Bước tới nội dung

Ngõa Bang

22°10′B 99°00′Đ / 22,167°B 99°Đ / 22.167; 99.000
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Bang Wa)
Ngõa Bang
Mēng Vax / 佤邦
Quốc kỳ Quốc huy
Bản đồ
Vị trí của
Vị trí của
Ngõa Bang theo tuyên bố của quân Liên Ngõa (lục) tại Myanma (xám đậm)
Quốc ca
Aux muih Meung Vax
我爱佤邦
("Ngã ái Ngõa Bang")
Hành chính
Ủy ban quân sự
Tổng tư lệnh quân Liên hiệp Ngõa BangBào Hữu Tường (鲍有祥)[1]
Phó Tổng tư lệnh quân Liên hiệp Ngõa BangTriệu Trung Đan (赵忠丹) ...
Thủ đôPangkham (邦康)
22°10′B 99°11′Đ / 22,167°B 99,183°Đ / 22.167; 99.183
Múi giờMST (UTC+06:30)
Lịch sử
Độc lập từ từ Myanmar
17 tháng 4 năm 1989Tuyên bố
Công nhậnKhông được công nhận
Ngôn ngữ chính thứcTiếng Ngỗa, Quan thoại Tây Nam
Ghi chú

  • ...

Bang Wa (tiếng Wa: Mēng Vax, Mường Ngoã; tiếng Trung: 佤邦; bính âm: Wǎ Bāng, Ngõa Bang) là một tổ chức nhà nước không được công nhận tại Myanmar và khu vực do thể chế này kiểm soát nay được xếp chính thức vào Khu đặc biệt Wa 2 ở phía bắc bang Shan.[2][3] Thủ đô hành chính của Ngõa Bang là Pangkham (tiếng Trung: 邦康; Hán-Việt: Bang Khang; bính âm: Bāngkāng, trước đây gọi là Panghsang, 邦桑, Bang Tang). Tên gọi Ngõa Bang bắt nguồn từ dân tộc chủ yếu ở đây là Người Ngõa, một dân tộc nói tiếng Ngõa, là ngôn ngữ thuộc ngữ hệ Nam Á. Dân số Ngõa Bang được ước tính là khoảng 558.000. Nhiều người Ngõa tin theo thuyết vật linh, và một bộ phận nhỏ cư dân tin theo Phật giáo hay Ki-tô giáo. người Ngõa từng bị gọi là "man rợ" do họ có phong tục săn đầu người.

Chính trị và xã hội

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngõa Bang được phân chia thành khu vực phía bắc và phía nam và hai vùng này tách biệt với nhau; vùng phía nam giáp với Thái Lan, có diện tích 13.000 km² với 200.000 cư dân. Tổng diện tích khu vực do Ngõa Bang kiểm soát là 17.000 km². Các lãnh đạo chính trị của Ngõa Bang hầu hết đều là người Ngõa. Chính phủ Ngõa Bang mô phỏng theo nhiều đặc điểm của chính phủ Trung Quốc, có một Ủy ban Trung ương và một đảng cầm quyền gọi là Đảng Liên hiệp Ngõa Bang. Trong khi Ngõa Bang có quyền tự trị cao độ trên thực tế trước sự kiểm soát của chính phủ Myanma,[4][5] mối quan hệ giữa họ dựa trên sự cùng tồn tại hòa bình và Ngõa Bang công nhận chủ quyền của chính phủ Trung ương đối với toàn bộ Myanma.[6] Do tiếng Ngõa không có chữ viết, ngôn ngữ làm việc của chính phủ Ngõa Bang là tiếng Hán.[7][8][9]

Cơ quan hành chính cao nhất của Ngõa Bang là Chính phủ nhân dân (tương đương với Nhà nước và Chính phủ ở các nước khác), đứng đầu là Chủ tịch Chính phủ đồng thời cũng là Tổng tư lệnh quân đội, người hiện nay nắm giữ quyền lãnh đạo là Bào Hữu Tường (tên tiếng Wa: Tax Log Pang)

