Bước tới nội dung

Saturn AL-31

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ AL-31)
AL-31
Mẫu AL-31FN
Kiểu Động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt
Quốc gia chế tạo  Nga
Lược sử hoạt động
Lắp đặt chủ yếu trong
  • Sukhoi Su-27
  • Sukhoi Su-30
  • Sukhoi Su-35
  • Chengdu J-10
  • Lược sử chế tạo
    Nhà thiết kế Arkhip Mikhailovich Lyulka
    Năm thiết kế Đầu thập niên 1970 - 1985
    Nhà sản xuất NPO Saturn
    Giai đoạn sản xuất 1981 - nay
    Biến thể
  • AL-31F
  • AL-31FP
  • AL-31A Series 3
  • AL-31FN
  • AL-31FM1
  • R-32
  • AL-31ST
  • AL-41F1
  • AL-41F1S
  • Thông số (AL-31F)
    Chiều dài 4.945 mm
    Đường kính 910 mm
    Chiều cao 1.277 mm
    Trọng lượng 1.570 kg
    Hiệu suất (AL-31F)
    Lực đẩy
  • 74,5 kN (16.700 lbf) bình thường
  • 122,58 kN (27.560 lbf) khi sử dụng đốt sau
  • Hệ số nén 23:1
    Hệ số hai viền khí 0,571:1
    Lượng đối lưu khí 110 kg/s
    Nhiệt độ đầu vào của tuốc bin 1.327-1.427 độ C (1.600-1.700 độ K)
    Mức tiêu thụ nhiên liệu
  • 0,75 (Kg/h)/kgf
  • 1,92 (Kg/h)/kgf đốt sau
  • Tỷ lệ lực đẩy trên trọng lượng 8,22:1
    Cấu tạo (AL-31F)
    Loại máy nén 4 cánh quạt và 9 chu kỳ nén
    Loại buồng đốt Hình khuyên
    Loại tuốc bin 2 giai đoạn đơn

    AL-31 là loại động cơ turbine phản lực cánh quạt thế hệ thứ hai viền khí thấp có chức năng đốt sau do Lyulka - nay là NPO Saturn - của Liên Xô/Nga phát triển. Việc thiết kế động cơ này bắt đầu từ đầu năm 1970, các cuộc thử nghiệm cấp quốc gia đã hoàn tất để đưa vào sản xuất và sử dụng năm 1985. Trong năm 1981 thì loại động cơ này được chế tạo thí điểm ở Hiệp hội công nghiệp động cơ tại Ufa. Nhưng sau khi nhà thiết kế Arkhip Mikhailovich Lyulka mất thì việc chế tạo và phát triển chuyển sang cho NPO Saturn. Nó được thiết kế chủ yếu để sử dụng cho máy bay tiêm kích Sukhoi Su-27 nhưng sau đó được phát triển để sử dụng cho các loại máy bay khác thông qua các phiên bản khác. Hiện tại, loại động cơ này được trang bị cho tất cả các máy bay thuộc dòng Su-27 và gần như toàn bộ tiêm kích Chengdu J-10 của Trung Quốc.

    Động cơ được thiết kế dưới dạng khối có thể tháo ráp gồm 14 phần để có thể dễ dàng bảo trì và sửa chữa. Động cơ có hệ thống tản nhiệt tốt có thể hoạt động ở độ cao lớn với tốc độ Mach 2 bất kể đang bay bình thường hay bay ngược đầu xuống đất cũng như có hệ thống điều chỉnh chống quán tính để cung cấp nhiên liệu, giúp động cơ hoạt động ổn định khi máy bay ngừng đột ngột khi thực hiện thao tác hay tăng tốc bất ngờ khi đốt sau mà không làm đứt quảng việc cung cấp nhiên liệu. Động sau đó được nâng cấp tích hợp thêm lực đẩy vector, giúp máy bay trở nên cơ động hơn.

    Các phiên bản

    [sửa | sửa mã nguồn]
    • AL-31F: Phiên bản cơ bản sử dụng trên tiêm kích Su-27 và các biến thể của nó.
    • AL-31FP: Điểm khác biệt của động cơ này với AL-31F là lực đẩy vector được kiểm soát 3 chiều giúp tăng đáng kể tính cơ động của máy. Lực đẩy vector có thể điều chỉnh ± 16° theo chiều dọc và ± 15° theo hai hướng. Loại động cơ này được lắp đặt trên các chiến đấu cơ thế hệ 4 như Su-30Su-37.
    • R-32: Mẫu động cơ thử nghiệm cho mẫu thử nghiệm P-42 phát triển từ Su-27. Với công suất lực đẩy tăng lên 13.600 kg.
    • AL-31A Series 3: Bổ sung chức năng đốt sau tăng lực đẩy lên 12.800 kg sử dụng trong một thời gian ngắn để cất cánh hoặc trong trường hợp khẩn cấp cần tốc độ.
    • AL-31FN: Loại động cơ này dùng để trang bị cho tiêm kích J-10 của Trung Quốc với vị trí gắn thấp hơn và lực đẩy tăng thêm 200 kgf.
    • AL-31FM1: Mẫu nâng cấp dùng để trang bị cho các biến thể hiện đại hóa của tiêm kích Su-27 là Su-27SM/SM2/SM3/SKM cũng như Su-34. Với lực đẩy tăng thêm 1.000 kgf mà không tăng kích thước cũng như trọng lượng của động cơ và mức tiệu thụ nhiên liệu cũng giảm xuống. Hệ thống điều chỉnh lực đẩy vector 3 chiều cũng được cải tiến.
    • AL-41F1S: Phiên bản nâng cấp mạnh tay kết hợp với khả năng kiểm soát lực đẩy vector 3 chiều sử dụng cho máy bay tiêm kích thế hệ 4,5 Su-35S với lực đẩy cơ bản là 86,3 kN (19.400 lb) và 142 kN (32.000 lb) khi sử dụng đốt sau.
    • AL-41F1: Bản nâng cấp khác dự định sử dụng cho máy bay tiêm kích tàng hình thế hệ 5 Su-57. Với trọng lượng là 1.420 kg, lực đẩy khi đốt sau là 33.000 lbs (147 kN). Tỷ lệ lực đẩy trên trọng lượng là 10,5:1.
    • AL-31ST: Phiên bản dùng để phát điện của AL-31F với công suất 16 MW sử dụng trong các nhà máy nhiệt điện sử dụng khí tự nhiên.


    Liên kết ngoài

    [sửa | sửa mã nguồn]

    Tư liệu liên quan tới Saturn AL-31 tại Wikimedia Commons