Bước tới nội dung

Bristol Beaufighter

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Beaufighter)
Type 156 Beaufighter
Beaufighter Mk X với đạn rocket gắn dưới cánh, 21/8/1944.[1]
KiểuTiêm kích hạng nặng/cường kích
Hãng sản xuấtBristol Aeroplane Company
Chuyến bay đầu tiên17 tháng 7-1939
Được giới thiệu27/7/1940
Ngừng hoạt động1960 (Australia)
Khách hàng chínhVương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Không quân Hoàng gia
Canada Không quân Hoàng gia Canada
Úc Không quân Hoàng gia Australia
Được chế tạo1940–1946
Số lượng sản xuất5.928
Được phát triển từBristol Beaufort

Bristol Type 156 Beaufighter, thường được gọi đơn giản là Beau, là một loại máy bay tiêm kích hạng nặng tầm xa của Anh, được bắt nguồn từ loại máy bay ném bom phóng ngư lôi Beaufort của hãng Bristol Aeroplane Company. Cái tên Beaufighter được ghép từ hai từ "Beaufort" và "fighter".

Không giống như Beaufort, Beaufighter có một sự nghiệp dài và hoạt động ở hầu hết các chiến trường trong Chiến tranh thế giới II, đầu tiên nó làm nhiệm vụ máy bay tiêm kích bay đêm, sau đó làm máy bay tiêm kích-bom, và thậm chí còn thay thế cả Beaufort trong nhiệm vụ máy bay ném ngư lôi. Một biến thể được chế tạo ở Australia nhờ Department of Aircraft Production (DAP) và có tên gọi là DAP Beaufighter.

Biến thể

[sửa | sửa mã nguồn]
Beaufighter Mk IF
Biến thể tiêm kích bay đêm 2 chỗ.
Beaufighter Mk IC
"C" nghĩa là biến thể cho Bộ tư lệnh Bờ biển; có nhiều sửa đổi để mang bom.
Beaufighter Mk II
Do hiệu năng của Beaufighter, chương trình máy bay ném bom Short Stirling vào cuối năm 1941 đã một có ưu tiên cao hơn cho động cơ Hercules và Mk II trang bị động cơ Rolls-Royce Merlin XX là kết quả của chương trình này.
Beaufighter Mk IIF
Biến thể sản xuất của loại tiêm kích bay đêm.
Beaufighter Mk III/IV
Mark III và Mark IV là những chiếc Beaufighter lắp động cơ Hercules và Merlin, khung thân được sửa đổi để mang 6 khẩu pháo và 6 khẩu súng máy. Do chi phí thực hiện các sửa đổi nên chi phí dành cho những chiếc Mark cũng ít đi, kết quả là số lượng máy bay giảm xuống.[2]
Beaufighter Mk V
V có tháp pháo Boulton Paul trang bị 4 khẩu súng máy 0.303 in (7.7 mm). Chỉ có 2 chiếc (lắp động cơ Merlin) Mk V chế tạo. R2274 được thử nghiệm bởi A&AEE có khả năng đạt vận tốc 302 mph trên độ cao 19,000 ft.[3]
Beaufighter Mk VI
Dùng lại Hercules cho phiên bản chính tiếp theo vào năm 1942 là Mk VI, có trên 1.000 chiếc được chế tạo.
Beaufighter Mk VIC
Biến thể mang ngư lôi, có thể còn có tên khác là "Torbeau".
Beaufighter Mk VIF
Biến thể này trang bị radar AI Mark VIII.[4]
Beaufighter Mk VI (ITF)
Phiên bản tiêm kích ngư lôi tạm thời.
Beaufighter Mk VII
Biến thể đề xuất do Australia chế tạo với động cơ Hercules 26, không chế tạo.
Beaufighter Mk VIII
Biến thể đề xuất do Australia chế tạo với động cơ Hercules 17, không chế tạ.
Beaufighter Mk IX
Biến thể đề xuất do Australia chế tạo với động cơ Hercules 17, không chế tạ.
Beaufighter TF Mk X
Phiên bản tiêm kích ngư lôi 2 chỗ. Phiên bản chính cuối cùng (2.231 chiếc) là Mk X.[5]
Beaufighter Mk XIC
Không mang ngư lôi, dành cho Bộ tư lệnh Bờ biển.
Beaufighter Mk XII
Phiên bản tầm xa đề xuất với thùng nhiên liệu phụ, không chế tạo.
Beaufighter Mk 21
Phiên bản do Australia chế tạo với tên gọi DAP Beaufighter. Lắp động cơ Hercules CVII, 4 khẩu pháo 20 mm ở mũi, 4 khẩu Browning.50 in (12.7 mm) ở cánh và khả năng mang 8 quả rocket 5 in (130 mm) (HVAR), 2 quả bom 250 lb (110 kg), 2 quả bom 500 lb (230 kg) và 1 quả ngư lôi Mk 13.
Beaufighter TT Mk 10
Sau chiến tranh, nhiều chiếc Beaufighter của RAF được hoán đổi thành máy bay kéo bia bay.

