Bước tới nội dung

Cá vàng

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Carassius auratus)
Cá vàng
cá vàng vây ngọc trai
Tình trạng bảo tồn
Đã thuần hóa
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Actinopterygii
Bộ (ordo)Cypriniformes
Họ (familia)Cyprinidae
Chi (genus)Carassius
Loài (species)C. auratus
Danh pháp hai phần
Carassius auratus
Linnaeus, 1758
Danh pháp đồng nghĩa
Danh sách
    • Carassius discolor (Basilewsky, 1855)
    • Carassius burgeri (Temminck & Schlegel, 1846)
    • Carassius coeruleus (Basilewsky, 1855)
    • Carassius encobia (Bonaparte, 1845)
    • Carassius grandoculis (Temminck & Schlegel, 1846)
    • Carassius pekinensis (Basilewsky, 1855)
    • Cyprinus auratus (Linnaeus, 1758)
    • Cyprinus gibelioides (Cantor, 1842)
    • Cyprinus mauritianus (Bennett, 1832)
    • Cyprinus chinensis (Gronow, 1854)
    • Cyprinus maillardi (Guichenot)
    • Cyprinus nigrescens (Günther, 1868)
    • Cyprinus thoracatus (Valenciennes 1842)
    • Neocarassius ventricosus (Castelnau, 1872)

Cá vàng (hay cá Tàu, cá ba đuôi, cá vàng ba đuôi) (danh pháp hai phần: Carassius auratus) là loài cá nước ngọt nhỏ thường được nuôi làm cảnh. Cá vàng là một trong những dòng cá được thuần hóa sớm nhất và ngày nay vẫn là một trong những loài cá cảnh phổ biến nhất cho cả bể cá trong nhà và hồ cá ngoài trời.

Nguồn gốc

[sửa | sửa mã nguồn]

Cá vàng được thuần hóa từ loài cá giếc Phổ (Carassius gibelio), một loài cá diếc màu nâu xám sẫm bản địa của châu Á.[1] Cá vàng được nhân giống theo màu lần đầu tiên tại Trung Quốc từ hơn 1000 năm trước. Do chọn giống, cá vàng đã phát triển thành nhiều giống khác nhau và hiện có nhiều màu sắc và hoa văn đa dạng, có hình dạng và kích thước khác nhiều do với giống cá diếc được thuần hóa ban đầu.[2]

Một con cá giếc Phổ với sắc vàng. Một vài con cá vàng đầu tiên có thể trông giống như thế này.

Đặc điểm

[sửa | sửa mã nguồn]
Cá vàng thông thường

Cá vàng là thành viên tương đối nhỏ của họ Cá chép, họ cá nước ngọt lớn nhất trên thế giới. Ngoài cá vàng, trong họ Cá chép còn có các thành viên nổi tiếng khác như cá tuế, cá lưới, cá chép, cá trắm đen cá mè, cá trắm cỏcá chép Koi v.v. Quá trình chọn giống qua nhiều thế kỷ đã tạo ra nhiều kiểu màu sắc khác nhau, một số khác xa với màu vàng của cá vàng nguyên gốc. Cá cũng có những hình dáng khác nhau và kiểu vây, đuôi, mắt khác nhau. Một số loại cá vàng ở các thái cực phải được nuôi trong bể kính trong nhà vì chúng yếu hơn các giống gần với giống tự nhiên ban đầu. Một số giống khác như cá vàng Shubunkin lại khỏe hơn và có thể sống trong hồ cá ngoài trời.

Cá vàng còn có thể thay đổi màu sắc theo phổ ánh sáng trong bể nuôi. Cá sống trong bể tối sẽ có màu nhạt hơn vào các buổi sáng và sẽ dần mất màu theo thời gian. Cá vàng có thể phát triển tới chiều dài khoảng 16 – 20 cm (6,3 - 7,87 inch).[3] Tuy nhiên, hiếm có con cá vàng nào đạt được đến kích thước này. Trong điều kiện tối ưu, cá vàng có thể sống hơn 20 năm, nhưng đa số cá vàng nuôi tại nhà thường chỉ sống dưới 6 tới 8 năm do phải sống trong điều kiện sống không tối ưu (chẳng hạn phải sống trong bể thủy tinh tròn). Con cá vàng già nhất đã ghi chép lại sống tới 49 năm.[cần dẫn nguồn].

Con cá vàng dài nhất đo được là 47,4 xentimét (18,7 in) tính từ mũi đến đuôi tại Hapert, Hà Lan.[4] Con cá vàng cảnh dài nhất đã đo được thuộc giống oranda có tên gọi là Bruce. Con cá này đo được 40 xentimét (16 in) ở Hồng Kông năm 2002.[5][6]

Hình ảnh cá "vàng"

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Carassius gibelio, Prussian carp: fisheries”. www.fishbase.org. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2009.
  2. ^ “Background information about goldfish”. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2009.
  3. ^ Aqua-fish.net: Goldfish
  4. ^ “Longest Goldfish”. Guinness World Records. 2003. Guinness World Records. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2009.
  5. ^ CBBC Newsround | ANIMALS | Bruce the goldfish is fin-tastic!
  6. ^ “Tunghoi-the longest goldfish in the world”. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 3 năm 2009. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2009.