ Võ chi tài, vô Lữ Võ chi ác"; 有吕武之才,无吕武之恶], tức là "có tài năng của Lữ hậu hay Võ Tắc Thiên, nhưng không độc ác như 2 người đó"[1]. Đương thời Lưu Thái hậu uy quyền quá lớn, khi Nhân Tông đã trưởng thành mà bà vẫn không chịu trả lại chính sự, gây nên nhiều mâu thuẫn giữa Hoàng đế và Thái hậu. Đỉnh điểm nhất, Lưu Thái hậu trước khi qua đời từng yết kiến Thái Miếu nhà Tống - một việc mà Thái hậu không thể làm. Trong dịp ấy, bà còn mặc Cổn phục - loại trang phục tôn quý chỉ dành cho Thiên tử, bị nhiều sử gia đánh giá và phê bình gay gắt.
Bà còn là một nhân vật quan trọng trong truyền thuyết nổi tiếng đương thời là [Ly miêu hoán thái tử; 狸猫换太子], về thân thế thật sự của Tống Nhân Tông - người vốn do Lý Thần phi sinh ra. Đấy là bởi vì Lưu hậu được Chân Tông ra chủ ý, đưa Nhân Tông nói là do Lưu hậu sinh ra, Nhân Tông lớn lên mà không hề biết mẹ ruột của mình. Truyền thuyết này là một trong những tích truyện liên quan đến Bao Công.
Xuất thân
[sửa | sửa mã nguồn]Chương Hiến Minh Túc Hoàng hậu Lưu thị không lưu lại tên thật, truyền thuyết thường gọi bà bằng cái tên Lưu Nga (劉娥). Sinh ngày 8 tháng 1 (ÂL)[2], Ngày trước nguyên quán ở Thái Nguyên, Sơn Tây sau chuyển đến sống ở Ích Châu. Bà có tổ tiên là Lưu Diên Khánh (劉延慶), vào thời Hậu Hán, Hậu Tấn làm Hữu Kiêu Vệ Đại tướng quân (右驍衛大將軍). Cha bà là Lưu Thông (劉通), nguyên là Hổ Tiệp đô Chỉ huy sứ (虎捷都指挥使), kiêm Thứ sử Gia Châu, tòng chinh đến Thái Nguyên lãnh đạo quân binh. Bà là con thứ hai của Lưu Thông, mẹ là Bàng thị (庞氏), không rõ gốc gác cũng như quê quán ở đâu.
Từ nhỏ mồ côi cả cha và mẹ, Lưu thị phiêu du khắp nơi, gặp được một nghệ nhân tên Cung Mỹ (龚美), nạp làm thiếp và cùng đi làm nghề nghệ nhân kim hoàn. Tài nghệ Cung Mỹ nổi tiếng trong kinh thành, Tương vương Triệu Hằng nghe đến, đưa về phủ của mình để phục vụ, Lưu thị khi ấy 15 tuổi cũng đi theo Cung Mỹ vào phủ. Khi ấy Triệu Hằng và Lưu thị đều tầm 15 tuổi, dần dần nảy sinh tình cảm. Sau 5 năm, việc truyền đến tai Tống Thái Tông, ông ra lệnh nhũ mẫu của Tương vương là Tần Quốc phu nhân phải tiến hành trục xuất Lưu thị ra khỏi kinh thành, nhưng Triệu Hằng vẫn lén giấu bà trong nhà của Trương Kỳ (張耆) trong kinh thành[3].
Nhập cung Tống
[sửa | sửa mã nguồn]Phong Tần tấn Phi
[sửa | sửa mã nguồn]Năm Chí Đạo thứ 3 (997), Tống Thái Tông băng hà, Triệu Hằng kế vị, tức Tống Chân Tông. Ông lập Kế phối Quách thị làm Hoàng hậu, nhưng vẫn không quên Lưu thị mà cho đón bà vào hậu cung. Năm Cảnh Đức nguyên niên (1004), Chân Tông phong Lưu thị làm Mỹ nhân, hàm Chính tứ phẩm.
Tuy lúc này Lưu thị đã 36 tuổi, nhưng ôn nhu chừng mực, cử chỉ tao nhã, rất được Chân Tông yêu quý, chuyên sủng trong cung. Đến đây, Lưu Mỹ nhân dần nghĩ đến thân thế và chỗ dựa trong cung, bèn thưa đưa biểu ca Cung Mỹ ra làm quan, đổi họ thành Lưu Mỹ (劉美), giữ hương hỏa cho dòng họ Lưu gia. Lưu Mỹ đổi họ, nhận tước quan, làm việc hết sức hệ trọng, tránh bị nói là quyền thần ngoại thích, dần tạo danh thế cho họ ngoại Lưu Mỹ nhân.
Năm Cảnh Đức thứ 4 (1007), Quách Hoàng hậu sau cái chết của con trai là Triệu Hựu, đau buồn quá độ mà sinh bệnh qua đời. Trong triều bàn luận về việc kế vị ngôi Hoàng hậu, các đại thần kiến nghị lập Thẩm Tài nhân (沈才人), cháu gái Tể tướng Thẩm Luân (沈伦), trong khi đó Tống Chân Tông muốn lập Lưu Mỹ nhân làm Hoàng hậu. Quần thần cho rằng Lưu Mỹ nhân không con cái, xuất thân lại hàn vi, không thích hợp với ngôi vị Hoàng hậu, Chân Tông nhiều lần suy tính, tạm thời không bàn việc lập Hoàng hậu nữa[4][5].
Lúc đó, Cung nữ Lý thị hầu cận Lưu Mỹ nhân gặp được mộng tiên nhân, báo rằng sẽ sinh long thai kỳ tử. Tống Chân Tông cùng Lưu Mỹ nhân bèn nghĩ ra kế sách ["Tá phúc sinh tử"; 借腹生子], muốn mượn cái bụng của Lý thị sinh ra con quý tử cho Lưu Mỹ nhân có cớ thuận lợi lên làm Hoàng hậu. Đầu tiên thì Chân Tông vời Lý thị vào hầu một đêm, sau một đêm quả nhiên có thai, ông ban cho Lý thị một cây trâm bằng ngọc để thưởng nhưng kiêng dè thị tẩm lần nữa. Năm Đại Trung Tường Phù thứ 3 (1010), ngày 14 tháng 4 (tức ngày 12 tháng 5 dương lịch), Lý thị sinh ra một Hoàng tử, đặt tên là Triệu Thụ Ích (赵受益), nhưng Tống Chân Tông tuyên bố là do Lưu Mỹ nhân sinh ra[6]. Vì công lao sinh ra Hoàng tử, Chân Tông liền phong Lưu thị làm Tu nghi (脩儀), hàm Chính nhị phẩm và Lý thị được phong Sùng Dương huyện quân (崇阳县君). Lúc này, Lưu Tu nghi một mình không nuôi dạy ổn thỏa Hoàng tử, bèn cùng Dương Tiệp dư chăm sóc. Dương thị vốn là một phi tần vị Tài nhân, vô sủng vô gia thế, nhưng sau tình cảm tốt với Lưu Tu nghi, cộng thêm việc rất biết cách chăm sóc Hoàng tử nên khiến Chân Tông có cảm tình, thăng dần lên Tiệp dư, cùng phụ dưỡng Hoàng tử[7].