Quốc gia sử dụng

[sửa | sửa mã nguồn]

Tính năng kỹ chiến thuật (Beaufighter TF X)

[sửa | sửa mã nguồn]

Jane's Fighting Aircraft of World War II[6]

Đặc điểm riêng

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Tổ lái: 2 (phi công, sĩ quan hoa tiêu)
  • Chiều dài: 41 ft 4 in (12,6 m)
  • Sải cánh: 57 ft 10 in (17,65 m)
  • Chiều cao: 15 ft 10 in (4,84 m)
  • Diện tích cánh: 503 ft²[7] (46,73 m²)
  • Trọng lượng rỗng: 15.592 lb (7.072 kg)
  • Trọng lượng cất cánh tối đa: 25.400 lb (11.521 kg)
  • Động cơ: 2 × Bristol Hercules, 1.600 hp (1.200 kW) mỗi chiếc

Hiệu suất bay

[sửa | sửa mã nguồn]
  • 4 khẩu pháo 20 mm Hispano Mk III
  • Biến thể cho Bộ tư lệnh tiêm kích
  • Biến thể cho Bộ tư lệnh bờ biển
    • 1 sún máy Vickers GO hoặc súng máy Browning.303 in (7,7 mm) cho hoa tiêu/quan sát
    • 1 quả ngư lôi 18 in (450 mm)

Máy bay liên quan
Máy bay tương tự

Danh sách liên quan

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
Ghi chú
  1. ^ Ashworth 1992, p. 115.
  2. ^ Buttler, Tony. Secret Projects: British Fighters and Bombers 1935–1950 (British Secret Projects 3). Leicester, UK: Midland Publishing, 2004. ISBN 1-85780-179-2.
  3. ^ Buttler p63
  4. ^ Franks 2002, pp. 65–67.
  5. ^ Franks 2002, pp. 70–72.
  6. ^ Bridgeman 1946, pp. 110–111.
  7. ^ March 1998, p. 57.
Tài liệu
  • Ashworth, Chris. RAF Coastal Command: 1936–1969. London: Patrick Stephens Ltd., 1992. ISBN 1-85260-345-3.
  • Bingham, Victor. Bristol Beaufighter. Shrewsbury, UK: Airlife Publishing, Ltd., 1994. ISBN 1-85310-122-2.
  • Bowyer, Chaz. Beaufighter. London: William Kimber, 1987. ISBN 0-7183-0647-3.
  • Bowyer, Chaz. Beaufighter at War. London: Ian Allan Ltd., 1994. ISBN 0-7110-0704-7.
  • Buttler, Tony. British Secret Projects - Fighters and Bombers 1935-1950. Hinckley, UK: Midland Publishing, 2004. ISBN 1-85780-179-2.
  • Bridgeman, Leonard, ed. "The Bristol 156 Beaufighter." Jane's Fighting Aircraft of World War II. London: Studio, 1946. ISBN 1-85170-493-0.
  • Flintham, V. Air Wars and Aircraft: A Detailed Record of Air Combat, 1945 to the Present. New York: Facts on File, 1990. ISBN 0-8160-2356-5.
  • Franks, Richard A. The Bristol Beaufighter, a Comprehensive Guide for the Modeller. Bedford, UK: SAM Publications, 2002. ISBN 0-9533465-5-2.
  • Gilman J.D. and J. Clive. KG 200 (novel). London: Pan Books Ltd., 1978. ISBN 978-1-902109-33-6.
  • Hall, Alan W. Bristol Beaufighter (Warpaint No. 1). Dunstable, UK: Hall Park Books, 1995.
  • Howard. "Bristol Beaufighter: The Inside Story". Scale Aircraft Modelling, Vol. 11, No. 10, July 1989.
  • Innes, Davis J. Beaufighters over Burma – 27 Sqn RAF 1942–45. Poole, Dorset, UK: Blandford Press, 1985. ISBN 0-7137-1599-5.
  • March, Daniel J., ed. British Warplanes of World War II. London: Aerospace Publishing, 1998. ISBN 1-874023-92-1.
  • Mason, Francis K. Archive: Bristol Beaufighter. Oxford, UK: Container Publications.
  • Moyes, Philip J.R. The Bristol Beaufighter I & II (Aircraft in Profile Number 137). Leatherhead, Surrey, UK: Profile Publications Ltd., 1966.
  • Parry, Simon W. Beaufighter Squadrons in Focus. Walton on Thames, Surrey, Uk: Red Kite, 2001. ISBN 0-9538061-2-X.
  • Scutts, Jerry. Bristol Beaufighter (Crowood Aviation Series). Ramsbury, Marlborough, Wiltshire, UK: The Crowood Press Ltd., 2004. ISBN 1-86126-666-9.
  • Scutts, Jerry. Bristol Beaufighter in Action (Aircraft number 153). Carrollton, Texas: Squadron/Signal Publications, 1995. ISBN 0-89747-333-7.
  • Spencer, Dennis A. Looking Backwards Over Burma: Wartime Recollections of a RAF Beaufighter Navigator. Bognor Regis, West Sussex, UK: Woodfield Publishing Ltd., 2009. ISBN 1-84683-073-7.
  • Thetford,Owen. Aircraft of the Royal Air Force since 1918. Putnam & Company, 1976. ISBN 0-370-10056-3 .
  • Thomas, Andrew. Beaufighter Aces of World War 2. Botley, UK: Osprey Publishing, 2005. ISBN 1-84176-846-4.
  • Wilson, Stewart. Beaufort, Beaufighter and Mosquito in Australian Service. Weston, ACT, Australia: Aerospace Publications, 1990. ISBN 0-9587978-4-6.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]