Bước tới nội dung

Anthobaphes violacea

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Anthobaphes)
Anthobaphes violacea
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Aves
Bộ (ordo)Passeriformes
Họ (familia)Nectariniidae
Chi (genus)Anthobaphes
Cabanis, 1850
Loài (species)A. violacea
Danh pháp hai phần
Anthobaphes violacea
(Linnaeus, 1766)
Danh pháp đồng nghĩa
  • Certhia violacea Linnaeus, 1766
  • Nectarinia violacea (Linnaeus, 1766)

Anthobaphes violacea là loài duy nhất trong chi Anthobaphes; dù có khi nó được đặt trong Nectarinia. Loài hút mật này đặc hữu môi trường sống fynbos ở tây nam Cộng hòa Nam Phi. Chúng thể hiện dị hình giới tính: con mái màu lục ôliu còn con trống có màu vàng hay cam dưới mặt bụng; còn đầu, cổ, lưng màu lục, lam hay tím tươi. Loài này hiện được IUCN xếp vào nhóm loài ít quan tâm. Tuy vậy, đô thị hóa, sự mở rộng đất trồng, và cháy fynbos đều ảnh hưởng lên chúng.[1]

Năm 1760, nhà động vật học Pháp Mathurin Jacques Brisson mô tả loài chim này trong tác phẩm Ornithologie dựa trên một mẫu vật thu nhặt từ mũi Hảo Vọng. Ông đặt nó tên tiếng Pháp Le petit grimpereau a longue queue du Cap de Bonne Espérance và tên tiếng Latinh Certhia Longicauda Minor Capitis Bonae Spei.[2] Năm 1766 nhà tự nhiên học Thụy Sĩ Carl Linnaeus cập nhật Systema Naturae trong ấn bản thứ 12, ông thêm 240 loài mà Brisson đã mô tả trước đó.[3] Ông cho loài này danh pháp hai phần Certhia violacea.[4] Nó được nhà điểu học Jean Cabanis xếp vào chi Anthobaphes năm 1850.[5]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b BirdLife International (2012). Nectarinia violacea. Sách Đỏ IUCN các loài bị đe dọa. Phiên bản 2012.1. Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế. Truy cập ngày 16 tháng 7 năm 2012.
  2. ^ Brisson, Mathurin Jacques (1760). Ornithologie, ou, Méthode contenant la division des oiseaux en ordres, sections, genres, especes & leurs variétés (bằng tiếng Pháp và La-tinh). 3. Paris: Jean-Baptiste Bauche. tr. 649–651, Plate 33 fig 6. The two stars (**) at the start of the section indicates that Brisson based his description on the examination of a specimen.
  3. ^ Allen, J.A. (1910). “Collation of Brisson's genera of birds with those of Linnaeus”. Bulletin of the American Museum of Natural History. 28: 317–335. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 9 năm 2012. Truy cập ngày 5 tháng 12 năm 2018.
  4. ^ Linnaeus, Carl (1766). Systema naturae: per regna tria natura, secundum classes, ordines, genera, species, cum characteribus, differentiis, synonymis, locis (bằng tiếng La-tinh). 1, Part 1 (ấn bản thứ 12). Holmiae (Stockholm): Laurentii Salvii. tr. 188.
  5. ^ Cabanis, Jean; Heine, Ferdinand (1850). Museum Heineanum: Verzeichniss der ornithologischen Sammlung des Oberamtmann Ferdinand Heine, auf Gut St. Burchard vor Halberstadt (bằng tiếng Đức và La-tinh). 1. Halbertstadt: R. Frantz. tr. 103.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]