Lập làm Hoàng hậu
[sửa | sửa mã nguồn]Năm Đại Trung Tường Phù thứ 5 (1012), mùa xuân, Tống Chân Tông phong Lưu Tu nghi làm Đức phi (德妃), hàm Chính nhất phẩm. Tháng 12 năm đó, Tống Chân Tông tuyên cáo thiên hạ, lập Lưu Đức phi làm Hoàng hậu, lúc này bà đã 44 tuổi. Hàn Lâm học sĩ Dương Ức (楊億) là một trong những đại thần có hiềm khích với Lưu Đức phi nhất, nhìn thấy không còn ai có thể phản đối bà làm Hậu, bèn phẫn uất cự tuyệt thảo chiếu thư sách lập, Chân Tông phải tìm người khác viết thay[8][9].
Lưu Hoàng hậu thông minh tuyệt thế, thông hiểu cổ kim, đối với chính trị, xử lý tấu chương đều biết rõ. Tống Chân Tông yêu mến tài hoa, thường cho Lưu Hoàng hậu hầu việc phê duyệt tấu chương, tương trợ biện pháp[10][11]. Trong triều, không ít đại thần phản đối việc Lưu Hoàng hậu can dự triều chính, đặc biệt là Khấu Chuẩn (寇准) và Lý Địch (李迪) đứng đầu phe chống lại Lưu Hoàng hậu. Lưu Hoàng hậu dựa vào Tiền Duy Viễn (钱惟演) và Đinh Vị (丁谓) để làm cánh tay đắc lực truất đi quyền hành của họ Khấu và họ Lý. Bà cho con gái của Duy Viễn làm vợ Lưu Mỹ, và con trai của Đinh Vị lấy con gái của Duy Viễn.
Năm Thiên Hi thứ 3 (1019), Tống Chân Tông bệnh thấp khớp, không thể lên triều, đại bộ phận chính sự lúc này đều do Lưu hậu xử lý. Tống Chân Tông trước có xem bói toán, thấy được phán [Nữ chủ xương; 女主昌], ý là "Đàn bà làm chủ đang ngày thịnh", trong thâm tâm bèn rất lo lắng[12]. Dù thương yêu Lưu hậu, nhưng Chân Tông cũng lo giang sơn họ Triệu có thể bị hủy hoại bởi đàn bà, do vậy bèn bí mật lộ tâm ý với Nhập nội Đô tri Chu Hoài Chính (周懷政), biểu thị lo sợ Lưu hậu can chính, muốn để Thái tử giám quốc[13]. Tể tướng Khấu Chuẩn biết được, bèn vào cung cùng Chân Tông ngày đêm bàn chuyện để Thái tử giám quốc thay thế dần thế lực của Lưu hậu. Việc bàn định này rất bí mật, dù Lưu hậu hay ở bên cạnh cũng không hề biết được. Khấu Chuẩn sau đó đến tìm Dương Ức, soạn thảo chiếu thư lập "Thái tử giám quốc", nhưng sự tình bị bại lộ, Chân Tông không còn cách nào khác bèn đổ hết mọi việc lên đầu Khấu Chuẩn, và dưới áp lực của Lưu hậu cùng Đinh Vị mà khiến Chuẩn bị cách chức Tể tướng, thay bằng Đinh Vị[14].
Khi ấy, Nhập nội Đô tri Chu Hoài Chính cũng là một người tham dự sự kiện thảo chiếu thư Giám quốc, nên đối với sự kiện Đinh Vị làm tể tướng cũng rất không thoải mái. Ông bèn bàn với Khấu Chuẩn đưa binh giết Đinh Vị, bắt giam Lưu Hoàng hậu, Chân Tông thiện vị cho Thái tử[15]. Trước một đêm binh biến, thủ hạ của Khấu Chuẩn làm tay trong cho phê Lưu hậu, bèn bí mật báo cáo cho quan Thiêm thư Xu mật viện là Tào Lợi Dụng (曹利用), ngay sau đó Tào Lợi Dụng tiến cung mật cáo Lưu hậu[13]. Sáng sớm hôm sau, Lưu hậu giao Tào Lợi Dụng xét tội Chu Hoài Chính, bắt đem giết ngay, Đinh Vị tố cáo Khấu Chuẩn “Giả tạo thiên thư”, một đòn quyết tiệt cho Khấu Chuẩn cùng đảng phái bị diệt. Một người trong đảng của Khấu Chuẩn là Chu Năng (朱能), biết Khấu đảng đã tan rã, bèn không chịu chết khởi binh, sau binh bại tự sát[16].
Cũng thuận theo việc này, Chân Tông ban chiếu cho Thái tử mở Tư Thiện đường (資善堂), dẫn bá quan tiến hành thảo luận chính sự, Lưu hậu trở lại hậu cung giải quyết nội chính, không còn công khai can thiệp quốc chính nữa cho đến khi Chân Tông qua đời[17]. Còn về Khấu Chuẩn, ông bị Lưu hậu biếm đi Tương Châu (相州; nay là An Dương, tỉnh Hồ Nam), lại sang An Châu (安州; nay là An Lục, tỉnh Hồ Bắc) rồi lên Đạo Châu (道州; nay là huyện Đạo, tỉnh Hồ Nam). Tống Chân Tông đối với Khấu Chuẩn bị biếm cũng không để tâm đến, một dạo có hỏi vì sao dạo này không thấy Khấu Chuẩn, tả hữu không ai dám trả lời[13][18].
Bệnh tình Chân Tông ngày càng nặng, Thái tử tuy có danh nghĩa chấp chưởng Tư Thiện đường, nhưng dần cũng bị Lưu hậu ảnh hưởng, quần thần đều rất lo lắng. Đại thần Vương Tăng (王曾) từng lặng lẽ nói với ngoại thích Tiền Duy Viễn rằng: "Thái tử nhỏ tuổi, không do Hoàng hậu chấp chính thì không thể lập nên pháp độ. Gia ân Thái tử, thì sẽ khiến Thái tử an định, mà họ Lưu cũng được an định". Duy Viễn cảm thấy lời nói hữu ích, bèn tấu lên Lưu hậu[19].
Lâm triều xưng Chế
[sửa | sửa mã nguồn]Thiết lập quyền lực
[sửa | sửa mã nguồn]Năm Càn Hưng nguyên niên (1022), ngày 19 tháng 2 (tức ngày 22 tháng 3 dương lịch), Tống Chân Tông băng hà, thọ 54 tuổi. Di mệnh Hoàng thái tử Triệu Trinh tức vị Hoàng đế, tức Tống Nhân Tông. Lưu Hoàng hậu được di chiếu tôn Hoàng thái hậu, lại ban chỉ dụ:「Quân quốc trọng sự, quyền thủ xử phân; 軍國重事,權取處分」, có nghĩa rằng Thái hậu hoàn toàn có quyền xen vào chính sự nếu là sự kiện trọng đại[20]. Tống Nhân Tông kế vị khi đó chỉ mới 13 tuổi, quyền lực do Lưu Thái hậu trực tiếp nắm giữ. Khi ấy, Vương Tăng (王曾) phụng chỉ nhập cung thảo di chế, ghi rõ Hoàng hậu ["Quyền"; 權] xử lý chính sự. Chữ "Quyền" này mang ý Lưu Thái hậu sẽ tạm thời xử lý chính sự, Đinh Vị đòi bỏ chữ ấy, Vương Tăng cự tuyệt và nhất định giữ lại để biểu thị Lưu Thái hậu chỉ có quyền hạn tạm thời[21].
