Bước tới nội dung

Deoksugung

37°33′58″B 126°58′29″Đ / 37,56618°B 126,97485°Đ / 37.56618; 126.97485
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Đức Thọ cung)
Deoksugung
Tên tiếng Triều Tiên
Hangul
Hanja
Romaja quốc ngữDeoksugung
McCune–ReischauerTŏksugung
Hán-ViệtĐức Thọ cung
Kiến trúc hoàng gia bên trong cung điện
Tòa nhà hai tầng Seokeodang

Deoksugung, còn được biết đến với tên gọi Gyeongungung (Khánh Vận cung), là một quần thể cung điện tại Seoul từng được sử dụng làm nơi ở của hoàng gia Triều Tiên từ thời kỳ Joseon đến cuối thế kỉ 19. Cung điện này có vị trí gần ga tòa thị chính Seoul và là nơi đặt Bảo tàng Nghệ thuật Quốc gia. Là một trong năm "Đại cung điện" được các vị vua Joseon xây dựng, Deoksugung đã bị tàn phá nặng nề trong thời kỳ Triều Tiên thuộc Nhật và chỉ còn một phần ba kiến trúc ban đầu còn tồn tại.[1]

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Ban đầu Deoksugung là nơi ở của hoàng tử Wolsan, anh trai của vua Thành Tông. Sau khi các cung điện khác bị phá hủy trong cuộc Chiến tranh Nhật Bản-Triều Tiên năm 1592, Deoksugung trở thành nơi ở của vua mà đầu tiên là vua Tuyên Tổ. Năm 1611, Deoksugung được vua Quang Hải đổi tên thành Khánh Vận Cung. Sau khi nơi ở của hoàng gia được chuyển đến Changdeokgung vào năm 1618, Deoksugung được đổi tên thành Tây Cung và đóng vai trò là một cung điện phụ.

Năm 1897, hoàng đế Cao Tông trở lại cung điện này sau thời gian tị nạn ở Nga và đổi tên nó lại thành Khánh Vận cung. Ông cho mở rộng cung điện và tiếp tục sống ở đây sau khi nhường ngôi cho hoàng đế Thuần Tông. Sau đó cung điện này được đổi tên thành Deoksugung nhằm cầu chúc sự trường thọ cho hoàng đế Cao Tông. Ông qua đời tại Hàm Ninh điện của Deoksugung.

Kiến trúc

[sửa | sửa mã nguồn]
Mùa thu

Các tòa nhà tại Deoksugung mang nhiều phong cách khác nhau và được xây dựng bằng gỗ và vữa. Một số được xây dựng bằng đá nhằm mô phỏng kiến trúc cung điện của phương Tây. Khác với các Đại cung điện khác, khu vườn và đài phun nước của Deoksugung có phong cách phương Tây. Bên ngoài Deoksugung là một con đường men theo bức tường đá bao quanh cung điện.[2]

Hình ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “일제에 의해 훼손된 옛 덕수궁 터 이번엔 미대사관 신축부지로 전락”. Oh My News (bằng tiếng Hàn). 2 tháng 3 năm 2024. line feed character trong |title= tại ký tự số 19 (trợ giúp)
  2. ^ “Deoksugung Palace”. Visit Korea. Truy cập ngày 16 tháng 11 năm 2014.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Hoon, Shin Young (2008). The Royal Palaces of Korea: Six Centuries of Dynastic Grandeur (bìa cứng). Singapore: Stallion Press. ISBN 978-981-08-0806-8.
  • Yoon, Jong-Soon (1992). Beautiful Seoul (bìa mềm). Seoul: Sung Min Publishing House.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]