Bước tới nội dung

Họ Ô rô

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Acanthaceae)
Họ Ô rô
Ô rô núi Acanthus montanus
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Eudicots
(không phân hạng)Asterids
Bộ (ordo)Lamiales
Họ (familia)Acanthaceae
Juss., 1789[1][2]
Chi điển hình
Acanthus
L., 1753
Các phân họ[1]
Danh pháp đồng nghĩa
  • Avicenniaceae Miq., nom. cons.
  • Justiciaceae Raf.
  • Mendonciaceae Bremek.
  • Meyeniaceae Sreem.
  • Nelsoniaceae Sreem.
  • Thunbergiaceae Lilja[1]

Họ Ô rô (danh pháp khoa học: Acanthaceae) là một họ thực vật hai lá mầm trong thực vật có hoa, chứa khoảng 214-250 chi (tùy hệ thống phân loại) và khoảng 2.500-4.000 loài, trong khi đó các hệ thống phân loại của APG chấp nhận ít chi hơn nhưng lại nhiều loài hơn (khoảng 220 chi và khoảng 4.000 loài).[3]

Phần lớn là cây thân thảo, cây bụi hay dây leo nhiệt đới; một số có gai. Chỉ có một số ít loài sinh sống trong khu vực ôn đới, bốn trung tâm phân bổ chính là khu vực Indo-Malaya, châu Phi, BrasilTrung Mỹ. Các đại diện của họ này có thể được tìm thấy ở gần như mọi môi trường sinh sống, chẳng hạn trong các rừng rậm và rừng thưa, trong các bụi cây hay trên các cánh đồng và thung lũng ẩm ướt, ven biển và trong các khu vực biển, đầm lầy như là một thành phần của các rừng đước.

Đặc điểm

[sửa | sửa mã nguồn]

Các loài trong họ này có các lá đơn, mọc đối xếp chéo chữ thập với mép lá nhẵn (hoặc đôi khi có răng cưa hay thùy). Lá có thể chứa các nang sỏi, nhìn thấy dưới dạng các sọc trên bề mặt. Hoa hoàn hảo, đối xứng hai bên tới gần như đối xứng tỏa tia, các hoa này mọc thành một cụm hoa hoặc là kiểu cành hoa hoặc kiểu xim. Thông thường có lá bắc nhiều màu sắc đối diện với mỗi hoa; ở một vài loài thì lá bắc lớn và sặc sỡ. Đài hoa thông thường là loại 4-5 thùy; tràng hoa hình ống, 2 môi hay 5 thùy; các nhị hoa hoặc là 2 hay 4 được sắp xếp thành cặp và lồng vào tràng hoa; bầu nhụy lớn, 2-lá noãn, với kiểu đính noãn gắn trụ. Quả là loại quả nang 2 ngăn, nứt ra có phần hơi mạnh. Ở phần lớn các loài, hạt gắn liền với cuống móc nhỏ (một loại cán phôi biến đổi) để đẩy chúng ra khỏi quả nang. Hạt là loại không có nội nhũ với các phôi lớn.

Loài quen thuộc với khu vực ôn đới là Acanthus mollis hay ô rô gấu, một loài cây thân thảo sống lâu năm với các lá lớn và cành hoa cao tới 2 m. Các chi nhiệt đới quen thuộc với những người làm vườn có ThunbergiaJusticia.

Chi Mắm (Avicennia), thông thường được đặt trong họ Verbenaceae hay trong họ của chính nó, Avicenniaceae, được Angiosperm Phylogeny Group đưa vào họ Acanthaceae trên cơ sở của nghiên cứu phát sinh loài ở mức phân tử chỉ ra rằng nó cần được gắn liền với họ này.

Phân loại

[sửa | sửa mã nguồn]

Họ này được phân chia thành các phân họ và tông như sau:

Các tông Barlerieae, Andrographideae, Whitfieldieae và nhóm Neuracanthus hợp lại thành cái gọi là nhánh BAWN.

  • Phân họ Thunbergioideae Kosteletzky: Khoảng 5 chi và 190 loài. Các chi đa dạng nhất Thunbergia (90-150 loài), Mendoncia (90 loài). Phân bố chủ yếu tại châu Mỹ nhiệt đới, châu Phi đại lục, Madagascar; một ít loài tại Đông Nam Á và Malesia.

Phân họ Avicennioideae

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Phân họ Avicennioideae Miers: 1 chi, 8 loài. Đôi khi tách riêng thành họ Avicenniaceae.

Thư viện ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Liêt kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Acanthaceae[liên kết hỏng] trong Đa dạng sự sống.[liên kết hỏng]
  • Acanthaceae Lưu trữ 2006-02-02 tại Wayback Machine trong L. Watson và M.J. Dallwitz (1992 trở đi). Các họ thực vật có hoa: Miêu tả, minh họa, nhận dạng, thông tin tra cứu. Lưu trữ 2007-01-03 tại Wayback Machine http://delta-intkey.com Lưu trữ 2007-01-03 tại Wayback Machine
  • Schwarzbach, Andrea E. and McDade, Lucinda A. (2002). “Phylogenetic relationships of the mangrove family Avicenniaceae based on chloroplast and nuclear ribosomal DNA sequences”. Systematic Botany. 27: 84–98.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết) (abstract here).

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c “Family: Acanthaceae Juss., nom. cons”. Germplasm Resources Information Network. USDA. ngày 17 tháng 1 năm 2003. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2011.
  2. ^ Angiosperm Phylogeny Group (2009). “An update of the Angiosperm Phylogeny Group classification for the orders and families of flowering plants: APG III”. Botanical Journal of the Linnean Society. 161 (2): 105–121. doi:10.1111/j.1095-8339.2009.00996.x.
  3. ^ Acanthaceae trên website của APG. Tra cứu ngày 08-12-2020.