Các chương trình truyền hình tại Ngõa Bang được phát bằng tiếng phổ thông Trung Quốc. Hàng hóa tại Ngõa Bang được đưa đến từ Trung Quốc, và Nhân dân tệ được sử dụng trong trao đổi. China Mobile đã phủ sóng di động trên một số phần của Ngõa Bang.[6]

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong một thời gian dài, các bộ lạc người Ngõa phân tán xung quanh núi Kawa, không có sự cai quản thống nhất. Dưới thời nhà Thanh, khu vực trở nên tách biệt với sự kiểm soát quân sự bộ lạc của người Thái.

Từ cuối thập niên, trong Nội chiến Trung Quốc, tàn dư của Quốc dân Cách mạng quân đã rút lui vào trong lãnh thổ Miến Điện khi lực lượng cộng sản nắm quyền kiểm soát Trung Quốc đại lục. Bên trong khu vực xung quanh núi Kawa, quân Quốc Dân đảng thuộc sư đoàn 237 của quân đoàn 8 và sư đoàn 93 của quân đoàn 26 đã giữ vững vị trí của họ để chuẩn bị cho một cuộc phản kích vào Trung Quốc đại lục. Dưới sức ép từ Liên Hợp Quốc, cuộc phản công bị hủy bỏ và đội quân này được trệu hồi đến miền Bắc Thái Lan và sau đó được đưa đến Đài Loan; tuy nhiên, một số binh sĩ đã quyết định ở lại Miến Điện. Phía đông sông Salween, các nhóm du kích bộ lạc bản địa thực hiện kiểm soát với sự giúp đỡ của Miến Điện Cộng Sản Đảng.

Trong thập niên 1960, Miến Điện Cộng sản Đảng để mất căn cứ hoạt động tại miền Trung Miến Điện, và với sự giúp đỡ của những người cộng sản Trung Quốc, họ mở rộng hoạt động tại khu vực biên giới. Nhiều thanh niên trí thức từ Trung Quốc đã gia nhập Miến Điện Cộng sản Đảng, và các lực lượng này cũng hấp thụ nhiều du kích địa phương. Những người cộng sản Miến Điện đã giành được quyền kiểm soát đối với Pangkham, và nơi đây trở thành căn cứ cho các hoạt động của họ. người Ngõa, cũng như các dân tộc khác, đã đấu tranh để giành quyền tự trị từ Miến Điện, họ ủng hộ Miến Điện Cộng sản Đảng.

Đến cuối thập niên 1980, các dân tộc thiểu số ở đông bắc Miến Điện trở thành một thế lực chính trị tách biệt với Miến Điện Cộng sản Đảng . Vào ngày 17 tháng 4 năm 1989, lực lượng vũ trang của Bào Hữu Tường tuyên bố ly khai khỏi Miến Điện Cộng sản Đảng, và thành lập Đảng các dân tộc Myanma Liên hiệp, sau đó trở thành đảng Ngõa Bang Liên hiệp. Sau sự sụp đổ của Đảng Cương lĩnh Xã hội Miến Điện (BSPP) do Ne Win kiểm soát tại Miến Điện, Ngõa Bang thiết lập các thỏa thuận ngừng bắn và hòa bình với chế độ quân sự mới, Hội đồng Hòa bình và Phát triển Liên bang (SLORC).

Căng thẳng giữa chính phủ Trung ương và Ngõa Bang đã lên cao vào năm 2009.[10] Trong thời gian này, sáng kiến hòa bình do Ngõa Bang đề xuất đã bị chính phủ Myanma từ chối.[11] Ngày 27 tháng 4 năm 2010, chính phủ Myanma cảnh báo rằng hai bên có thể bị đẩy vào xung đột hơn nữa.[12]

Phân chia

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngõa Bang gồm có bảy huyện được chính phủ Myanma nhìn nhận thuộc về bang Shan. Bên trong, Ngõa Bang chia lãnh thổ của mình thành 15 huyện.