Vương Tăng đề nghị Lưu Thái hậu theo lệ cũ thời Đông Hán, mời Lưu Thái hậu buông rèm nghe chính bên phải Hoàng đế, cứ 5 ngày thiết triều một lần. Đinh Vị không cho là vậy mà kiến nghị chỉ mùng 1 và ngày 15 của tháng thì Nhân Tông sẽ thiết đại triều truyền bá quan vào điện, còn lại đều do Lưu Thái hậu triệu kiến ở Nội điện, quyết định sự vụ, đều do Áp ban Lôi Doãn Cung (雷允恭) truyền đạt. Vương Tăng phản đối, nhưng Đinh Vị kiên quyết thực hiện. Sau, Lôi Doãn Cung bị tội mà ban chết, kế hoạch của Đinh Vị cũng bị phá sản, trình tự thùy liêm của Vương Tăng được thông qua. Lưu Thái hậu theo thỉnh cầu của Vương Tăng, từ đó ngự ở Thừa Minh điện (承明殿), Hoàng đế ở bên trái, Thái hâu ở bên phải cùng nghe chính sự, trong chế xưng là [Ngô; 吾], sinh nhật của Thái hậu là Trường Ninh tiết (長寧節), ra vào dùng Đại An liễn (大安輦), mệnh thiên hạ kị tên của cha Thái hậu, và quần thần dâng tôn hiệu [Ứng Nguyên Sùng Đức Nhân Thọ Từ Thánh Hoàng thái hậu; 應元崇德仁壽慈聖皇太后][22][23].
Sau khi lên ngôi Hoàng thái hậu, Lưu thị truy phong cho dòng họ của mình:
- Cụ nội ông Lưu Duy Nhạc (劉維嶽) làm Tiết độ sứ Thiên Bình quân (天平軍), kiêm Thị trung Trung thư lệnh Thượng thư lệnh (侍中兼中书令兼尚书令); cụ nội bà Tống thị (宋氏) là An Quốc thái phu nhân (安國太夫人).
- Ông nội Lưu Diên Khánh (劉延慶) làm Tiết độ sứ Chương Hóa quân (彰化軍), kiêm Trung thư lệnh (中书令), tước Hứa quốc công (許國公); bà nội Nguyên thị (元氏) làm Tề Quốc thái phu nhân (齊國太夫人).
- Cha Lưu Thông (劉通) làm Khai phủ nghi đồng tam ti (開府儀同三司), tước Ngụy vương (魏王); mẹ Bàng thị (庞氏) phong Tấn Quốc thái phu nhân (晉國太夫人).
Phế trừ Đinh Vị
[sửa | sửa mã nguồn]Đại thần Đinh Vị lúc trước có công phò tá Lưu Thái hậu, thăng Thái tử Thiếu bảo (太子少保), bây giờ ngược lại dần trở nên kiêu ngạo, có ý luôn làm trái lời bà. Lưu Thái hậu vào lúc nắm quyền, luôn muốn tự mình quyết định chính sự, muốn tìm cách trừ bỏ hoàn toàn Đinh Vị. Đại thần Vương Tăng thấy được sự rạn nứt giữa Thái hậu và họ Đinh, nhân một dịp đơn độc vào cung mà ra lời can gián, hạch tội Đinh Vị, càng khiến Thái hậu muốn trừ Đinh Vị.
Vào một dịp, Đinh Vị cùng Lôi Doãn Cung lo việc xây lăng tẩm cho Tống Chân Tông. Lúc lăng đang xây, Lôi Doãn Cung muốn thay đổi kết cấu sơn lăng. Lưu Thái hậu cho là việc hệ trọng như vậy không nên thay đổi tùy tiện. Lôi Doãn Cung và Đinh Vị vẫn không nghe lời Lưu Thái hậu. Quả nhiên khi đào sâu xuống thì thấy đá và dòng nước. Lưu Thái hậu biết được, ngự Thừa Minh điện và triệu Lôi Doãn Cung đến chất vấn, nhưng Đinh Vị một mục bao che cho Lôi Doãn Cung. Lưu Thái hậu sai Vương Tăng lại đến xem xét, Vương Tăng về báo Đinh Vị, Lôi Doãn Cung thông đồng di chuyển đạo huyệt vào nơi tuyệt lộ. Lưu Thái hậu giận lắm, hạ lệnh cho Lôi Doãn Cung được tự tận, cách chức Tể tướng của Đinh Vị[24][25]. Từ sau khi Đinh Vị bị bãi, Lưu Thái hậu theo trình tự mà Vương Tăng soạn, ngự Thừa Minh điện nghe chính sự[26], Thái hậu lại bãi chức của Tham chính Nhậm Trung; gia phong Phùng Chửng làm Đại học sĩ Chiêu Văn quán; Vương Tăng làm Trung thư thị lang, kiêm Đại học sĩ Tập Hiền điện và hàm "Đồng Trung thư môn hạ Bình chương sự"; Lã Di Giản và Lỗ Tông Đạo làm Tham tri chính sự; Tiền Duy Diễn làm Xu mật sứ[27].
Khi đó, Đinh Vị nuôi một Nữ đạo sĩ là Lưu Đức Diệu (劉德妙), sau khi Chân Tông mất, Đức Diệu thường vào cung cấm. Đinh Vị tìm cách sai Đức Diệu giả thần giả quỷ để mê hoặc Lưu Thái hậu, nhưng Lưu Thái hậu không bị mắc lừa. Khi Đinh Vị bị tội, Lưu Thái hậu liền bắt Lưu Đức Diệu xuống thẩm vấn, lại cho lục soát nhà Lưu Đức Diệu, thấy có thư của Đinh Vị, trên giấy đề bốn chữ "Hồn Nguyên hoàng đế". Lưu Thái hậu giam luôn Lưu Đức Diệu trong ngục, lấy lý do Đinh Vị qua lại với đồng cốt, giáng làm Nhai Châu Tư hộ tham quân, tịch biên gia sản.
Độc quyền chưởng chánh
[sửa | sửa mã nguồn]Năm Thiên Thánh thứ 2 (1024), tháng 11, Tống Nhân Tông cùng quần thần chính thức làm lễ dâng tôn huy hiệu cho Lưu Thái hậu, là Ứng Nguyên Sùng Đức Nhân Thọ Từ Thánh Thái hậu. Ngày ấy, Thái hậu đội Nghi Thiên quan (儀天冠), mặc Cổn y (袞衣) để ngự điện, đây đều là trang phục của các Hoàng đế khi lâm triều[28][29]. Tống Nhân Tông dần trưởng thành, nhưng Lưu Thái hậu vẫn không có ý giao lại quyền hành cho Nhân Tông. Ông thường xuyên đau ốm, đích thân Dương Thái phi chăm sóc sức khỏe, vì Lưu Thái hậu thường xuyên triệu quần thần bàn việc quốc gia. Tống Nhân Tông đối với Lưu Thái hậu và Dương Thái phi rất kính trọng, tôn kính gọi Lưu Thái hậu là 「"Đại nương nương"; 大娘娘」, Dương Thái phi là 「"Tiểu nương nương"; 小娘娘」.
Năm Thiên Thánh thứ 7 (1029), một loạt sự kiện trọng đại xảy ra. Lưu Thái hậu quyết định trị tội Tào Lợi Dụng, do Lợi Dụng cậy mình là huân thần, vào điện cũng không gọi tên nên khiến ông ta không còn kiêng dè gì nữa. Ngay đó, Thái hậu viết thư gửi Tể thần Vương Tăng, hạch tội Tào Lợi Dụng và cháu trai mưu phản, nhưng Vương Tăng cùng các đại thần vẫn rất kiêng nể Tào Lợi Dụng, không chỉ trích kịch liệt. Lưu Thái hậu do đó xử lý Tào Lợi Dụng cũng nhẹ tay, chỉ cho biếm truất. Sau Tào Lợi Dụng cũng tự sát[30][31].
Vương Tăng thấy Thái hậu chuyên quyền, nhiều lần khuyên Lưu Thái hậu không nên lạm quyền quá, Thái hậu tuy nghe theo nhưng trong lòng rất bực tức. Mùa hạ năm đó, nhân Ngọc Thanh cung bị hỏa hoạn, cháy trụi hết, Lưu Thái hậu nói là do tể tướng không biết điều hòa âm dương, liền đày Vương Tăng ra Thanh Châu. Đại thần Phạm Trọng Yêm dâng sớ nói Tống Nhân Tông đã lớn, xin Lưu Thái hậu hết buông rèm. Lưu Thái hậu tức giận, liền đày Phạm Trọng Yêm ra Thông Châu. Trong ngoài đều cho rằng Lưu Thái hậu có ý tiếm ngôi xưng Đế. Tiểu thần Phương Trọng Cung (方仲弓) muốn lấy lòng Lưu Thái hậu, dâng sớ cho lập miếu họ Lưu, lại dâng vẽ bức tranh 「Võ hậu lâm triều đồ; 武后臨朝圖」 mà dâng lên. Lưu Thái hậu tức giận ném bức tranh xuống đất và cấm không ai được làm những chuyện như vậy nữa[32].
Năm Minh Đạo nguyên niên (1032), tháng 11, Lưu Thái hậu muốn mặc áo Cổn, đội mũ Miện là đồ dành cho Thiên tử mà vào yết Thái miếu. Lễ Bộ thị lang Tiết Khuê (薛奎) can là không nên[33]. Sang năm sau (1033), tháng 2, Lưu Thái hậu vẫn mặc cổn miện vào Thái miếu. Để làm thỏa lòng Thái hậu và giới sĩ phu thiên hạ, Thái hậu cho bỏ đi 2 chương biểu thị "trung hiếu" và "khiết tịnh" là ["Tông di"; 宗彝] và ["Tảo"; 藻], đồng thời cũng không đeo kiếm ngọc biểu thị của Hoàng đế. Dương Thái phi và Quách Hoàng hậu theo hầu giá[34].
Tại Văn Đức điện, bà được quần thần tôn tôn hiệu Ứng Thiên Tề Thánh Hiển Công Sùng Đức Từ Nhân Bảo Thọ Hoàng thái hậu (應天齊聖顯功崇德慈仁保壽皇太后), ca ngợi công đức của bà. Ngày hôm đó, Lưu Thái hậu cũng chính thức trao trả quyền hành về cho Tống Nhân Tông.
Qua đời
[sửa | sửa mã nguồn]Năm Minh Đạo thứ 2 (1033), tháng 3, sau khi trở về từ Thái miếu, Lưu Thái hậu bệnh nặng. Tống Nhân Tông lo lắng, sai người tìm danh y trong nước đến chữa trị cho Lưu Thái hậu. Trước khi qua đời, bà cho khôi phục lại chức quan của toàn bộ những người từng là đối thủ chính trị của mình, là Khấu Chuẩn, Tào Lợi Dụng cùng Đinh Vị[35].
Không lâu sau, ngày Giáp Ngọ, Hoàng thái hậu Lưu thị băng hà ở Bảo Từ điện (宝慈殿), thọ 65 tuổi. Bà để di chiếu, cho Nhân Tông tôn Dương Thái phi làm Hoàng thái hậu[36]. Lúc Lưu Thái hậu sắp mất, không nói được nữa, mà lấy tay chỉ vào y phục của mình. Sau khi Thái hậu mất, Tống Nhân Tông thăng điện khóc nức nở chuyện tang nghi, có hỏi vì sao Thái hậu lại chỉ vào y phục của mình, thì Tham chính Tiết Khuê nói là do Lưu Thái hậu mặc Cổn miện thì không thích hợp gặp Tống Chân Tông, nên Nhân Tông mới cho táng với trang phục dành cho Hoàng hậu[37]. Lưu Thái hậu lâm triều 11 năm, chính lệnh nghiêm minh, ân uy đều dùng. Bấy giờ có Tào Xước về Biện Kinh dâng ngàn đấu gạo để mong được nhiệm dụng. Lưu Thái hậu nói:「"Vương Tăng, Trương Tri Bạch, Lã Di Giản, Lỗ Tông Đạo bốn người đó đã từng dâng của cải dư thừa chưa"」[38].
Tháng 10 cùng năm, Nhân Tông đích thân dẫn quần thần làm lễ hạ táng Lưu Thái hậu. Bà được an táng trọng lễ cùng Chân Tông vào Vĩnh Định lăng (永定陵), truy tôn thụy hiệu là Trang Hiến Minh Túc Hoàng hậu (莊献明肃皇后). Theo lệ cũ, thụy hiệu của Hoàng hậu chỉ có 2 chữ, đến nay định ra việc ai từng xưng chế lâm triều, tắc có 4 chữ làm thụy[39].
Năm Khánh Lịch thứ 4 (1044), lễ quan tấu theo chế độ nhà Tống, thụy hiệu của Hoàng hậu thường lấy 1 chữ trong thụy của Hoàng đế làm một chữ cố định trong các loạt thụy hiệu của Hoàng hậu của Hoàng đế ấy, như Thái Tổ là chữ ["Hiếu"; 孝], Thái Tông là chữ ["Đức"; 德]. Nay tấu xin đổi thụy của các Hoàng hậu của Chân Tông, vì chữ ["Trang"] không có trong thụy của Chân Tông, nên đề nghị đổi cho các Hoàng hậu của Tống Chân Tông thành ["Chương"] để hợp quy tắc. Do đó, Tống Nhân Tông cho đổi thụy hiệu của Lưu hậu thành Chương Hiến Minh Túc Hoàng hậu (章献明肃皇后). Năm thứ 5 (1045), đưa thần chủ của Chương Hiến, Chương Ý (tức Lý Thần phi) thăng phụ Thái Miếu thất của Chân Tông, đó là theo lệ của Ý Đức, Minh Đức, Nguyên Đức tam vị Hoàng hậu của Tống Thái Tông[40].
