Bước tới nội dung

Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ AIIB)
Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạng tầng châu Á
Tên viết tắtAIIB
Thành lập
  • 4 tháng 10 năm 2014 (Ban thư ký đa phương lâm thời)
  • 25 tháng 12 năm 2015
LoạiTổ chức khu vực
Vị thế pháp lýHiệp định (chưa thi hành)
Mục đíchCho vay tín dụng
Trụ sở chínhBắc Kinh, Trung Quốc
Vùng phục vụ
châu Á, kể cả châu Đại Dương
Thành viên
1 thành viên sáng lập
  • [1]
Ngôn ngữ chính
Tiếng Anh[2]
Tổng thư ký
Kim Lập Quần (Ban thư ký đa phương lâm thời để thành lập AIIB)
Cơ quan chính
  • Ban thư ký
    đa phương lâm thời[3]
  • Ban giám đốc
Trang webwww.aiibank.org

Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á (tiếng Anh: Asian Infrastructure Investment Bank, viết tắt: AIIB) là một tổ chức tài chính quốc tế đang trong quá trình thành lập với mục tiêu là hỗ trợ việc xây dựng cơ sở hạ tầng ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Tổ chức này là sáng kiến của chính quyền Trung Quốc[4] và được sự ủng hộ của các Thành viên Sáng lập Dự kiến bao gồm 37 nước trong khu vực và 20 nước ngoài khu vực, 51 trong số đó đã ký Điều khoản Thỏa thuận để hình thành cơ sở pháp lý cho ngân hàng. Các nước có GDP lớn nhưng không phải quốc gia sáng lập là Hoa Kỳ, Nhật Bản và Canada.

Một số người xem AIIB là đối thủ của IMF, Ngân hàng Thế giớiNgân hàng Phát triển châu Á (ADB),[5] vốn là những tổ chức tài chính được xem là bị chi phối bởi các nước phát triển như Hoa Kỳ. Liên Hợp Quốc xem việc mở ra AIIB là sự "mở rộng quy mô tài chính cho phát triển bền vững"[6] cho các mối quan tâm của Quản trị Kinh tế Toàn cầu.[7]

Trung Quốc đề xuất ý tưởng thành lập ngân hàng này vào năm 2013[8] và sáng kiến này được ra mắt tại một buổi lễ ở Bắc Kinh vào tháng 10 năm 2014.[9] Các Điều khoản Thỏa thuận đã được 50 Thành viên Sáng lập Dự kiến ký kết vào ngày 29 tháng 6 năm 2015, và sẽ trở thành một thành viên chính thức sau khi được từng chính phủ thông qua. Đến tháng 7 năm 2015, có một quốc gia (Myanmar) đã chính thức thông qua thỏa thuận.[1]

Bối cảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Nguyên nhân cho sáng kiến thành lập là do sự không hài lòng của Trung Quốc về ưu thế của Hoa Kỳ trong quỹ IMF, mà theo Trung Quốc không công bằng về sự phân chia quyền lực toàn cầu.[10] Vì Hoa Kỳ từ chối, không chịu thay đổi về tỷ lệ lá phiếu, Trung Quốc bắt đầu từ năm 2013 bỏ ra những nỗ lực để hình thành nhà băng này.

Nền tảng pháp lý và Thành viên

[sửa | sửa mã nguồn]
Bản ghi nhớ
Tên đầy đủ:
  • BẢn ghi nhớ về việc thành lập Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á
{{{image_alt}}}
  Bên ký kết tiềm năng
  Bên ký kết (trong khu vực)
  Tham gia (ngoài khu vực)
  Bên ký kết (ngoài khu vực)
Ngày kí29 tháng 6 năm 2015
Nơi kíBắc Kinh, Trung Quốc
Ngày đưa vào hiệu lựcchưa thi hành
Điều kiệnĐược 10 quốc gia thông qua, bao gồm 50% vốn pháp định
Bên kí50
Bên tham gia1[1]
Người gửi lưu giữChính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
Ngôn ngữTiếng Trung, tiếng Anh (dùng trong tranh chấp) và tiếng Pháp