Địa lý và kinh tế

[sửa | sửa mã nguồn]

Khu vực Ngõa Bang chủ yếu là núi non, với các thung lũng sâu. Những điểm thấp nhất của Ngõa Bang cao xấp xỉ 600 mét so với mực nước biển, các đỉnh cao nhất vượt quá 3000 mét. Ban đầu, Ngõa Bang dựa nhiều vào sản xuất thuốc phiện.[13] Với sự hỗ trợ của Trung Quốc, đã có một sự chuyển dịch hướng sang các đồn điền trồng cao suchè.[14] Năm 2005, Quân Ngõa Bang Liên hiệp tuyên bố Ngõa Bang là một khu vực không có ma túy và trồng anh túc bị cấm.[15][16] Do việc tái định cư người dân từ vùng núi xuống thung lũng màu mỡ,[17] Ngõa Bang cũng trồng lúa nước, ngô và rau xanh. Ngõa Bang phụ thuộc lớn về mặt kinh tế vào Trung Quốc, với các giúp đỡ tài chính và cung cấp các cố vấn quân sự và dân sự cùng vũ khí.[18][19] Ngõa Bang có 82 dặm (133 km) biên giới với Trung Quốc.[20]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ [1] Lưu trữ 2013-10-13 tại Wayback Machine Quote: "Officially, Bao Youxiang is still the President of the Wa State Government and Commander-in-Chief of the United Wa State Army," said a Thai security officer, a ten-year veteran on the Thai-Burma border
  2. ^ 2004-12-29, 佤帮双雄 Lưu trữ 2005-05-25 tại Wayback Machine, Phoenix TV
  3. ^ Soldiers of Fortune Lưu trữ 2013-08-24 tại Wayback Machine, Time Magazine. Quote: In return for keeping the peace, the UWSA was given full autonomy over what the regime termed "Special Region No. 2," which Bao christened "Wa state."
  4. ^ 2009年9月, 不透明さ増すミャンマー情勢:2010年総選挙に向けて Lưu trữ 2013-01-06 tại Wayback Machine, IDE-JETRO
  5. ^ 2011年11月15日, 地図にない街、ワ州潜入ルポが凄い『独裁者の教養』, エキサイトレビュー
  6. ^ a b 2011-10-13, 缅甸佤邦竟然是一个山寨版的中国 Lưu trữ 2016-11-26 tại Wayback Machine, 军情观察
  7. ^ Interactive Myanmar Map Lưu trữ 2013-07-08 tại Wayback Machine, The Stimson Center
  8. ^ Wa Lưu trữ 2013-09-15 tại Wayback Machine, Infomekong
  9. ^ General Background of the Wa Lưu trữ 2005-09-29 tại Wayback Machine. Quote: The official languages (designated by the current UWSP administration) are Mandarin and Wa.
  10. ^ Myanmar: Krieg mit Rebellen im Wa-Staat droht
  11. ^ Naypyitaw turns down Wa’s latest proposal
  12. ^ Shan rebel leader warns Burma Army
  13. ^ http://www.asienhaus.de/public/archiv/focus26-045.pdf
  14. ^ "China develops more substitute crops for opium poppy in bordering countries". Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 4 năm 2014. Truy cập ngày 16 tháng 1 năm 2013.
  15. ^ [2] Quote: Angaben der UN-Organisation zur Drogenbekämpfung UNODC und weiterer Beobachter zufolge droht durch die Ausführung des Plans zur Eliminierung des Opiumanbaus bis 2005 eine ernste humanitäre Krise der vom Opiumanbau abhängigen Bauern.
  16. ^ http://www.unodc.org/pdf/myanmar/myanmar_strategic_programme_framework.pdf
  17. ^ http://www.ibiblio.org/obl/docs3/BN2005-02-25.html
  18. ^ “China remains the UWSA's sole patron and arms supplier”. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 16 tháng 1 năm 2013.
  19. ^ China Connection
  20. ^ “ARCHIVES”. The Irrawaddy. Truy cập 20 tháng 10 năm 2015.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]