Câu chuyện
[sửa | sửa mã nguồn]Nhân Tông nhận mẫu
[sửa | sửa mã nguồn]Đối với sinh mẫu của Tống Nhân Tông là Lý thị, Lưu Thái hậu phong làm Thuận dung và đưa đến trông nom lăng mộ Tiên đế là Vĩnh Định lăng. Lưu Thái hậu còn sai Lưu Mỹ, Trương Hoài Đức tra tìm thân tộc của Lý Thuận dung và ban tiền bạc cho họ, phong em trai là Lý Dụng Hòa làm Tam ban phụng chức (三班奉职), với lý do Lý Thuận dung đến trông coi lăng mộ Tiên đế, nên ban ơn trọng thưởng. Khi Lý Thuận dung bệnh nặng, Lưu Thái hậu sách phong làm Thần phi (宸妃), đưa Thái y đến cứu chữa. Ngay khi vừa sách phong thì Lý Thần phi qua đời. Lưu Thái hậu cho khâm liệm qua loa, đưa quan tài ra khỏi cung. Thừa tướng Lã Di Giản (呂夷簡) hỏi vì sao không làm tang lễ, Lưu Thái hậu tìm cách để Tống Nhân Tông đi khỏi, rồi trách Lã Di Giản li gián hai cung. Lã Di Giản đe dọa rằng nếu không hậu táng cho Lý Thần phi thì Lưu Thái hậu chẳng còn được bao lâu nữa sẽ mang họa diệt môn (khi Nhân Tông nắm quyền ắt sẽ truy cứu chuyện này). Lưu Thái hậu hiểu ra, cho khâm liệm Lý Thần phi dùng đồ của Hoàng hậu, trong quan tài có đầy thủy ngân[41].
Sau khi Lưu Thái hậu băng, Dương Thái phi nói với Nhân Tông:"Lưu hậu không phải sinh mẫu thật sự của Quan gia, mẫu thân của ngài là Lý Thần phi đã qua đời"[42]. Tống Nhân Tông lúc này mới biết Lưu Thái hậu không phải mẹ mình, lại càng là người mà mình xem như không thân thích gì trước khi chết là Lý Thần phi, nên sinh bệnh ốm nặng, mấy ngày không thể thượng triều, cũng hạ chiếu tự trách.
Lúc này, Yên vương Triệu Nguyên Nghiễm tiết lộ sự thật về thân thế của Lý Thần phi, nói rằng Lưu Thái hậu đã cướp Nhân Tông về làm con mình, bỏ rơi Lý Thần phi ở trong cung thất sủng, Yên vương còn nói rằng Lưu Thái hậu có thể đã hạ độc chết Lý Thần phi[43]. Tống Nhân Tông kinh hoàng, sai quân lính bao vây phủ của nhà họ Lưu, còn mình đích thân tới nơi chôn của Lý Thần phi. Khi khai quật và bật nắp quan tài, phát hiện xác của Thần phi đã bao trùm bởi thủy ngân, dung nhan vẫn rất nguyên vẹn trước khi mất, lại mặc trang phục của bậc Hậu. Tống Nhân Tông bèn cảm thán:"Chuyện thiên hạ nói, sao có thể đáng tin a!"[44].
Sau đó, Nhân Tông quỳ trước linh cữu Lưu Thái hậu, khóc nói:"Tự nay về sau, Đại nương nương cả đời trong sạch!"[45]. Đối với chuyện này, Tống Nhân Tông cả đời về sau đều không muốn nhắc lại, cũng không cho người khác thêu dệt về Lưu Thái hậu, còn ban cả chiếu chỉ chỉ điểm thiên hạ[46].
Sự kiện này, được gọi là [Nhân Tông nhận mẫu; 仁宗認母] về sau cứ lưu truyền trong dân gian, thêu dệt đủ kiểu tình huống, cuối cùng trở thành truyền thuyết "Ly miêu tráo thái tử" nổi tiếng.
Ly miêu tráo Thái tử
[sửa | sửa mã nguồn]Trong truyền thuyết dân gian của Trung Quốc, Lưu Hoàng hậu được biết đến là một nhân vật quan trọng trong điển tích Ly miêu hoán thái tử (狸猫换太子). Đây là một đoạn chương hồi trong Thất hiệp ngũ nghĩa của tác giả đời Thanh tên Thạch Ngọc Côn (石玉昆), sáng tác về Bao Chửng, còn gọi Bao Thanh Thiên (包青天).
Theo câu chuyện này, năm đó Lý Thần phi và Lưu Hoàng hậu cùng lúc có thai. Khi cả hai hạ sinh, Lưu Hoàng hậu sinh ra một Công chúa mà chết yểu, còn Lý Thần phi sinh ra được một Hoàng tử. Lưu Hoàng hậu sợ hãi, bèn cùng hoạn quan tráo con của Lý Thần phi bằng một con ["Ly miêu"; 貍貓], vu khống Lý Thần phi sinh hạ quái thai yêu nghiệt. Sau đó Lý Thần phi bị đuổi ra khỏi cung, lưu lạc dân gian, con trai bà trong cung đã được phong làm Thái tử kế vị, tức Tống Nhân Tông. Lưu lạc nhiều năm, thân thể tàn úa, đến gần cuối đời Lý Thần phi gặp được Bao Công, bèn xin vị Bao Thanh Thiên trứ danh này trợ giúp tìm được công lý. Dưới sự tài tình và thẳng thắng của mình, Bao Công minh oan cho Lý thị, được đón vào cung tôn làm Hoàng thái hậu, còn Lưu hậu sợ tội tự sát.
Truyền thuyết này dựa 1 phần vào sự thật lịch sử (Lưu Thái hậu được giao nuôi dưỡng Tống Nhân Tông nhưng không cho ông biết mẹ đẻ của mình là Lý Thần phi), song đã được hư cấu hóa nhằm tăng thêm giai thoại và hành vi anh minh của Bao Công. Tuy vậy, cụm từ ["Ly miêu hoán Thái tử"] về sau lại rất thông dụng, trở thành một cách nói ẩn dụ về thủ pháp hoán đổi đầy tính âm mưu trong cuộc sống.
