Bước tới nội dung

Cộng hòa Miền Nam Việt Nam

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Cộng hòa Miền nam Việt Nam)
Cộng hòa miền Nam Việt Nam
1969–1976

Tiêu ngữĐộc lập – Dân chủ – Hòa bình – Thống nhất

Lãnh thổ Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tuyên bố chủ quyền (đỏ)
Lãnh thổ Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tuyên bố chủ quyền (đỏ)
Tổng quan
Vị thếChính phủ lâm thời (1969-1975)
Nhà nước xã hội chủ nghĩa liên minh với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1975-1976)
Thủ đôTây Ninh (1969–1972)
Lộc Ninh (1972–1973)
Cam Lộ (1973–1975)
Sài Gòn – Gia Định (1975–1976)
Ngôn ngữ thông dụngTiếng Việt
Tôn giáo chính
Tam giáo: Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo
Tên dân cưNgười Miền Nam Việt Nam
Chính trị
Chính phủChính phủ Cách mạng lâm thời
Chủ tịch 
• 1969–1976
Nguyễn Hữu Thọ
Chủ tịch Chính phủ Cách mạng lâm thời 
• 1969–1976
Huỳnh Tấn Phát
Lịch sử
Thời kỳChiến tranh Lạnh
• Thành lập
6 tháng 6 1969
• Tiếp quản Việt Nam Cộng hòa
30 tháng 4 năm 1975
• Thống nhất với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
2 tháng 7 1976
Địa lý
Diện tích 
• 1973
173,809 km2
(67 mi2)
Dân số 
• 1973
19.370.000
Kinh tế
Đơn vị tiền tệĐồng
Tiền thân
Kế tục
Việt Nam Cộng hòa
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Hiện nay là một phần của Việt Nam

Cộng hòa miền Nam Việt Nam (Tiếng Anh: Republic of South Vietnam) là tên gọi một chính thể ở miền Nam Việt Nam tồn tại song song với chính thể Việt Nam Cộng hòa bắt đầu từ ngày 6 tháng 6 năm 1969 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975, quản lý các vùng lãnh thổ bên ngoài khả năng kiểm soát bởi Việt Nam Cộng hòa và là chính phủ đối lập với chính phủ của Việt Nam Cộng hòa. Chính thể này thành lập bởi Đại hội đại biểu quốc dân miền Nam tổ chức trong ba ngày 6 đến 8 tháng 6 năm 1969[1] trong đó thông qua bản Nghị quyết cơ bản thành lập chế độ Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, xác nhận rõ đây không phải một nước mà là một chính thể.[2] Đến khi Việt Nam Cộng hòa sụp đổ vào ngày 30 tháng 4 năm 1975 thì Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tiếp quản toàn bộ lãnh thổ miền Nam Việt Nam và là chính phủ hợp pháp của toàn bộ vùng lãnh thổ này. Ngày 2 tháng 7 năm 1976, Cộng hòa miền Nam Việt Nam (miền Nam) và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (miền Bắc) hợp nhất thành Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo tài liệu của Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thì chính phủ của Cộng hòa miền Nam Việt Nam được 75 quốc gia công nhận vào cuối tháng 5 năm 1975.[3]

Tháng 7 năm 1975, cả hai nước Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nộp đơn gia nhập Liên Hiệp Quốc. Tháng 8, Mỹ bỏ phiếu chống việc gia nhập này. Theo một bài viết trên BBC tiếng Việt, việc phủ quyết được đánh giá là đã chấm dứt lộ trình dài 12–14 năm thống nhất hai nước, thúc ép cả hai nước mau chóng tiến hành thống nhất.[4]

Tháng 2 năm 1976, chính phủ Cộng hòa miền Nam Việt Nam ra Nghị định về việc giải thể khu, hợp nhất tỉnh ở miền Nam, sau khi sắp xếp lại có 21 tỉnh thành.[5]

Ngày 2 tháng 7 năm 1976, thống nhất với miền Bắc tạo nên nước Việt Nam thống nhất

Tổ chức

[sửa | sửa mã nguồn]

Chính phủ

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ https://dangcongsan.vn/tu-lieu-tham-khao-cuoc-thi-trac-nghiem-tim-hieu-90-nam-lich-su-ve-vang-cua-dang-cong-san-viet-nam/tu-lieu-cuoc-thi/ngay-661969-thanh-lap-chinh-phu-cach-mang-lam-thoi-cong-hoa-mien-nam-viet-nam-540032.html
  2. ^ Trịnh Thị Hồng Hạnh (ngày 25 tháng 10 năm 2019). “Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam trong sự nghiệp đấu tranh thống nhất đất nước”. lyluanchinhtri.vn. Truy cập ngày 29 tháng 9 năm 2023.[liên kết hỏng]
  3. ^ 35 năm chiến đấu và xây dựng. Nhà xuất bản Sự thật. 1980. tr. 376.
  4. ^ Joaquin Nguyễn Hoà (ngày 24 tháng 4 năm 2019). “Sau 30/4/75 từng có hai nước Việt Nam cùng xin gia nhập LHQ”. bbc.com. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 29 tháng 9 năm 2023.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  5. ^ Địa chí Tiền Giang, Tập 1. Ban tuyên giáo tỉnh ủy Tiền Giang và Trung tâm Unesco thông tin tư liệu lịch sử và văn hóa Việt Nam. 2005. tr. 274-275.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chính phủ
Lãnh đạo
Quốc ca
Tiền nhiệm
Việt Nam Cộng hòa
Cộng hòa Miền Nam Việt Nam
1975 – 1976
Kế nhiệm
Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam