Bước tới nội dung

Cá nóc vằn mắt

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Cá nóc vằn mặt)
Cá nóc vằn mắt
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Actinopterygii
Bộ (ordo)Tetraodontiformes
Họ (familia)Tetraodontidae
Chi (genus)Torquigener
Loài (species)T. brevipinnis
Danh pháp hai phần
Torquigener brevipinnis
(Regan, 1903)
Danh pháp đồng nghĩa
  • Tetrodon brevipinnis Regan, 1903

Cá nóc vằn mắt,[2][3] tên khoa họcTorquigener brevipinnis, là một loài cá biển thuộc chi Torquigener trong họ Cá nóc. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1903.

Từ nguyên

[sửa | sửa mã nguồn]

Từ định danh brevipinnis trong tiếng Latinh có nghĩa là "vây ngắn" (brevis: "ngắn" + pinnis: "vây"), hàm ý đề cập đến độ ngắn của gốc vây lưng và vây hậu môn của loài cá này so với Torquigener hypselogeneion.[4]

Phạm vi phân bố và môi trường sống

[sửa | sửa mã nguồn]

Cá nóc vằn mắt T. brevipinnis được phân bố trải dài từ Ấn Độ, băng qua khu vực Đông Nam Á đến Papua New Guinea, ngược lên phía bắc đến phía nam Nhật Bản, phía nam trải dài đến bờ bắc ÚcNouvelle-Calédonie.[1][5]

Cá nóc vằn mắt sống trên nền đáy cát dọc theo các sườn dốc viền bờ ở độ sâu đến ít nhất là 100 m (thường ở độ sâu từ 20 trở xuống),[6] tuy nhiên loài này cũng có thể được tìm thấy ở khu vực cửa sông (nước lợ).[1]

Chiều dài cơ thể lớn nhất được ghi nhận ở cá nóc vằn mắt T. brevipinnis là 10 cm.[6] Thân trên màu nâu sẫm, phủ dày đặc các đốm vàng nhạt viền nâu; bụng trắng. Một dải màu vàng nâu ở hai bên lườn, kéo dài từ sau vây ngực đến gốc vây đuôi. Hai bên má có các vạch xiên dọc, màu trắng, đặc biệt có vệt chữ U ngược ở ngay dưới mắt. Vây lưng và vây hậu môn nhọn, gốc vây ngắn.[7]

Nhìn chung, T. brevipinnis có cuống đuôi và mõm dài hơn, mắt to hơn, thân mảnh hơn so với T. hypselogeneion.[8] Dải vàng bên lườn của T. brevipinnis giúp phân biệt với Torquigener favimaculosus, một loài có các chấm vàng xếp liền thành hàng ở bên thân.[7]

Số tia vây ở vây lưng: 8–9; Số tia vây ở vây hậu môn: 7–8; Số tia vây ở vây ngực: 15–16; Số tia vây ở vây đuôi: 11.[7]

Cá độc

[sửa | sửa mã nguồn]

Việt Nam, cá nóc vằn mắt là loài có độc tính rất mạnh.[3]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c Shao, K.; Liu, M.; Jing, L.; Hardy, G.; Leis, J. L. & Matsuura, K. (2014). Torquigener brevipinnis. Sách đỏ IUCN về các loài bị đe dọa. 2014: e.T21994A2780737. doi:10.2305/IUCN.UK.2014-3.RLTS.T21994A2780737.en. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2022.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  2. ^ Nguyễn Văn Lệ (2004). “Nghiên cứu độc tính cá nóc và các giải pháp xử lý chế biến, quản lý từ khâu khai thác đến khâu tiêu thụ cá nóc đảm bảo ATVSTP” (PDF). Hội thảo toàn quốc về Khai thác, chế biến và dịch vụ hậu cần nghề cá: 385–402.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)[liên kết hỏng]
  3. ^ a b Nguyễn Văn Lệ, Nguyễn Hữu Hoàng, Bùi Thị Thu Hiền (2006). “Kết quả phân tích độc tố cá nóc biển Việt Nam” (PDF). Tuyển tập Nghiên cứu Nghề cá biển. 4: 256–264. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 31 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2022.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  4. ^ Christopher Scharpf (2022). “Order Tetraodontiformes: Families Triodontidae, Triacanthidae, Triacanthodidae, Diodontidae and Tetraodontidae”. The ETYFish Project Fish Name Etymology Database. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2022.
  5. ^ R. Fricke; W. N. Eschmeyer; R. van der Laan biên tập (2023). Tetrodon brevipinnis. Catalog of Fishes. Viện Hàn lâm Khoa học California. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2022.
  6. ^ a b Ranier Froese và Daniel Pauly (chủ biên). Thông tin Torquigener brevipinnis trên FishBase. Phiên bản tháng 6 năm 2024.
  7. ^ a b c Hardy, Graham S. (1984). “Redescription of the Pufferfish Torquigener brevipinnis (Regan) (Tetraodontiformes: Tetraodontidae), with Description of a New Species of Torquigener from Indonesia”. Pacific Science. 38 (2): 127–133. ISSN 0030-8870.
  8. ^ Biswas, Sudeepta; Mishra, Subhrendu; Satpathy, K.K.; Selvanayagam, M. (2010). “Discovery of Torquigener brevipinnis (Regan, 1903) (Osteichth: Tetraodontidae) from the Indian coast” (PDF). Marine Biodiversity Records. 3: 1–4.