Đánh giá
[sửa | sửa mã nguồn]“ | Chương Hiến Minh Túc Hoàng thái hậu bảo hộ Thánh cung, kỷ cương tứ phương, tiến hiền lui gian, trấn vỗ trung ngoại, đối với Hoàng tộc họ Triệu quả thật có công. | ” |
— Tư Mã Quang - Tục Tư trị thông giám trường biên, quyển 198[47] |
“ |
昔庄献临朝,陛下受制,事体太弱,而庄献不敢行武后故事者,葢赖一二忠臣救护之,使庄献不得纵其欲,陛下可以保其位,实忠臣之力也。今陛下始获暂安,遂忘旧日忠臣,罗织其罪而谴逐之。 Nhớ chuyện Trang Hiến hậu lâm triều, bệ hạ bị quản chế, sự thể quá yếu, mà Trang Hiến hậu không dám làm chuyện của Võ hậu khi xưa, lại có một phần công sức cứu gián của trung thần, mới khiến Trang Hiến hậu không thể không khống chế dục vọng. Bệ hạ có thể bảo toàn ngôi vị Hoàng đế, ấy là do có các trung thần hết lòng giúp sức vậy! |
” |
— Phú Bật 富弼 - Tục Tư trị thông giám trường biên, quyển 113[48] |
“ |
仁宗立,刘后以小有才而垂帘听政,乃至服衮冕以庙见,乱男女之别,而辱宗庙。方其始,仁宗已十有四岁,迄刘后之殂,又十年矣。既非幼稚,抑匪闇昏,海内无虞,国有成宪,大臣充位,庶尹多才,恶用牝鸡始知晨暮哉?其后英宗之立,年三十矣,而曹后挟豢养之恩,持经年之政;盖前之辙迹已深,后之覆车弗恤,其势然也。 Nhân Tông được lập, Lưu hậu vì nhân Nhân Tông tuổi nhỏ mà thùy liêm thính chính, thậm chí mặc Cổn Miện để yết Thái Miếu, làm loạn sự khác biệt giữa đàn ông và đàn bà, lại còn làm nhục nơi chốn tôn nghiêm như Thái Miếu. Ngay từ ban đầu, như Nhân Tông đã 14 tuổi, đến khi Lưu hậu chết, cộng thêm 10 năm nữa. Đã đến tuổi không còn trẻ thơ, ức phỉ ám hôn, trong nước vô sự, quốc triều có công hiến, đại thần sung túc, Thứ Doãn đa tài, thế mà sao phải dùng đàn bà quản lý chính sự? |
” |
— Vương Phu Chi 王夫之 - Tống luận (宋论) |
“ |
刘太后生平,有功有过,据理立说,实属过浮于功。垂帘听政,本非宋制,而彼独创之;兖冕为天子之服,彼何人斯,乃亦服之。设当时朝无忠直,不善规谏,几何而不为武后耶?史官以贤后称之,过矣。 Cuộc đời của Lưu Thái hậu, có công mà cũng có lỗi, theo thuyết lý lập, thật sự lỗi to hơn công rất nhiều. Buông rèm chấp chính, không phải lễ chế thời Tống, lại còn sáng tạo thứ độc lạ, dùng Miện là trang phục của Thiên tử, sao lại có chuyện càn quấy như thế. Xét khi ấy trong triều không có ai trung trực, khuyên nhủ không tới, chẳng phải cũng liên quan đến chuyện xưa của gia tộc Võ hậu? Sử quan gọi bà là "Hiền hậu", là quá lời rồi. |
” |
— Thái Đông Phiên 蔡东藩 - Tống sử diễn nghĩa[49] |
Trong văn hóa đại chúng
[sửa | sửa mã nguồn]Năm | Phim | Diễn viên |
1993 | 《Bao Thanh Thiên chi Trảm mỹ án》 (包青天之铡美案) |
Lư Bích Vân 卢碧云 |
1993 | 《Bao Thanh Thiên chi Li miêu hoán Thái tử》 (包青天之狸猫换太子) |
Tiêu Ngải 萧艾 |
2000 | 《Thiếu niên Bao Thanh Thiên》 (少年包青天) |
Trịnh Ngọc 郑玉 |
2004 | 《Đại Tống kinh thế truyền kỳ》 (大宋惊世传奇) |
Lý Nhược Đồng 李若彤 |
2005 | 《Li miêu hoán chúa》 (狸猫换主) |
Lưu Lối |
2008 | 《Tân Bao Thanh Thiên chi Đả long bào》 (新包青天之打龙袍) |
Phó Nghệ Vỹ 傅艺伟 |
2011 | 《Tần Hương Liên》 (秦香莲) |
Trần Sa Lị 陈莎莉 |
2013 | 《Thần thám Bao Thanh Thiên》 (神探包青天) |
Đới Vân Hà 戴云霞 |
2016 | 《Khai Phong phủ》 (开封府) |
Cam Đình Đình 甘婷婷 |
2017 | 《Tướng quân ở trên》 (将军在上) |
Điềm Nữu 恬妞 |
2018 | 《Đại Tống cung từ》 (大宋宫词) |
Lưu Đào 刘涛 |
2020 | 《Thanh Bình Nhạc》 (清平乐) |
Ngô Việt 吳越 |
Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ 蔡东藩《宋史演义·第二十四回》:彼刘美人以色得幸,专宠后宫,亦何尝不自私欲所致乎? 幸刘氏有吕武之才,无吕武之恶,其事郭后也以谨,其待杨妃也以和;即宫中侍儿,得幸生子 ,饰为己有,迹近诡秘,但上未敢欺罔真宗,下未忍害死李侍,第不过借此以攫后位,希图尊 宠,狡则有之,而恶尚未也。
- ^ 《宋史·志第六十五·禮十五(嘉禮三)》: 仁宗以四月十四日為乾元節,正月八日皇太后為長寧節。
- ^ 宋史/卷242: 初,母龐夢月入懷,已而有娠,遂生后。后在繈褓而孤,鞠於外氏。善播鞀。蜀人龔美者,以鍛銀為業,摧之入京師。后年十五入襄邸,王乳母秦國夫人性嚴整,因為太宗言之,令王斥去。王不得已,置之王宮指使張耆家。
- ^ 司马光《涑水记闻》:丁、寇异趣,不协久矣。寇为枢密使,曹利用为副使,寇以其武人,轻之。议事有不合者,莱公辄曰:“君一武夫耳,岂解此国家大体!”郓公由是衔之。真宗将立刘后,莱公及王旦、向敏中皆谏,以为出于侧微,不可。刘氏宗人横于蜀中,夺民盐井,上以后故,欲舍其罪,莱公固请行法。是时上已不豫,不能记览,政事多中宫所决。丁相知曹、寇不平,遂与郓公合谋,请罢莱公政事,除太子少傅。上初不知,岁余,忽问左右曰:“吾目中久不见寇准,何也?”左右亦莫敢言。上崩,太后称制,莱公再贬雷州。
- ^ 《续资治通鉴长编·卷七十八》:先是,上议立皇后,安仁谓刘德妃家世寒微,不如沈才人出於相门。上虽不乐,然察其守正,不罪也。他日,与王钦若从容论方今大臣谁最为长者,钦若欲排安仁,乃誉之曰:「无若赵安仁。」上曰:「何以言之?」钦若曰:「安仁昔为故相沈义伦所知,至今不忘旧德,常欲报之。」上默然,始有意斥安仁矣。
- ^ 《宋史·卷二百四十二·列传第一》:初,仁宗在襁褓,章献以为己子,使杨淑妃保视之。仁宗即位,妃嘿处先朝嫔御中,未尝自异。人畏太后,亦无敢言者。终太后世,仁宗不自知为妃所出也。
- ^ 宋史/卷242: 李宸妃生仁宗,后以為己子,與楊淑妃撫禮甚至。
- ^ 《续资治通鉴长编·卷七十九》:大中祥符五年,十二月丁亥,立德妃刘氏为皇后。
- ^ 《续资治通鉴长编·卷八十》:及议册皇后,上欲得亿草制,使丁谓谕旨,亿难之。谓曰:「大年勉为此,不忧不富贵。」亿曰:「如此富贵,亦非所愿也。」乃命它学士草制。
- ^ 宋史/卷242: 后性警悟,曉書史,聞朝廷事,能記其本末。真宗退朝,閱天下封奏,多至中夜,后皆預聞。宮圍事有問,輒傅引故實以對。
- ^ 《续资治通鉴长编·卷七十九》:凡处置宫闱事,多引援故实,无不适当者。帝朝退,阅天下封奏,多至中夜,后皆预闻之。周谨恭密,益为帝所倚信焉。
- ^ 《续资治通鉴长编·卷九十三》:天禧三年,辛卯,太白昼见,占曰:“女主昌”。
- ^ a b c 《东轩笔录》卷三:天禧末,真宗寝疾,章献明肃太后渐预朝政,真宗意不能平。寇莱公探知此意,遂欲废章献,立仁宗,策真宗为太上皇,而诛丁谓、曹利用等。于是李迪、杨亿、曹玮、盛度、李遵勖等协力,处画已定,凡诰命,尽使杨亿为之,且将举事。会莱公因醉漏言,有人驰报晋公,晋公夜乘犊车往利用家谋之。明日,利用入,尽以莱公所谋白太后,遂矫诏罢公政事。
- ^ 《续资治通鉴长编·卷九十六》:是岁仲春,所苦浸剧,自疑不起,尝卧枕怀政股,与之谋,欲命太子监国。怀政实典左右春坊事,出告寇准。准遂请间建议,密令杨亿草奏。已而事泄,准罢相。
- ^ 《续资治通鉴长编·卷九十六》:丁谓等因疏斥怀政,使不得亲近,然以上及太子故,未即显加黜责。怀政忧惧不自安,阴谋杀谓等,复相准,奉帝为太上皇,传位太子,而废皇后。与其弟礼宾副使怀信潜召客省使杨崇勋、内殿承制杨怀吉、合门祗候杨怀玉议其事,期以二十五日窃发。
- ^ 《续资治通鉴长编·卷九十六》:朱能闻使者至,自度不免,衷甲以出,杀卢守明,帅所部兵,絜家属叛逸。永兴军奏其事,诏遣内殿承制江德明、入内供奉官于德润乘驿发兵捕之。应能党与分配岭表者,所至禁系,别俟朝旨。既而能众溃,势穷蹙,入桑林自缢死。
- ^ 宋史/卷242: 天禧四年,帝久疾居宮中,事多決於后。宰相上寇凖密議奏請皇太子監國,以謀泄罷相,用丁謂代之。既而,入內都知周懷政謀廢后殺謂,復用凖以輔太子。客省使楊崇勳、內殿承制楊懷吉詣謂告,謂夜乘犢車,挾崇勳、懷吉造樞密使曹利用謀。明日,誅懷政,貶准衡州司馬。於是詔皇太子開資善堂,引大臣決天下事,后裁制於內。
- ^ 《宋史·卷二百八十一》:乃诛怀政,降准为太常卿、知相州,徙安州,贬道州司马。帝初不知也,他日,问左右曰:"吾目中久不见寇准,何也?"左右莫敢对。
- ^ 《宋史·卷三百一十·列传第六十九》:真宗不豫,皇后居中预政,太子虽听事资善堂,然事皆决于后,中外以为忧。钱惟演,后戚也,曾密语惟演曰:“太子幼,非宫中不能立。加恩太子,则太子安;太子安,所以安刘氏也。”惟演以为然,因以白后。
- ^ 《续资治通鉴长编·卷九十八》:乾兴元年,戊午,上崩於延庆殿。仁宗即皇帝位。遗诏尊皇后为皇太后,淑妃杨氏为皇太妃,军国事兼权取皇太后处分。
- ^ 《宋史·卷三百一十·列传第六十九》:帝崩,曾奉命入殿庐草遗诏:“以明肃皇后辅立皇太子,权听断军国大事。”丁谓入,去“权”字。曾曰:“皇帝冲年,太后临朝,斯已国家否运。称‘权’,犹足示后。且增减制书有法,表则之地,先欲乱之邪?”遂不敢去。
- ^ 《宋史·卷三百一十·列传第六十九》:仁宗立,迁礼部尚书。群臣议太后临朝仪,曾请如东汉故事,太后坐帝右,垂帘奏事,丁谓独欲帝朔望见群臣,大事则太后召对辅臣决之,非大事令入内押班雷允恭传奏禁中,画可以下。曾曰:“两宫异处,而柄归宦官,祸端兆矣。”谓不听。既而允恭坐诛,谓亦得罪。自是两宫垂帘,辅臣奏事如曾议。
- ^ 《宋史·卷二百四十二·列傳第一·后妃上》: 真宗崩,遺詔尊后為皇太后,軍國重事,權取處分。謂等請太后御別殿,太后遣張景宗、雷允恭諭曰:「皇帝視事,當朝夕在側,何須別御一殿?」於是請帝與太后五日一御承明殿,帝位左,太后位右,垂簾決事。議已定,太后忽出手書,第欲禁中閱章奏,遇大事即召對輔臣。其謀出於丁謂,非太后意也。謂既貶,馮拯等三上奏,請如初議。帝亦以為言,於是始同御承明殿。百官表賀,太后哀慟。有司請制令稱「吾」,以生日為長寧節,出入御大安輦,鳴鞭侍衛如乘輿。令天下避太后父諱。群臣上尊號曰「應元崇德仁壽慈聖太后」,御文德殿受冊。
- ^ 《宋史·卷二百八十三·列传第四十二》:遂贬崖州司户参军。诸子并勒停。籍其家,得四方赂遗,不可胜纪。其弟诵、说、谏悉降黜。坐谓罢者,自参知政事任中正而下十数人。