Bản ghi nhớ là nền tảng pháp lý cho việc thành lập Ngân hàng. 57 thành viên sáng lập dự kiến có tên trong Phụ lục A của biên bản sẽ đủ quyền ký kết và thông qua Bản ghi nhớ, và trở thành thành viên của Ngân hàng. Các quốc gia là thành viên của Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Quốc tế hoặc Ngân hàng Phát triển châu Á vẫn có thể trở thành thành viên sau khi được phê chuẩn gia nhập.[11]

Biên bản được các Thành viên Sáng lập Dự kiến thỏa thuận các điều khoản, với Hồng Kông tham gia qua đại diện Trung Quốc.[12][13]

Các thành viên sáng lập

[sửa | sửa mã nguồn]

57 Thành viên Sáng lập Dự kiến có thể trở thành Thành viên Sáng lập bằng cách:

  • Ký kết Bản Ghi nhớ trong năm 2015
  • Thông qua Bản Ghi nhớ trong năm 2015 hoặc 2016

Đến tháng 7 năm 2015, có 50 quốc gia đã ký Bản ghi nhớ, một trong số đó đã thông qua. Bảy quốc gia ký cam kết thành lập nhưng không ký vào Bản ghi nhớ vào ngày ngày 29 tháng 6.[14][15] Các bước để trở thành Thành viên Sáng lập được ghi ở dưới, cũng như phần trăm phiếu bầu và cổ phần, nếu giả sử toàn bộ thành viên sáng lập dự kiến đều trở thành thành viên chính thức, và không có thành viên nào khác gia nhập.

Quốc gia (Khu vực) Thành viên Sáng lập
Dự kiến
Ký kết
(Bản ghi nhớ)[1]
Thông qua
(Bản ghi nhớ)[1]
Vốn góp % số vốn góp % phiếu bầu
 Trung Quốc* (sáng lập) 24 tháng 10 năm 2014 29 tháng 6 năm 2015 297.804 30,34 26,06
 Úc 3 tháng 4 năm 2015[16] 29 tháng 6 năm 2015 36.912 3,76 3,46
 Áo 11 tháng 4 năm 2015[17] 29 tháng 6 năm 2015 5.008 0,51 0,70
 Azerbaijan 15 tháng 4 năm 2015[18] 29 tháng 6 năm 2015 2.541 0,26 0,48
 Bangladesh* 24 tháng 10 năm 2014 29 tháng 6 năm 2015 6.605 0,67 0,83
 Brasil 12 tháng 4 năm 2015[19] 29 tháng 6 năm 2015 31.810 3,24 3,02
 Brunei* 24 tháng 10 năm 2014 29 tháng 6 năm 2015 524 0,05 0,31
 Campuchia* 24 tháng 10 năm 2014 29 tháng 6 năm 2015 623 0,06 0,32
 Đan Mạch 12 tháng 4 năm 2015[19] 3.695 0,38 0,58
 Ai Cập 14 tháng 4 năm 2015[20] 29 tháng 6 năm 2015 6.505 0,66 0,83
 Phần Lan 12 tháng 4 năm 2015[19] 29 tháng 6 năm 2015 3.103 0,32 0,53
 Pháp 2 tháng 4 năm 2015[21] 29 tháng 6 năm 2015 33.756 3,44 3,19
 Gruzia 12 tháng 4 năm 2015[19] 29 tháng 6 năm 2015 539 0,05 0,31
 Đức 1 tháng 4 năm 2015[22] 29 tháng 6 năm 2015 44.842 4,57 4,15
 Iceland 15 tháng 4 năm 2015[18] 29 tháng 6 năm 2015 176 0,02 0,28
 Ấn Độ* 24 tháng 10 năm 2014 29 tháng 6 năm 2015 83.673 8,52 7,51
 Indonesia* 25 tháng 11 năm 2014[23] 29 tháng 6 năm 2015 33.607 3,42 3,17
 Iran 7 tháng 4 năm 2015[24] 29 tháng 6 năm 2015 15.808 1,61 1,63
 Israel 15 tháng 4 năm 2015[18] 29 tháng 6 năm 2015 7.499 0,76 0,91
 Ý 2 tháng 4 năm 2015[21] 29 tháng 6 năm 2015 25.718 2,62 2,49
 Jordan 7 tháng 2 năm 2015 29 tháng 6 năm 2015 1.192 0,12 0,37
 Kazakhstan* 24 tháng 10 năm 2014 29 tháng 6 năm 2015 7.293 0,74 0,89
 Hàn Quốc 11 tháng 4 năm 2015[17] 29 tháng 6 năm 2015 37.388 3,81 3,50
 Kuwait 24 tháng 10 năm 2014 5.360 0,55 0,73
 Kyrgyzstan 9 tháng 4 năm 2015[25] 29 tháng 6 năm 2015 268 0,03 0,29
 Lào* 24 tháng 10 năm 2014 29 tháng 6 năm 2015 430 0,04 0,30
 Luxembourg 27 tháng 3 năm 2015[26] 29 tháng 6 năm 2015 697 0,07 0,32
 Malaysia 24 tháng 10 năm 2014 1.095 0,11 0,36
 Maldives 31 tháng 12 năm 2014[23] 29 tháng 6 năm 2015 72 0,01 0,27
 Malta 9 tháng 4 năm 2015[25] 29 tháng 6 năm 2015 136 0,01 0,27
 Mông Cổ* 24 tháng 10 năm 2014 29 tháng 6 năm 2015 411 0,04 0,30
 Myanma* 24 tháng 10 năm 2014 29 tháng 6 năm 2015 1 tháng 7 năm 2015 2645 0,27 0,49
   Nepal* 24 tháng 10 năm 2014 29 tháng 6 năm 2015 809 0,08 0,33
 Hà Lan 12 tháng 4 năm 2015[19] 29 tháng 6 năm 2015 10.313 1,05 1,16
 New Zealand 5 tháng 1 năm 2015[27] 29 tháng 6 năm 2015 4.615 0,47 0,66
 Na Uy 14 tháng 4 năm 2015[20] 29 tháng 6 năm 2015 5.506 0,56 0,74
 Oman* 24 tháng 10 năm 2014 29 tháng 6 năm 2015 2.592 0,26 0,49
 Pakistan* 24 tháng 10 năm 2014 29 tháng 6 năm 2015 10.341 1,05 1,16
 Philippines 24 tháng 10 năm 2014 9.791 1,00 1,11
 Ba Lan 15 tháng 4 năm 2015[18] 8.318 0,85 0,98
 Bồ Đào Nha 15 tháng 4 năm 2015[18] 29 tháng 6 năm 2015 650 0,07 0,32
 Qatar* 24 tháng 10 năm 2014 29 tháng 6 năm 2015 6.044 0,62 0,79
 Nga 14 tháng 4 năm 2015[28] 29 tháng 6 năm 2015 65.362 6,66 5,93
 Ả Rập Saudi 13 tháng 1 năm 2015[29] 29 tháng 6 năm 2015 25.446 2,59 2,47
 Singapore* 24 tháng 10 năm 2014[30] 29 tháng 6 năm 2015 2.500 0,25 0,48
 Nam Phi 15 tháng 4 năm 2015[18] 5.905 0,60 0,77
 Tây Ban Nha 11 tháng 4 năm 2015[17] 29 tháng 6 năm 2015 17.615 1,79 1,79
 Sri Lanka* 24 tháng 10 năm 2014 29 tháng 6 năm 2015 2.690 0,27 0,50
 Thụy Điển 15 tháng 4 năm 2015[18] 29 tháng 6 năm 2015 6.300 0,64 0,81
 Thụy Sĩ 28 tháng 3 năm 2015[31] 29 tháng 6 năm 2015 7.064 0,72 0,87
 Tajikistan 13 tháng 1 năm 2015[29] 29 tháng 6 năm 2015 309 0,03 0,29
 Thái Lan 24 tháng 10 năm 2014[30] 14.275 1,45 1,50
 Thổ Nhĩ Kỳ 10 tháng 4 năm 2015[32] 29 tháng 6 năm 2015 26.099 2,66 2,52
 Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất 5 tháng 4 năm 2015[33] 29 tháng 6 năm 2015 11.857 1,21 1,29
 Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland 28 tháng 3 năm 2015[31] 29 tháng 6 năm 2015 30.547 3,11 2,91
 Uzbekistan* 24 tháng 10 năm 2014 29 tháng 6 năm 2015 2.198 0,22 0,45
 Việt Nam* 24 tháng 10 năm 2014 29 tháng 6 năm 2015 6.633 0,68 0,84
Vốn chưa phân phối 18.486
Tổng cộng 57
37 Khu vực
20 Ngoài khu vực
50
95,06% vốn góp
1
0,27% vốn góp
1.000.000 100,00 100,00

