Dingo Đông Dương
Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. |
Dingo Đông Dương (Indochina Dingo) hay chó Lài, chó Lài sông Mã, là một trong bốn loại chó đặc biệt của Việt Nam ("tứ đại quốc khuyển" ): (chó Bắc Hà, chó Phú Quốc, chó H'Mông Cộc, Dingo Đông Dương).[1][2] Đây là một trong những giống chó cổ xưa, có nguồn gốc từ vùng núi phía bắc của Việt Nam và ở một số vùng thuộc bán đảo Đông Dương. Dingo Đông Dương có chung tổ tiên với loài Dingo Úc (Canis lupus dingo) và Dingo New Guinea. Các nhà nghiên cứu, bảo tồn của Úc đã phát hiện, nghiên cứu và đưa ra tiêu chuẩn của loài Dingo này. Chó Đông Dương là một trong 4 loài chó quý của Việt Nam.
Nguồn gốc
[sửa | sửa mã nguồn]Dingo Đông Dương thuộc nhóm chó săn tự nhiên được người dân trên bán đảo Đông Dương nuôi từ hơn 5000 năm trước. Tên gọi Dingo, hầu hết được nhiều người hiểu như là giống chó hoang đang sinh sống tại châu Úc. Ít ai biết trong quá trình mở rộng văn hoá Á-Úc từ đất liền sang các hòn đảo khu vực Đông Nam Á cách đây hơn 5500 năm, tổ tiên loài Dingo đã được mang sang châu Úc theo các đoàn thuyền buôn hoạt động giữa các vùng biển thuộc quần đảo Nam Dương, và chúng được mang theo để làm thực phẩm chứ không phải làm vật nuôi. Trải qua hàng ngàn năm bị bỏ hoang ở một châu lục tách biệt (châu Úc), giống chó Dingo đã quay lại đời sống hoang dã và trở nên rất nguy hiểm đối với con người. Thực tế, nguồn gốc của nó chính là giống chó cổ của bán đảo Đông Dương.
Tính nết
[sửa | sửa mã nguồn]Dingo Đông Dương rất thông minh, nhanh nhẹn, ưa khám phá và tính phòng thủ rất cao. Chúng còn nhiều bản tính hoang dã nhưng khi đã xác nhận chủ thì cực kì trung thành, trong điều kiện nuôi tốt chó Đông Dương có tuổi thọ từ 12-15 năm tuổi.
Ngoại hình
[sửa | sửa mã nguồn]Vùng đầu
[sửa | sửa mã nguồn]- Hộp sọ phẳng
- Mõm hình tam giác chữ V, nhọn
- Tai nằm 2 bên hộp sọ, dựng
- Mũi đen, sống mũi thẳng
- Mắt kích cỡ trung bình, hơi xếch và thường có vành đậm quanh mắt
- Cổ dài và mềm mại, linh hoạt, khoẻ, nở rộng về phía vai giữ cho đầu ngẩng cao, hướng chếch lên so với xương sống.
Thân mình
[sửa | sửa mã nguồn]- Lưng thẳng và chắc khỏe
- Hông chắc, nhìn ngang có thể thấy rõ xương sườn sau lớp da
- Ngực sâu
- Bụng rất thon
- Đuôi dài thẳng hoặc cong nửa vòng tròn, lông xù và có hình thù giống cỏ bông lau
Tứ chi
[sửa | sửa mã nguồn]- Hai chân trước thẳng tắp và song song với nhau khi nhìn từ phía trước cũng như phía bên, cách nhau vừa phải. Khuỷu chân nằm sát thân mình, không hướng vào trong cũng như ra ngoài.
- Bàn chân to, hình bầu dục, có đệm chân dày.
- Ngón chân, khụm, hít và nhô cao.
- Hai chân sau bắp đùi cơ bắp săn chắc, khuỷu chân có góc gấp khúc vừa phải,cổ chân thẳng và song song khi nhìn từ phía sau
Lông, da
[sửa | sửa mã nguồn]- Da căng, ôm sát cơ, không có diềm cổ
- Lông cứng, chiều dài không ngắn hơn 1,5, có 03 màu lông chính
- Vàng cam thường có màu trắng ở chân, ngực và chóp đuôi
- Đen nâu có bộ lông màu đen với màu trắng ở chân, ngực, chóp đuôi và màu vàng cam ở 2 bên mõm, chân liên kết giữa 2 màu đen và trắng
- Trắng kem thường có đôi tai hơi ngả vàng kem
Thể trạng
[sửa | sửa mã nguồn]- Trong điều kiện nuôi tốt chó Đông Dương có tuổi thọ từ 12-15 năm tuổi.
- Con đực trung bình: Cân nặng 15 kg(33 lb), Chiều cao 49 cm (19,2inch)
- Con cái trung bình: Cân nặng 13 kg(28,6 lb), Chiều cao 47 cm (18,5inch)
Lỗi
[sửa | sửa mã nguồn]Những gì khác biệt với các đặc điểm đã nêu ở trên sẽ bị xem là lỗi. Phải xem xét mọi chi tiết một cách nghiêm ngặt và đánh giá trong tổng thể chung và mức độ ảnh hưởng của những lỗi đó đến sức khoẻ và chức năng của con chó. Lỗi có thể chấp nhận: Ba màu lông chính (vàng, trắng, đen) trộn lẫn với nhau, Chóp đuôi và 4 chân không có màu trắng, Tai cụp lỡ, Lỗi nghiêm trọng không chấp nhận gồm: Thiếu răng tiềm hàm PM 1-2-3, Mũi và môi không phải màu đen, Mắt không có màu đen, chảy xệ, Lưỡi có đốm, Chân có móng đeo (huyền đề), Mắt không xếch, Mõm vuông, Tai cụp hoàn toàn, Đuôi không xù (cỏ bông lau).
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ 'Tứ đại quốc khuyển" của Việt Nam là những giống chó gì?, Thể thao Văn hóa, 17/02/2018
- ^ 4 giống chó quý của Việt Nam được gọi là "quốc khuyển", Lao Động, 07/11/2020