- ^ 《续资治通鉴长编·卷九十八》:及对承明殿,太后谕拯等曰:「谓身为宰相,乃与允恭交通。」因出谓尝托允恭令後苑匠所造金酒器示之,又出允恭尝干谓求管勾皇城司及三司衙司状,因曰:「谓前附允恭奏事,皆言已与卿等议定,故皆可其奏,近方识其矫诬。且营奉先帝陵寝,所宜尽心,而擅有迁易,几误大事。」拯等奏曰:「自先帝登遐,政事皆谓与允恭同议,称得旨禁中,臣等莫辨虚实。赖圣神察其奸,此宗社之福也。」太后怒甚,欲诛谓,拯进曰:「谓固有罪,然帝新即位,亟诛大臣,骇天下耳目。且谓岂有逆谋哉?第失奏山陵事耳。」太后少解。
- ^ 《宋史·卷二百四十二·列传第一》:谓等请太后御别殿,太后遣张景宗、雷允恭谕曰:"皇帝视事,当朝夕在侧,何须别御一殿?"于是请帝与太后五日一御承明殿,帝位左,太后位右,垂帘决事。议已定,太后忽出手书,第欲禁中阅章奏,遇大事即召对辅臣。其谋出于丁谓,非太后意也。谓既贬,冯拯等三上奏,请如初议。帝亦以为言,于是始同御承明殿。
- ^ 《宋史·卷九·本紀第九·仁宗一》: 秋七月辛未,馮拯加昭文館大學士,王曾為中書侍郎、同中書門下平章事、集賢殿大學士,呂夷簡、魯宗道參知政事。乙亥,遣使報謝契丹。丙子,樞密副使錢惟演為樞密使。戊寅,改翼祖定陵為靖陵。辛卯,貶丁謂為崖州司戶參軍。
- ^ 《宋史·卷一百一十·志第六十三》:天圣二年,宰臣王钦若等五表请上皇太后尊号。十一月,郊祀毕,帝御天安殿受册,百官称贺毕,再序班。……侍中奏中严外办,太后服仪天冠、衮衣以出,奏《隆安》之乐。
- ^ 《续资治通鉴长编·卷一百二》:甲辰,上皇太后尊号曰应元崇德仁寿慈圣。
- ^ 《续资治通鉴长编·卷一百七》:会利用从子汭为赵州兵马监押,而州民赵德崇诣阙告汭不法事;奏上,崇勋方侍,自请往按治,乃诏龙图阁待制王博文、监察御使崔暨与崇勋鞫汭於真定府。即罢利用枢密使,制辞犹以利用累章请外为辞。利用既受命,请对,不许。而崇勋等穷探其狱,狱具,汭坐被酒衣黄衣,令军民王旻、王元亨等八人呼万岁;且傅致汭辞,云利用实教之。上以问执政,皆顾望未有对者。张士逊进曰:「此独不肖子为之,利用大臣,宜不知状。」太后大怒,将并逐士逊,而王曾徐亦为利用解,太后曰:「卿尝言利用横肆,今何解也?」曾曰:「利用恃恩素骄,臣每以理折之。今加以大恶,则非臣所知也。」太后意少释。
- ^ 《续资治通鉴长编·卷一百七》:宦者多恶曹利用,必欲置之死。杨怀敏护送利用,行至襄阳驿,怀敏不肯前,且以语逼之。利用素刚,遂自经死,怀敏乃奏利用暴卒。
- ^ 《宋史·卷二百四十二·列傳第一·后妃上》: 先是,小臣方仲弓上書,請依武后故事,立劉氏廟,而程琳亦獻《武后臨朝圖》,后擲其書於地曰:「吾不作此負祖宗事。」有漕臣劉綽者,自京西還,言在庾有出剩糧千餘斛,乞付三司。后問曰:「卿識王曾、張知白、呂夷簡、魯宗道乎?此四人豈因獻羨餘進哉!」
- ^ 《续资治通鉴长编·卷一百十一》:始,太后欲纯被帝者之服,参知政事晏殊以周官王后之服为对,失太后旨,辅臣皆依违不决。薛奎独争曰:“太后必御此见祖宗,若何而拜?”
- ^ 《续资治通鉴长编·卷一百十一》:辛丑,命直集贤院王举正、李淑与礼官详定藉田及皇太后谒庙仪注。礼官议皇太后宜准皇帝衮服减二章,衣去宗彞,裳去藻,不佩剑,龙花十六株,前後垂珠翠各十二旒 ,以衮衣为名。诏名其冠曰仪天。又言:皇太后乘玉辂,服褘衣,九龙花钗冠。行礼,服衮衣,冠仪天冠。皇太妃、皇后乘重翟车,服钿钗,礼衣以绯罗为之,具蔽膝革带佩绶履,其冠用十二株花钗。太庙 行礼,并服褘衣。
- ^ 《续资治通鉴长编·卷一百十二》:庚寅,以皇太后不豫,大赦,除常赦所不原者。乾兴以来贬死者复其官,谪者皆内徙,丁谓特许致仕。宋朝要录云:寇准、曹利用、周怀政、雷允恭、周文质并追复旧官,丁谓特许致仕,徙居近地州军。
- ^ 《续资治通鉴长编·卷一百十二》:明道二年三月,甲午,皇太后崩。遗诰尊太妃为皇太后,皇帝听政如祖宗旧规,军国大事与太后内中裁处。
- ^ 《宋史·卷二百八十六·列传第四十五》:及太后崩,帝见左右泣曰:太后疾不能言,犹数引其衣若有所属,何也?奎曰:其在衮冕也。服之岂可见先帝于地下!帝悟,卒以后服敛。
- ^ 《宋史·卷二百四十二·列傳第一·后妃上》: 有漕臣劉綽者,自京西還,言在庾有出剩糧千餘斛,乞付三司。后問曰:「卿識王曾、張知白、呂夷簡、魯宗道乎?此四人豈因獻羨餘進哉!」
- ^ 《宋史·卷二百四十二·列传第一》:是岁崩,年六十五。谥曰章献明肃,葬于永定陵之西北。旧制皇后皆二谥,称制,加四谥自后始。
- ^ 《宋史·卷二百四十二·列传第一》: 慶曆五年,禮院言章獻、章懿二后,請遵國朝懿德、明德、元德三后同祔太宗廟室故事,遷祔真宗廟。詔兩制議,翰林學士王堯臣等議,請遷二后祔,序于章穆之次,從之。
- ^ 《宋史·卷二百四十二·列传第一》: 初,章獻太后欲以宮人禮治喪于外,丞相呂夷簡奏禮宜從厚。太后遽引帝起,有頃,獨坐簾下,召夷簡問曰:「一宮人死,相公云云,何歟?」夷簡曰:「臣待罪宰相,事無內外,無不當預。」太后怒曰:「相公欲離間吾母子耶!」夷簡從容對曰:「陛下不以劉氏為念,臣不敢言;尚念劉氏,是喪禮宜從厚。」太后悟,遽曰:「宮人,李宸妃也,且奈何?」夷簡乃請治用一品禮,殯洪福院。夷簡又謂入內都知羅崇勳曰:「宸妃當以后服殮,用水銀實棺,異時勿謂夷簡未嘗道及。」崇勳如其言。
- ^ 王銍(南宋)《默记》:章懿卒,先殡奉先寺。昭陵以章献之崩,号泣过度。章惠太后劝帝曰 :此非帝母,帝自有母。宸妃李氏已卒,在奉先寺殡之。
- ^ 《宋史·卷二百四十二·列传第一》:后章献太后崩,燕王为仁宗言:“陛下乃李宸妃有所生,妃死以非命。”仁宗号恸顿毁,不视朝累日,下哀痛之诏自责。
- ^ 《宋史·卷二百四十二·列传第一》:幸洪福院祭告,易梓宫,亲哭视之,妃玉色如生,冠服如皇太后,以水银养之,故不坏。仁宗叹曰:“人言其可信哉!”
- ^ 《龙川别志》:仁皇于章献神御前,焚香泣告曰:“自今大娘娘平生分明矣。”仁宗谓刘氏大 娘娘,谓杨氏小娘娘。
- ^ 《宋史·卷二百四十二·列传第一》: 太后保護帝既盡力,而仁宗所以奉太后亦甚備。上春秋長,猶不知為宸妃所出,終太后之世無毫髮間隙焉。及不豫,帝為大赦,悉召天下醫者馳傳詣京師。諸嘗為太后謫者皆內徙,死者復其宮。其后言者多追詆太后時事,范仲淹以為言,上曰:「此朕所不忍聞也。」下詔戒中外毋輒言。
- ^ 续资治通鉴长编·卷一百九十八 .
- ^ 续资治通鉴长编·卷一百十三
- ^ 宋史演义·第二十七回
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- Tống sử - Hậu phi liệt truyện.
- Tục tư trị thông giám