Ghi chú: Các thành viên trong khu vực được tô màu xanh

  • * Ký kết Biên bản ghi nhớ (MOU)
  • Philippines Philippines – Đang xem xét ký kết[34]

Các quốc gia không phải Thành viên Sáng lập Dự kiến

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong các quốc gia không phải là Thành viên Sáng lập Dự kiến, Bỉ, Canada, Cộng hòa Séc,[35] Hungary, Đài Loan và Ukraina đang xem xét gia nhập AIIB với tư cách thành viên. Colombia, Nhật Bản và Hoa Kỳ không có dự định tham gia. Đài Loan,[36] và theo Emergingmarkets.com, Bắc Triều Tiên[37] bị Trung Quốc từ chối tư cách Thành viên Sáng lập Dự kiến.

Lãnh thổ Phụ thuộc

[sửa | sửa mã nguồn]

Bản Ghi nhớ cho phép các lãnh thổ không có chủ quyền cũng có thể trở thành thành viên của ngân hàng. Ngoài các yêu cầu dành cho các quốc gia có chủ quyền, quyền thành viên của lãnh thổ phụ thuộc phải được quốc gia lãnh trách nhiệm ngoại giao cho lãnh thổ đó ủng hộ.

  •  Hồng Kông – Đại diện của Khu hành chính Hồng Kông có tham dự Cuộc họp Thảo luận Chính dành cho các Thành viên Sáng lập Dự kiến vào ngày 30–31 tháng 3 năm 2015 bằng cách tham gia cùng đoàn Trung Quốc,[38] và dạng thức cũng như định danh cho Hồng Kông khi gia nhập AIIB sẽ được quyết định sau khi tiến trình chuẩn bị hoặc thương thảo kết thúc.[39]
  •  Trung Hoa Đài Bắc (Đài Loan) – Đài Loan nộp đơn làm Thành viên Sáng lập Dự kiến của AIIB thông qua Văn phòng Sự vụ Đài Loan, có thể lấy tên "Trung Hoa Đài Bắc" vào ngày 31 tháng 3,[40][41] nhưng bị Ban thư ký Lâm thời Đa phương của AIIB từ chối vào ngày 13 tháng 4, mà không có lý do cụ thể. Tuy vậy Trung Quốc vẫn để ngỏ khả năng Đài Loan sẽ làm thành viên trong tương lai.[36] Phát ngôn viên Bộ ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói rằng Đài Loan nên tránh tình trạng "hai Trung Quốc" hoặc "một Trung Quốc, một Đài Loan".[42]

Các quốc gia khác

[sửa | sửa mã nguồn]

Hoa Kỳ Hoa Kỳ – Không tham gia

  • Các quan chức Hoa Kỳ để thể hiện sự lo ngại về việc AIIB có đảm bảo được tiêu chuẩn quản lý cao hay không, và liệu nó có an toàn về môi trường và xã hội không.[43] Hoa Kỳ được báo cáo là đã dùng áp lực ngoại giao để tìm cách ngăn các đồng minh chủ chốt, như Úc, không tham gia ngân hàng,[44] và thể hiện sự thất vọng khi các nước khác, như Anh, gia nhập.[30][43]

Nhật Bản Nhật Bản – "Đang xem xét" / Không tham gia

  • Masato Kitera, trưởng phái đoàn của Tokyo tại Bắc Kinh, đã từng nói Nhật Bản có thể gia nhập AIIB.[45] Bộ trưởng Tài chính Nhật BảnTarō Asō cũng từng bày tỏ sự quan tâm về việc tham gia AIIB, nhưng sau đó đổi quan điểm. Yoshihide Suga, Thư ký Nội các Nhật Bản, tuyên bố với công chúng rằng Nhật Bản vẫn chờ đợi lời giải thích đầy đủ từ Trung Quốc về AIIB khi ông nói, "Tính đến nay, Nhật Bản sẽ không tham gia AIIB và chúng tôi vẫn chưa nhận được lời giải thích đầy đủ từ phía Trung Quốc" và "Nhật Bản e ngại rằng (AIIB) có được quản trị hợp lý hay nó có làm tổn hại đến các tổ chức tín dụng khác hay không". Ông nói nói rằng Nhật Bản không còn xem xét khả năng gia nhập ngân hàng. Phát ngôn viên Chính phủ Nhật cũng thông báo rằng Nhật sẽ không gia nhập AIIB. Thủ tướng Nhật Bản Shinzō Abe cũng nói thêm rằng Nhật không cần gia nhập ngân hàng.[46]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]

