Bước tới nội dung

Bari chloride

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Bari clorua)
Bari chloride
Tên khácBarium muriate
Muryate of Barytes[1]
Barium dichloride
Nhận dạng
Số CAS10361-37-2
PubChem25204
Số EINECS233-788-1
Số RTECSCQ8750000 (khan)
CQ8751000 (dihydrat)
Ảnh Jmol-3Dảnh
SMILES
đầy đủ
  • [Ba+2].[Cl-].[Cl-]

InChI
đầy đủ
  • 1/Ba.2ClH/h;2*1H/q+2;;/p-2
UNII0VK51DA1T2
Thuộc tính
Công thức phân tửBaCl2
Khối lượng mol208,23 g/mol (khan)
244,26 g/mol (ngậm 2 phân tử nước)
Bề ngoàiChất rắn màu trắng
Khối lượng riêng3,856 g/cm³ (khan)
3,0979 g/cm³ (ngậm 2 phân tử nước)
Điểm nóng chảy 962 °C (1.235 K; 1.764 °F) (960 °C, ngậm 2 phân tử nước)
Điểm sôi 1.560 °C (1.830 K; 2.840 °F)
Độ hòa tan trong nước31,2 g/100 mL (0 °C)
35,8 g/100 mL (20 °C)
59,4 g/100 mL (100 °C)
Độ hòa tantan trtong methanol, không tan trong ethanol, ethyl axetat[2]
MagSus-72,6·10−6 cm³/mol
Cấu trúc
Cấu trúc tinh thểtrực giao (khan)
đơn nghiêng (ngậm 2 phân tử nước)
Tọa độ7-9
Nhiệt hóa học
Enthalpy
hình thành
ΔfHo298
−858,56 kJ/mol
Các nguy hiểm
Phân loại của EUĐộc (T)
Có hại (Xn)
NFPA 704

0
3
0
 
Chỉ dẫn RR20, R25
Chỉ dẫn S(S1/2), S45
Điểm bắt lửaKhông cháy
PELTWA 0,5 mg/m³[3]
LD5078 mg/kg (chuột cống, miệng)
50 mg/kg (chuột lang, miệng)[4]
RELTWA 0,5 mg/m³[3]
IDLH50 mg/m³[3]
Các hợp chất liên quan
Anion khácBari fluoride
Bari bromide
Bari iodide
Cation khácBeryli chloride
Magie chloride
Calci chloride
Stronti chloride
Radi chloride
Chì (II) chloride
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).
KhôngN kiểm chứng (cái gì ☑YKhôngN ?)

Bari chloride là một hợp chất vô cơ với công thức hóa học BaCl2. Nó là một trong các muối hòa tan trong nước phổ biến nhất của bari. Giống như các muối bari khác, nó có tính độc và khi đốt cháy tạo ngọn lửa màu xanh lá cây ngả vàng. Nó cũng là chất hút ẩm.

Điều chế

[sửa | sửa mã nguồn]

Bari chloride có thể được điều chế từ bari hydroxide hoặc bari carbonat, với bari carbonat được tìm thấy trong tự nhiên với tên khoáng chất witherit. Những muối cơ bản trên phản ứng với acid hydrochloric để tạo ra bari chloride ngậm nước. Trên quy mô công nghiệp, chất này được sản xuất thông qua một quá trình hai bước từ khoáng vật barit (bari sulfat):[5]

BaSO4(s) + 4 C(s) → BaS(s) + 4 CO(g)

Bước đầu tiên này đòi hỏi nhiệt độ cao.

BaS + CaCl2 → BaCl2 + CaS

Bước thứ hai yêu cầu các chất phản ứng ở trạng thái nóng chảy. BaCl2 sau đó có thể được lọc ra khỏi hỗn hợp bằng nước. Từ dung dịch bari chloride, phân tử ngậm 2 nước có thể được tách thành thành tinh thể trắng: BaCl2·2H2O

Ứng dụng

[sửa | sửa mã nguồn]

Do là một muối bari giá rẻ và tan trong nước, bari chloride có ứng dụng rộng rãi trong phòng thí nghiệm. Nó thường được sử dụng để kiểm tra sự có mặt của ion sulfat (xem tính chất hóa học ở trên). Trong ngành công nghiệp, bari chloride chủ yếu được sử dụng trong việc tinh chế dung dịch nước muối trong các nhà máy chloride caustic và cũng trong sản xuất muối xử lý nhiệt, thép, trong sản xuất bột màu, và trong sản xuất các muối bari khác. BaCl2 cũng được dùng trong pháo hoa để tạo màu xanh lá cây sáng. Tuy nhiên tính độc của nó đã làm hạn chế khả năng ứng dụng.

Bari chloride, cùng với các muối bari hòa tan trong nước khác, rất độc.[6] Natri sulfat và magie sulfat là thuốc giải độc tiềm năng vì chúng tạo thành bari sulfat không tan BaSO4, tương đối không độc hại vì tính không tan của nó.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Google Play”.
  2. ^ Handbook of Chemistry and Physics, 71st edition, CRC Press, Ann Arbor, Michigan, 1990.
  3. ^ a b c “NIOSH Pocket Guide to Chemical Hazards #0045”. Viện An toàn và Sức khỏe Nghề nghiệp Quốc gia Hoa Kỳ (NIOSH).
  4. ^ “Barium (soluble compounds, as Ba)”. Nguy hiểm ngay lập tức đến tính mạng hoặc sức khỏe. Viện An toàn và Sức khỏe Nghề nghiệp Quốc gia Hoa Kỳ (NIOSH).
  5. ^ Greenwood, Norman N.; Earnshaw, A. (1997), Chemistry of the Elements (ấn bản thứ 2), Oxford: Butterworth-Heinemann, ISBN 0-7506-3365-4
  6. ^ The Merck Index, 7th edition, Merck & Co., Rahway, New Jersey, 1960.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]