<references>

  1. ^ a b c d e “Articles of Agreement of the Asian Infrastructure Investment Bank”. Government of the Netherlands. Truy cập ngày 17 tháng 7 năm 2015.
  2. ^ “Articles of Agreement - AIIB”. Asian Infrastructure Investment Bank. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 7 năm 2015. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2015.
  3. ^ “About: the Secretariat”. Asian Infrastructure Investment Bank. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 3 năm 2015. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2015.
  4. ^ “21 Asian countries sign MOU on establishing Asian Infrastructure Investment Bank”. Xinhuanet. ngày 24 tháng 10 năm 2014.
  5. ^ Branigan, Tania (ngày 13 tháng 3 năm 2015). “Support for China-led development bank grows despite US opposition”. The Guardian. Truy cập ngày 15 tháng 3 năm 2015.
  6. ^ “World Economic Situation and Prospects 2015” (PDF). United Nations. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2015.
  7. ^ United Nations Financing for Development Office. “Global Economic Governance”. Truy cập ngày 29 tháng 3 năm 2015.
  8. ^ “China says new bank to complement existing institutions”. The Washington Post. ngày 21 tháng 3 năm 2015. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 5 năm 2015. Truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2015.
  9. ^ “Three major nations absent as China launches World Bank rival in Asia”. Reuters. ngày 5 tháng 11 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 10 năm 2015. Truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2015.
  10. ^ China spaltet den Westen - und bringt die Finanzarchitektur ins Wanken, 19.03.2015
  11. ^ “Asian Infrastructure Investment Bank – Articles of Agreement” (PDF). Asian Infrastructure Investment Bank. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 14 tháng 7 năm 2015. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2015.
  12. ^ “Financial Secretary – My Blog – 亞投行”. Government of Hong Kong. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 29 tháng 3 năm 2015.
  13. ^ “The Status of AIIB, About AIIB”. Asian Infrastructure Investment Bank. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2015.
  14. ^ “Seven Stragglers Leave AIIB Crowd at an Even 50”. The Wall Street Journal. ngày 29 tháng 6 năm 2015. Truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2015.
  15. ^ “Government defers signing of deal to join China-led bank”. The Philippine Star. ngày 29 tháng 6 năm 2015. Truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2015.
  16. ^ “Australia approved as AIIB founder”. Xinhua News Agency. ngày 13 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2015.
  17. ^ a b c “Spain, ROK, Austria join AIIB as founding members”. China Daily. ngày 11 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2015.
  18. ^ a b c d e f g “AIIB membership means opportunity for Iceland: official”. Xinhua News Agency. ngày 18 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2015.
  19. ^ a b c d e “Georgia, Denmark, Brazil, Netherlands, Finland Join China's AIIB Bank”. Sputnik. ngày 25 tháng 4 năm 2015.
  20. ^ a b “Egypt, Norway, Russia approved as AIIB founders”. China Daily. ngày 15 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2015.
  21. ^ a b “Italy, France approved as AIIB founding members”. People's Daily. ngày 2 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2015.
  22. ^ “Germany becomes AIIB prospective founding member”. Xinhuanet. Truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2015.
  23. ^ a b “Indonesia becomes 22nd founding member of AIIB”. Xinhua News Agency. ngày 27 tháng 11 năm 2014. Truy cập ngày 28 tháng 11 năm 2014.
  24. ^ “Iran Joins China-Led Asian Bank”. Fars News Agency. ngày 7 tháng 4 năm 2015. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 7 năm 2015. Truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2015.
  25. ^ a b “Malta, Kyrgyzstan join AIIB as founding members”. Truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2015.
  26. ^ “Luxembourg becomes AIIB's prospective founding member”. Xinhua News Agency. ngày 27 tháng 3 năm 2015. Truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2015.
  27. ^ “New Zealand becomes 24th founding member of AIIB”. China Daily. ngày 5 tháng 1 năm 2015. Truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2015.
  28. ^ “Russia officially joins $50bn China-led infrastructure bank”. RT. ngày 14 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2015.
  29. ^ a b “Saudi Arabia, Tajikistan to join Beijing-backed development bank”. Reuters. ngày 13 tháng 1 năm 2015. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2015.
  30. ^ a b c “The infrastructure gap”. The Economist. Truy cập ngày 21 tháng 3 năm 2015.
  31. ^ a b “U.K. and Switzerland follow Brazil to China-backed Asia investment bank”. Reuters. ngày 28 tháng 3 năm 2015. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 3 năm 2015. Truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2015. Đã định rõ hơn một tham số trong |accessdate=|access-date= (trợ giúp)
  32. ^ “Turkey joins AIIB as founding member”. Xinhua News Agency. ngày 11 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2015.
  33. ^ “UAE joins AIIB as prospective founding member”. Gulf News. ngày 5 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2015.
  34. ^ “Philippines, with great need in infrastructures, non-committal in joining China-led financial institution”. Ang Malaya Net. Truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2015.
  35. ^ “Číňané do Asijské rozvojové banky přibrali 57 zemí. Česko se vstupem váhá”. Hospodářské noviny (bằng tiếng Séc). ngày 15 tháng 4 năm 2015.
  36. ^ a b Taiwan unable to become AIIB prospective founding member: China. Truy cập ngày 13 tháng 4 năm 2014.
  37. ^ “No way North Korea' — DPRK refused entry to China-led AIIB”. Emerging Markets. ngày 27 tháng 3 năm 2015. Truy cập ngày 15 tháng 5 năm 2015.
  38. ^ “筹建亚投行第三次谈判代表会议在哈萨克斯坦举行” (bằng tiếng Trung). Ministry of Finance of PRC. ngày 31 tháng 3 năm 2015. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 13 tháng 4 năm 2015.
  39. ^ “香港参加亚投行筹备会议 (Hong Kong attended the preparing meeting of AIIB)” (bằng tiếng Trung). guancha.cn. Truy cập ngày 13 tháng 4 năm 2015.
  40. ^ “Taiwan to apply to join China-backed AIIB investment bank”. Reuters. ngày 31 tháng 3 năm 2015. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2015. Đã định rõ hơn một tham số trong |accessdate=|access-date= (trợ giúp)
  41. ^ “Legislature not against AIIB bid”. Taipei Times. ngày 2 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2015.
  42. ^ “Foreign Ministry Spokesperson Hua Chunying's Regular Press Conference on ngày 31 tháng 3 năm 2015”. .FMPRC. ngày 31 tháng 3 năm 2015. Truy cập ngày 1 tháng 4 năm 2015.
  43. ^ a b Watt, Nicholas; Lewis, Paul; Branigan, Tania (ngày 15 tháng 3 năm 2015). “US anger at Britain joining Chinese-led investment bank AIIB”. The Guardian. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2015.
  44. ^ “Europeans defy US to join China-led development bank”. Financial Times. ngày 16 tháng 3 năm 2015. Australia, a key US ally in the Asia-Pacific region which had come under pressure from Washington to stay out of the new bank, has also said that it will now rethink that position.
  45. ^ “Japan denies plan to join China-led development bank”. Yahoo!. Agence France-Presse. Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2015.
  46. ^ “Taiwan to join China-led regional bank, Japan says not now”. Yahoo!. Elaine Kurtenbach. Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2015.